Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 7 chân trời sáng tạo học kì I

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 7 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Diện tích châu Âu khoảng

  • A. hơn 10 triệu km$^{2}$, đứng thứ thứ 4 trên thế giới.
  • B. hơn 10 triệu km$^{2}$, đứng thứ thứ 5 trên thế giới.
  • C. hơn 15 triệu km$^{2}$, đứng thứ thứ 4 trên thế giới.
  • D. hơn 10 triệu km$^{2}$, đứng thứ thứ 4 trên thế giới.

Câu 2: Châu Âu có trình độ học vấn như thế nào?

  • A. thấp.
  • B. trung bình.
  • C. tương đối cao.
  • D. cao.

Câu 4: Môi trường xích đạo ẩm ở châu Phi phân bố chủ yếu ở đâu?

  • A. Bồn địa Công-gô và vùng duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.
  • B. Phía bắc và phía nam môi trường xích đạo.
  • C. Hoang mạc Xa-ha-ra ở phía bắc hoang mạc Ca-la-ha-ri và Na-mip ở phía nam.
  • D. Dải hẹp ở vùng cực Bắc và cực Nam châu Phi.

Câu 3: Đối với các vùng biển, châu Âu đã thực hiện biện pháp gì để cải thiện môi trường nước biển?

  • A. Thành lập khu bảo tồn biển, quản lí chất thải nhựa...
  • B. Xây dựng các nhà máy tái chế rác thải nhựa.
  • C. Đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nguồn nước ngọt.
  • D. Hợp tác giữa các quốc gia để cùng kiểm soát ô nhiễm trên các dòng sông.

Câu 5: Châu Á tiếp giáp với những đại dương nào?

  • A. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.
  • B. Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Nam Đại Dương.
  • C. Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
  • D. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.

Câu 6: Dãy núi tự nhiên ngăn cách châu Á với châu Âu là

  • A. U-ran.
  • B. Hi-ma-lay-a.
  • C. An-đét.
  • D. Cooc-đi-e.

Câu 7: Dạng địa hình chủ yếu ở châu Phi là

  • A. Bồn địa và sơn nguyên.
  • B. Sơn nguyên và núi cao.
  • C. Núi cao và đồng bằng.
  • D. Đồng bằng và bồn địa.

Câu 8: Đến năm 2019, hai quốc gia có số dân trên 100 triệu người ở châu Phi là

  • A. Cộng hòa Nam Phi và Ê-ti-ô-pi-a.
  • B. Ni-giê-ri-a và Ê-ti-ô-pi-a.
  • C. Ai cập và Ê-ti-ô-pi-a.
  • D. Cộng hòa Nam Phi và Ni-giê-ri-a.

Câu 9: Đặc điểm vị trí địa lí châu Á?

  • A. Tiếp giáp Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
  • B. Là một bộ phận của lục địa Á - Âu.
  • C. Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam.
  • D. Phía Tây tiếp giáp châu Mĩ.

Câu 10: Hai quốc gia nào ở châu Phi có số dân trên 100 triệu người?

  • A. Ai Cập, Li-bi.
  • B. CHND Công-gô, Nam Phi.
  • C. Ê-ti-ô-pi-a, Ni-giê-ri-a.
  • D. Ang-gô-la, Kê-ni-a.

Câu 11: Cơ cấu dân số theo giới tính ở châu Âu thì

  • A. tỉ số nữ nhiều hơn nam.
  • B. tỉ số nam nhiều hơn nữ.
  • C. tỉ số nam và nữ cân bằng.
  • D. cơ cấu dân số già.

Câu 12: Sông nào ở châu Phi được mệnh danh là “dòng sông dài nhất thế giới”?

  • A. Sông A-ma-dôn.
  • B. Sông Mit-xi-xi-pi.
  • C. Sông Hoàng Hà.
  • D. Sông Nin.

Câu 13: Những quốc gia nào ở châu Âu có số lượng nhập cư nhiều nhất?

  • A. Liên Ban Nga, Anh, Pháp.
  • B. Anh, Pháp, I-ta-li-a.
  • C. Đức, Bỉ, Anh.
  • D. Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đức.

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không thuộc đặc điểm dân cư Châu Phi?

  • A. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất thế giới.
  • B. Nhiều bệnh dịch.
  • C. Thu nhập bình quân đầu người cao.
  • D. Phân bố dân cư không đều.

Câu 15: Châu Âu đã thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ môi trường nước?

  • A. Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải.
  • B. Đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nước ngọt.
  • C. Đối với vùng biển thành lập các khu bảo tồn.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 16: Châu Phi có diện tích lớn thứ mấy trên thế giới?

  • A. Thứ hai.
  • B. Thứ ba.
  • C. Thứ tư.
  • D. Thứ nhất.

Câu 17: Ở phía tây ở Đông Á xen kẽ hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở là những dạng địa hình nào?

  • A. Bồn địa, hoang mạc.
  • B. Đồng bằng và bồn địa.
  • C. Thung lũng và sơn nguyên.
  • D. Đồi núi thấp và hoang mạc.

Câu 18: Nhận xét nào Đúng khi nói về đặc điểm địa hình châu Âu?

  • A. 2/3 diện tích là núi trẻ và núi già.
  • B. 2/3 diện tích là đồng bằng và phân bố chủ yếu ở phía tây của châu Âu.
  • C. 2/3 diện tích là đồng bằng và phân bố chủ yếu ở phía đông của châu Âu.
  • D. 2/3 diện tích là núi trẻ, núi già và sơn nguyên

Câu 19: Nền văn minh nào nổi tiếng ở châu Phi?

  • A. Văn minh Hi Lạp.
  • B. Văn minh Ấn Độ.
  • C. Văn minh Trung Hoa.
  • D. Văn minh sông Nin.

Câu 20: Năm 2019, năng lượng tái tạo chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng năng lượng được sử dụng ở châu Âu?

  • A. 25%.
  • B. 29%.
  • C. 34%.
  • D. 40%.

Câu 21: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

  • A. Thái Bình Dương.
  • B. Đại Tây Dương.
  • C. Ấn Độ Dương.
  • D. Bắc Băng Dương.

Câu 22: Châu Âu có đặc điểm cơ cấu dân số theo tuổi là

  • A. Cơ cấu dân số trẻ.
  • B. Cơ cấu dân số vàng.
  • C. Cơ cấu dân số già.
  • D. Cơ cấu dân số trung bình.

Câu 23: Châu Á bao gồm mấy khu vực chính trị?

  • A. 3 khu vực.
  • B. 5 khu vực.
  • C. 7 khu vực.
  • D. 9 khu vực.

Câu 24: Khoáng sản chủ yếu của môi trường nhiệt đới ở châu Phi là

  • A. Than đá, dầu mỏ.
  • B. Dầu mỏ, khí đốt.
  • C. Dầu mỏ, bô-xit.
  • D. Vàng, chì, đồng.

Câu 25: Nhận xét nào ĐÚNG khi nói về đặc điểm đô thị hóa của châu Âu?

  • A. Đô thị hóa diễn ra muộn.
  • B. Mức độ đô thị hóa cao.
  • C. Đô thị hóa ngày càng giảm mạnh.
  • D. Tỉ lệ dân thành thị thấp dưới 50% tổng dân số.

Câu 26: Môi trường xích đạo ẩm ở châu Phi bao gồm

  • A. Bồn địa Công-gô và duyên hải bắc vịnh Ghi-nê.
  • B. Nam Phi và duyên hải bắc vịnh Ghi-nê.
  • C. Duyên hải bắc vịnh Ghi-nê và hoang mạc Xa-ha-ra.
  • D. Bồn địa Công-gô và hoang mạc Xa-ha-ra.

Câu 27: Hiện nay, Liên minh châu Âu EU có bao nhiêu thành viên?

  • A. 6.
  • B. 26.
  • C. 27.
  • D. 28.

Câu 28: Đô thị hóa châu Âu diễn ra đầu tiên vào khoảng thời gian nào?

  • A. Trong thời kì trung đại.
  • B. Thời kì cổ đại.
  • C. Đầu thế kỉ XX.
  • D. Cuối thế kỉ XIX.

Câu 29: Môi trường xích đạo ẩm, con người đã khai thác đất nước trong nông nghiệp để làm gì?

  • A. Khai thác dầu mỏ, boxit.
  • B. Hình thành vùng trồng cà phê, ca cao,... xuất khẩu.
  • C. Hình thành vùng trồng cây lương thực để xuất khẩu.
  • D. Hình thành vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn nhất châu lục.

Câu 30: Khu vực Đông Á gồm các quốc gia nào?

  • A. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên.
  • B. Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên.
  • C. Nhật Bản, Mông Cổ, Trung Quốc, Hàn Quốc.
  • D. Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Mông Cổ.

Câu 31: Phía Bắc châu Âu tiếp giáp với biển và đại dương nào?

  • A. Thái Bình Dương.
  • B. Ấn Độ Dương.
  • C. Bắc Băng Dương.
  • D. Nam Đại Dương.

Câu 32: Độ cao trung bình của địa hình châu Phi là

  • A. 500m.
  • B. 750m.
  • C. 1000m.
  • D. 1500m.

Câu 33: Châu lục nào có diện tích lớn nhất thế giới?

  • A. Châu Mỹ.
  • B. Châu Âu.
  • C. Châu Phi.
  • D. Châu Á.

Câu 34: Năm 2019, dân số châu Á chiếm bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?

  • A. 50%.
  • B. 70%.
  • C. 60%.
  • D. 30%.

Câu 35: Dân cư châu Âu có đặc điểm gì?

  • A. Cơ cấu dân số già.
  • B. Dân số đông, mật độ dân số cao.
  • C. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất thế giới.
  • D. Chủng tộc đa dạng.

Câu 36: Liên minh châu Âu EU được thành lập năm bao nhiêu?

  • A. Năm 1951.
  • B. Năm 1957.
  • C. Năm 1958.
  • D. Năm 1967.

Câu 37: Diện tích rừng ở châu Âu bao phủ bao nhiêu phần trăm diện tích đất toàn châu lục?

  • A. 37,9%.
  • B. 39,7%.
  • C. 50%.
  • D. 79,7%.

Câu 38: Châu Phi tiếp giáp với lục địa Á - Âu qua những biển nào?

  • A. Biển Chết, biển Đen.
  • B. Biển Đỏ, biển Địa Trung Hải.
  • C. Biển Đông, biển Chết.
  • D. Biển Địa Trung Hải, biển Can-xpi.

Câu 39: Châu lục nào có dân cư đông nhất thế giới?

  • A. Châu Á.
  • B. Châu Âu.
  • C. Châu Mĩ.
  • D. Châu Đại Dương.

Câu 40: Ranh giới tự nhiên nào ở phía đông, ngăn cách châu Âu với châu Á?

  • A. Sông Ê-nit-xây.
  • B. Dãy U-ran.
  • C. Sông Vôn-ga.
  • D. Sơn nguyên Trung Xi-bia.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác