Tắt QC

Trắc nghiệm địa lí 9 cánh diều bài 19: Thực hành Phân tích tác động của biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 9 cánh diều bài 19: Thực hành Phân tích tác động của biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đồng bằng sông Cửu Long ít xảy ra thiên tai nào sau đây?

  • A. Hạn hán
  • B. Bão.
  • C. Lũ lụt.
  • D. Xâm nhập mặn.

Câu 2: Mùa khô kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long gây ra hậu quả chủ yếu nào sau đây?

  • A. Hiện tượng cháy rừng diễn ra trên diện rộng.
  • B. Thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt.
  • C. Làm tăng độ chua và chua mặn trong đất.
  • D. Sâu bệnh phát triển phá hoại mùa màng.

Câu 3: Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là gì?

  • A. Nhiệt độ trung bình năm đã giảm.
  • B. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
  • C. Mùa khô không rõ rệt.
  • D. Nguồn nước ngầm hạ thấp hơn.

Câu 4: Lũ gây ra ở Đồng bằng sông Cửu Long vào:

  • A. mùa đông.                   
  • B. mùa hè.             
  • C. mùa nồm.                    
  • D. mùa nước nổi.

Câu 5: Chủ động “Sống chung với lũ” để khai thác các nguồn lợi kinh tế do lũ hàng năm đem lại là đặc trưng của vùng nào?

  • A. Đồng bằng sông Hồng.
  • B. Đồng bằng ven biển miền Trung.
  • C. Vùng đồi núi.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 6: Vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là gì?

  • A. Nước ngọt.                                                
  • B. Phân bón.
  • C. Bảo vệ rừng ngập mặn.                                       
  • D. Cải tạo giống.

Câu 7: Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long là gì?

  • A. Xây dựng hệ thống đê điều.
  • B. Chủ động chung sống với lũ.
  • C. Tăng cường công tác dự báo lũ.
  • D. Đầu tư cho các dự án thoát nước.

Câu 8: Chế độ lũ sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm gì?

  • A. Lên chậm, rút chậm.                       
  • B. Lên nhanh, rút nhanh.
  • C. Lên chậm, rút nhanh.                      
  • D. Lên nhanh, rút chậm.

Câu 9: Vào màu khô, khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là gì?

  • A. Xâm nhập mặn.
  • B. Cháy rừng.
  • C. Triều cường.
  • D. Thiếu nước ngọt.

Câu 10: Tại sao tình trạng xâm nhập mặn tại một số tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra ngày càng khắc nghiệt, phức tạp, khó lường và đặc biệt không tuân theo quy luật tự nhiên?

  • A. Việc xây dựng các đập thủy lợi, thủy điện của các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông đã làm giảm lưu lượng chảy của sông Tiền, sông Hậu vào Việt Nam.
  • B. Thượng nguồn không có nước chảy.
  • C. Nhà nước không chịu xả đập trên thượng nguồn đã làm giảm lưu lượng chảy của sông Tiền, sông Hậu vào Việt Nam.
  • D. Hiệu ứng nhà kính.

Câu 11: Tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long, người dân cần chủ động sống chung với lũ?

  • A. Lũ không có tác hại gì lớn, nhưng mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế (bổ sung lớp phù sa, nguồn thuỷ sản nước ngọt, vệ sinh đồng ruộng...).
  • B. Bên cạnh những tác động tiêu cực đối với các hoạt động kinh tế - xã hội mà con người không loại bỏ được, lũ mang đến những nguồn lợi kinh tế.
  • C. Lũ là một loại thiên tai có tính phổ biến mà đến nay con người vẫn chưa tìm ra được biện pháp để hạn chế tác hại.
  • D. Từ lâu đời, sinh hoạt trong mùa lũ là nét độc đáo mang bản sắc văn hoá ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 12: Hãy cho biết giải pháp nào sau đây được cho là quan trọng nhất để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản.
  • B. Tạo ra các giống lúa chịu được phèn, mặn.
  • C. Cần phải có nước ngọt vào mùa khô để thau chua rửa mặn.
  • D. Cần phải duy trì và bảo vệ rừng.

Câu 13: Biện pháp nào sau đây không phù hợp với cải tạo tự nhiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Đẩy mạnh khai thác thủy sản khi có lũ về.
  • B. Lai tạo các giống lúa chịu được phèn, mặn.
  • C. Làm thủy lợi để có nước ngọt vào mùa khô rửa phèn, rửa mặn cho đất.
  • D. Khai phá rừng ngập mặn để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác