Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 7 chân trời bài 6 Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 bài 6 Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Năm 2020, châu Á (chưa tính Liên bang Nga) có mật độ dân số là

  • A. 143 người/km$^{2}$.
  • B. 147 người/km$^{2}$.
  • C. 149 người/km$^{2}$.
  • D. 150 người/km$^{2}$.

Câu 2: Khu vực nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất châu Á?

  • A. Nam Liên Bang Nga và trung tâm Ấn Độ.
  • B. Đông Nam Thổ Nhĩ Kì và I-ran.
  • C. Bắc Liên Bang Nga và Tây Trung Quốc.
  • D. Phần lớn bán đảo Trung Ấn và Ấn Độ.

Câu 3: Châu lục nào có quy mô dân số đông dân nhất thế giới?

  • A. Châu Á.
  • B. Châu Âu.
  • C. Châu Mỹ.
  • D. Châu Phi.

Câu 4: Phật giáo ra đời ở quốc gia nào của châu Á?

  • A. Ấn Độ.
  • B. Trung Quốc.
  • C. Thái Lan.
  • D. Lào.

Câu 5: Ki-tô giáo và Hồi giáo được hình thành ở khu vực nào sau đây của châu Á?

  • A. Đông Nam Á.
  • B. Tây Nam Á.
  • C. Trung Á.
  • D. Nam Á.

Câu 6: Châu Á có cơ cấu dân số theo độ tuổi là?

  • A. cơ cấu dân số vàng.
  • B. cơ cấu dân số trẻ.
  • C. cơ cấu dân số 
  • D. cơ cấu dân số trung bình.

Câu 7: Các đô thị lớn của châu Á thường tập trung tại

  • A. đồng bằng.
  • B. miền núi.
  • C. ven biển.
  • D. hải đảo.

Câu 8: Dân số châu Á chiếm bao nhiêu % số dân thế giới?  

  • A. gần 50%.
  • B. gần 60%.
  • C. gần 70%.
  • D. gần 80%

Câu 9: Dân cư châu Á thuộc chủng tộc nào là chủ yếu?

  • A. Môn-gô-lô-it.
  • B. Ơ-rô-nê-ô-it.
  • C. Ô-xtra-lô-it.
  • D. Nê-grô-it.

Câu 10: 5 đô thị đông dân nhất châu Á là

  • A. Tô-ky-ô, Đê-li, Mông Cổ, Đắc-ca, Bắc Kinh.
  • B. Bắc Kinh, Tô-ky-ô, Đê-li, Mông Cổ, I-ran.
  • C. Thượng Hải, Đắc-ca, Quảng Châu, Đê-li.
  • D. Tô-ky-ô, Đê-li, Thượng Hải, Đắc-ca, Bắc Kinh.

Câu 11: Năm 2020 tỉ suất tăng dân số tự nhiên của châu Á đạt?

  • A. 0,86%.
  • B. 0,96%.
  • C. 0,97%.
  • D. 0,98%.

Câu 12: Ấn Độ là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn

  • A. Ki-tô giáo và Phật giáo.
  • B. Hồi giáo và Ki-tô giáo.
  • C. Ấn Độ giáo và Phật giáo.
  • D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Câu 13: Quốc gia có dân số đông thứ hai ở châu Á (năm 2020) là

  • A. Ấn Độ. 
  • B. Trung Quốc. 
  • C. Inđônêxia.
  • D. Nhật Bản. 

Câu 14: Đa số các quốc gia châu Á có

  • A. Cơ cấu dân số già là chủ yếu. 
  • B. Cơ cấu dân số trẻ là chủ yếu. 
  • C. Cơ cấu dân số bước vào giai đoạn già hoá. 
  • D. Cơ cấu dân số bước vào giai đoạn dân số vàng.

Câu 15: Nhận xét nào sau đây đúng về quy mô dân số châu Á?

  • A. đông dân nhất thế giới.
  • B. gia tăng dân số ngang mức trung bình thế giới.
  • C. dân cư thưa thớt.
  • D. dân cư phân bố không đều.

Câu 16: Số dân của châu Á năm 2020 là bao nhiêu (không tính số dân của Liên bang Nga)?

  • A. 4,6 tỉ người.
  • B. 4,64 tỉ người.
  • C. 4,46 tỉ người.
  • D. 4,61 tỉ người.

Câu 17: Cơ cấu dân số trẻ của số người từ 15-64 tuổi chiếm bao nhiêu phần trăm dân số?

  • A. 20%.
  • B. 30%.
  • C. 70%.
  • D. 10%.

Câu 18: Tây Á là nơi ra đời của hai tôn giáo lớn nào?

  • A. Ki-tô giáo, Phật giáo.
  • B. Hồi giáo, Ki-tô giáo.
  • C. Ấn Độ giáo, Phật giáo.
  • D. Ki-tô giáo, Hồi giáo.

Câu 19: Hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á đã giảm đáng kể, có được thành tựu trên chủ yếu là nhờ

  • A. sự phát triển của nền kinh tế.
  • B. đời sống người dân được nâng cao.
  • C. thực hiện chính dân số.
  • D. tỉ lệ người nữ ít hơn nam.

Câu 20: Đâu không phải là đặc điểm dân cư – xã hội nổi bật của châu Á?

  • A. Dân số đứng thứ 2 thế giới.
  • B. Là cái nôi của những nền văn minh lâu đời trên thế giới.
  • C. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn.
  • D. Thành phần chủng tộc đa dạng.

Câu 21:Chủng Môn-gô-lô-it chủ yếu phân bố ở

  • A. Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á.
  • B. Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á.
  • C. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á
  • D. Đông Nam Á, Tây Nam Á, Nam Á.


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác