Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 7 chân trời sáng tạo học kì II (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 7 chân trời sáng tạo học kì 2 (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Loại thú độc đáo, chỉ có ở châu Đại Dương là?

  • A. Tê giác.
  • B. Thú có túi.
  • C. Chim cánh cụt.
  • D. Hải cẩu.

Câu 2: Nơi hẹp nhất châu Mỹ là?

  • A. Eo đất Trung Mỹ.
  • B. Cực Bắc khu vực Bắc Mỹ.
  • C. Sơn nguyên Mê-hi-cô.
  • D. Cực nam khu vực Nam Mỹ.

Câu 3: Ô-xtrây-li-a đã triển khai chương trình gì để thúc đẩy các phương pháp canh tác mới, phủ xanh đất trống, phổ biến các giải pháp kĩ thuật,..?

  • A. Chương trình trồng rừng.
  • B. Chương trình vệ sinh môi trường.
  • C. Chương trình bảo vệ tài nguyên đất.
  • D. Chương trình quốc gia về chăm sóc đất.

Câu 4: Năm 2019, các quốc gia gồm Bô-li-vi-a, Bra-xin, Cô-lôm-bi-a, Ê-cua-đo, Guy-a-na, Pê-ru, Xu-ri-nam đã kí hiệp ước gì?

  • A. Hiệp ước bảo vệ rừng A-ma-dôn.
  • B. Hiệp ước bảo vệ sông A-ma-dôn.
  • C. Hiệp ước bảo vệ động vật A-ma-dôn.
  • D. Hiệp ước bảo vệ thực vật A-ma-dôn.

Câu 5: Vì sao dân cư Trung và Nam Mỹ tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng ven biển?

  • A. Do dễ dàng định cư.
  • B. Do thuận lợi cho sản xuất.
  • C. Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
  • D. Do dễ di chuyển, đi lại.

Câu 6: Loài thực vật nào sau đây được in trên quốc huy của Ô-xtrây-li-a?

  • A. Thông.
  • B. Phi lao.
  • C. Keo hoa vàng.
  • D. Lim.

Câu 7: Sau khi phát hiện ra châu Mỹ người châu Âu đã làm gì?

  • A. Xâm chiếm châu Mỹ.
  • B. Xâm chiếm thuộc địa ở châu lục mới.
  • C. Đánh dấu lãnh thổ.
  • D. Vẽ bản đồ.

Câu 8: Tại sao phía Bắc Ca-na-đa kinh tế không phát triển?

  • A. Khí hậu khắc nghiệt.
  • B. Thiếu nguồn lao động.
  • C. Địa hình hiểm trở.
  • D. Thiếu nguồn nguyên liệu tại chỗ.

Câu 9: Hai nhà hàng hải lần đầu tiên phát hiện ra châu Nam Cực là người của quốc gia nào?

  • A. Người Pháp.
  • B. Người Đức.
  • C. Người Nga.
  • D. Người Anh.

Câu 10: Vì sao trên lục địa Nam Cực thực vật và động vật không thể tồn tại?

  • A. Khí hậu giá buốt, chỉ bớt lạnh vào mùa hè.
  • B. Khí hậu giá buốt, băng phủ quanh năm.
  • C. Khí hậu giá buốt, mưa quanh năm.
  • D. Khí hậu giá buốt, không có mưa.

Câu 11: Chương trình quốc gia về chăm sóc đất được Ô-xtrây-li-a triển khai năm bao nhiêu?

  • A. 1989.
  • B. 1998.
  • C. 1999.
  • D. 2000.

Câu 12: Hoạt động gì của con người đã gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, là một trong những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu?

  • A. Khai thác khoáng sản quá mức.
  • B. Khai thác đất đai quá mức.
  • C. Khai thác nguồn nước quá mức.
  • D. Khai thác rừng quá mức.

Câu 13: Nhà hàng hải C. Cô-lôm-bô đã thực hiện mấy cuộc hải trình trong giai đoạn 1492-1502?

  • A. 5.
  • B. 4.
  • C. 3.
  • D. 2.

Câu 14: Ngôn ngữ được người dân Trung và Nam Mỹ sử dụng thuộc ngữ hệ?

  • A. Bồ Đào Nha.
  • B. Latinh.
  • C. Anh-điêng.
  • D. Bra-xin.

Câu 15: Để phù hợp với điều kiện khí hậu khô hạn ngành chăn nuôi nào chú trọng phát triển ở Ô-xtrây-li-a?

  • A. Chăn nuôi cừu.
  • B. Chăn nuôi bò.
  • C. Chăn nuôi dê.
  • D. Chăn nuôi lợn.

Câu 16: Châu Mỹ còn được gọi với tên gọi nào sau đây?

  • A. Thế giới mới.
  • B. Tân thế giới.
  • C. Thế giới phẳng.
  • D. Thế giới tách biệt.

Câu 17: Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ có đặc điểm gì?

  • A. Tỉ lệ dân đô thị cao, đứng đầu thế giới.
  • B. Đô thị hóa phát triển nhờ hoạt động nông nghiệp.
  • C. Các đô thị tập trung ven Thái Bình Dương.
  • D. Càng vào sâu trong nội địa, đô thì lớn, tập trung đông.

Câu 18: Tỉ suất tăng dân số tự nhiên của Trung và Nam Mỹ năm 2020 là?

  • A. 1,2%.
  • B. 1,1%.
  • C. 1%.
  • D. 0,9%.

Câu 19: Trên đảo Ta-xma-ni-a phát triển thảm thực vật nào sau đây?

  • A. Hoang mạc.
  • B. Thảo nguyên.
  • C. Xavan.
  • D. Rừng nhiệt đới.

Câu 20: Đặc điểm thời tiết nào sau đây đúng với châu Nam Cực?

  • A. Áp thấp hoạt động quanh năm.
  • B. Nắng mưa thất thường.
  • C. Có gió bão nhiều nhất thế giới.
  • D. Mùa hè hay có mưa đá.

Câu 21: Nhà hàng hải C. Cô-lôm-bô đã xuất phát từ quốc gia nào khi bắt đầu hành trình tìm ra châu Mỹ?

  • A. Tây Ban Nha.
  • B. Bồ Đào Nha.
  • C. Anh.
  • D. I-ta-li-a.

Câu 22: Năm 2020, khu vực rừng A-ma-dôn có mật độ dân số trung bình là?

  • A. 31 người/km$^{2}$.
  • B. 34 người/km$^{2}$.
  • C. 33 người/km$^{2}$.
  • D. 36 người/km$^{2}$.

Câu 23: Việc rừng A-ma-dôn được sử dụng để canh tác nông nghiệp, khai thác khoáng sản, lấy gỗ, làm đường giao thông, phát triển thủy điện trong nhiều năm liền là nguyên nhân dẫn tới vấn đề gì?

  • A. Diện tích rừng tăng lên.
  • B. Diện tích rừng giảm nhẹ.
  • C. Diện tích rừng thay đổi.
  • D. Diện tích rừng bị mất dần.

Câu 24: Người các châu lục khác đến châu Mỹ đã đẩy nhanh quá trình nào?

  • A. Công nghiệp hóa.
  • B. Toàn cầu hóa.
  • C. Giao lưu kinh tế.
  • D. Di cư.

Câu 25: Sự kiện nào dưới đây là bản sắc nền văn hóa bản địa của Ô-xtrây-li-a?

  • A. Lễ hội Ô Va-lây.
  • B. Lễ hội ánh sáng.
  • C. Lễ hội thời trang.
  • D. Lễ hội du lịch.

Câu 26: Khu vực sơn nguyên Guy-a-na có khí hậu?

  • A. Nóng, khô.
  • B. Lạnh, khô.
  • C. Lạnh, mưa nhiều.
  • D. Nóng, ẩm.

Câu 27: Nguyên nhân nào thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ?

  • A. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp.
  • B. Sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ.
  • C. Sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp.
  • D. Sự di dân từ nông thôn lên thành phố tìm việc làm.

Câu 28: Hệ quả địa lí của việc phát kiến ra châu Mỹ là?

  • A. Khẳng định dạng hình cầu của Trái Đất.
  • B. Tìm thêm được châu lục mới.
  • C. Tìm thêm được i sinh sống mới cho con người.
  • D. Khai thác được nhiều tài nguyên.

Câu 29: Lượng mưa trung bình hàng năm ở lục địa Nam Cực là bao nhiêu?

  • A. 160 mm/năm.
  • B. 166 mm/năm.
  • C. 170 mm/năm.
  • D. 176 mm/năm.

Câu 30: Nhà hàng hải C. Cô-lôm-bô đã thực hiện mấy cuộc hải trình trong giai đoạn 1492-1502?

  • A. 5.
  • B. 4.
  • C. 3.
  • D. 2.

Câu 31: Vật nuôi nào được chú trọng phát triển ở Ô-xtrây-li-a?

  • A. Bò.
  • B. Trâu.
  • C. Dê.
  • D. Cừu.

Câu 32: Ô-xtrây-li-a có bao nhiêu loài động vật có vú?

  • A. Hơn 320 loài.
  • B. Hơn 350 loài.
  • C. Hơn 370 loài.
  • D. Hơn 360 loài.

Câu 33: Đồng bằng A-ma-dôn phổ biến với thảm thực vật nào sau đây?

  • A. Rừng lá kim.
  • B. Rừng rậm.
  • C. Rừng ôn đới lá rộng.
  • D. Rừng thưa và xa van.

Câu 34: Số lượng hồ có diện tích trên 5 000km$^{2}$ ở Bắc Mỹ là

  • A. 13.
  • B. 14.
  • C. 15.
  • D. 16.

Câu 35: Vùng phía nam An-đet phát triển rừng cận nhiệt và ôn đới vì?

  • A. Thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt đới.
  • B. Thuộc kiểu khí hậu ôn hòa.
  • C. Thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới.
  • D. Thuộc kiểu khí hậu xích đạo.

Câu 36: Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH RỪNG A-MA-DÔN Ở BRA-XIN GIAI ĐOẠN 1970 - 2019

Năm

1970

1990

2000

2010

2019

Diện tích (triệu km$^{2}$)

4,0

3,79

3,6

3,43

3,39

Nhận xét sự thay đổi diện tích rừng A-ma-dôn.

  • A. Diện tích rừng có xu hướng giảm mạnh.
  • B. Diện tích rừng đang có xu hướng tăng mạnh.
  • C. Diện tích rừng đang có xu hướng giảm nhẹ.
  • D. Diện tích rừng có xu hướng tăng nhẹ.

Câu 37: Khu vực phía đông và đông nam lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu?

  • A. Mát mẻ.
  • B. Nhiệt đới gió mùa.
  • C. Nhiệt đới.
  • D. Núi cao.

Câu 38: Dân số Trung và Nam Mỹ năm 2020 là?

  • A. Gần 654 triệu người.
  • B. Gần 644 triệu người.
  • C. Gần 645 triệu người.
  • D. Gần 656 triệu người.

Câu 39: Các loài cây chịu hạn ở Ô-xtrây-li-a tập được trồng theo hình thức canh tác nào?

  • A. Đa canh.
  • B. Quảng canh.
  • C. Thâm canh.
  • D. Luân canh.

Câu 40: Tốc độ đô thị hóa của Trung và Nam Mỹ diễn ra như thế nào?

  • A. Chậm hơn so với thế giới.
  • B. Bằng mức trung bình thế giới.
  • C. Nhanh hơn tốc độ trung bình thế giới.
  • D. Tốc độ đô thị hóa cao.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác