Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 7 chân trời bài 11 Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Phi

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 bài 11 Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Phi - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Gia súc chính ở môi trường cận nhiệt là gì?

  • A. Lạc đà.
  • B. Cừu.
  • C. Bò.
  • D. Dê.

Câu 2: Người dân châu Phi ở vùng ven sa mạc đã làm gì để ngăn chặn hiện tượng sa mạc hóa.

  • A. Tham gia dự án trồng rừng.
  • B. Trồng cây ăn quả.
  • C. Trồng cây công nghiệp.
  • D. Phát triển du lịch kết hợp với thủy lợi.

Câu 3: Châu Phi là châu lục chiếm bao nhiêu % trữ lượng dầu mỏ trên thế giới?

  • A. 12%.
  • B. 22%.
  • C. 18%.
  • D. 27%.

Câu 4: Sản phẩm công nghiệp nào nổi tiếng về hương vị thơm ngon và thị trường xuất khẩu lớn của thế giới?

  • A. Ca cao.
  • B. Cà phê.
  • C. Thuốc lá.
  • D. Chè.

Câu 5: Khi khai thác thiên nhiên chủ yếu ở môi trường xích đạo các quốc gia châu Phi phải đối mặt với những khó khăn nào?

  • A. Diện tích cây công nghiệp ngày càng tăng.
  • B. Diện tích rừng suy giảm, đất đai xói mòn.
  • C. Du lịch phát triển nhanh.
  • D. Hoạt động khai thác khoáng sản phát triển.

Câu 6: Hình thức canh tác làm nương rẫy nằm ở môi trường nào?

  • A. Môi trường xích đạo.
  • B. Môi trường hoang mạc.
  • C. Môi trường nhiệt đới.
  • D. Môi trường cận nhiệt.

Câu 7: Nước nào là trung tâm lớn của thế giới về khai thác dầu?

  • A. Li-bi.
  • B. An-giê-ri.
  • C. Nam Phi.
  • D. Kê - ni - a.

Câu 8: Tại châu Phi, ngành kinh tế nào được khai thác mạnh mẽ trong hoạt động khai thác thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt?

  • A. Hoạt động du lịch nghĩ dưỡng.
  • B. Hoạt động giao thông vận tải.
  • C. Hoạt động sản xuất công nghiệp.
  • D. Hoạt động khai thác khoáng sản.

Câu 9: Quốc gia nào ở môi trường nhiệt đới thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên ( vườn quốc gia)?

  • A. Nam Phi, Mô-dăm-bích.
  • B. Kê-ni-a, Tan-da-ni-a.
  • C. Li-bi, An-giê-ni.
  • D. CHDC Công-gô, Ê-ti-ô-pi-a.

Câu 10: Khoáng sản nào được khai thác ở môi trường xích đạo?  

  • A. Dầu mỏ, sắt.
  • B. Dầu mỏ, khí tự nhiên.
  • C. Dầu mỏ, bô-xit.
  • D. Dầu mỏ, than đá.

Câu 11: Năm 2017 có bao nhiêu quốc gia ở Châu Phi đã kí kết tham gia dự án mang tên “Bức tường xanh vĩ đại” nhằm tái phát triển rừng?

  • A. 12.
  • B. 13.
  • C. 11.
  • D. 17.

Câu 12: Ở khu vực ven Địa Trung Hải và rìa Nam Phi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng nào?

  • A. Cây trồng ôn đới.
  • B. Cây trồng nhiệt đới.
  • C. Cây trồng cận nhiệt.
  • D. Cây trồng hàn đới.

Câu 13: Đất trồng ở môi trường xích đạo được sử dụng để?

  • A. Trồng cây ăn quả.
  • B. Trồng cây công nghiệp quy mô lớn.
  • C. Trồng cây thực phẩm.
  • D. Trồng rau.

Câu 14: Các dự án trồng rừng ngăn chặn hiện tượng sa mạc hóa được thực hiện ở?

  • A. Vùng ven biển.
  • B. Vùng trung tâm.
  • C. Vùng ven sa mạc.
  • D. Vùng cao nguyên.

Câu 15: Hoạt động du lịch nghỉ dưỡng ở môi trường cận nhiệt được phát triển mạnh ở quốc gia nào sau đây?

  • A. Cai-rô.
  • B. Ả-rập.
  • C. Nam Xa-ha-ra.
  • D. Ai Cập.

Câu 16: Những khó khăn đáng kể của người dân sinh sống ở môi trường nhiệt đới là?

  • A. Ô nhiễm không khí.
  • B. Thoái hóa đất và nguồn nước hạn chế.
  • C. Ô nhiễm nguồn nước.
  • D. Hạn hán.

Câu 17: Ở châu Phi, quá trình khai thác và sử dụng thiên nhiên hoạt động khai thác thiên nhiên ở môi trường nào có điều kiện tự nhiên khó khăn nhất so với các môi trường còn lại?

  • A. Môi trường hoang mạc.
  • B. Môi trường cận nhiệt.
  • C. Môi trường nhiệt đới.
  • D. Môi trường xích đạo.

Câu 18: Hoạt động khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo chủ yếu là gì?

  • A. Sử dụng đất để trồng cây công nghiệp quy mô lớn.
  • B. Khai thác và đánh bắt thủy sản.
  • C. Phát triển du lịch và giao thông vận tải.
  • D. Chăn nuôi và trồng rừng.

Câu 19: Nguyên nhân làm cho số lượng các loài động vật hoang dã ở châu Phi suy giảm đáng kể?

  • A. Biến đổi khí hậu.
  • B. Rừng bị tàn phá.
  • C. Trái đất nóng lên.
  • D. Nạn săn trộm.

Câu 20: Đâu là những khó khăn mà người dân châu Phi gặp phải khi khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới?

  • A. Khí hậu khô hạn và sinh vật nghèo nàn.
  • B. Thoái hóa đất và nguồn nước hạn chế.
  • C. Cây ăn quả và cây công nghiệp kém phát triển.
  • D. Khai thác dầu mỏ và khí đốt.

Câu 21: Đâu không phải là đặc điểm khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo?

  • A. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp theo quy mô lớn.
  • B. Nhiệt độ và độ ẩm cao.
  • C. Tầng mùn trong đất dễ bị nước mưa rửa trôi.
  • D. Hình thành vùng trồng cây ăn quả và cây ăn quả.

Câu 22: Người dân ở môi trường nhiệt đới của châu Phi đã có những thuận lợi gì để thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và thu hút khách du lịch?

  • A. Môi trường nhiệt đới có hệ động vật và thực vật đặc trưng.
  • B. Có nhiều loài động thực vật quý hiếm.
  • C. Sử dụng công nghệ mới trong khai thác khoáng sản.
  • D. Đa dạng hệ sinh thái ven biển.

Câu 23: Các giải thể thao như đua xe trên hoang mạc, tổ chức các hoạt động du lịch khám phá là hoạt động kinh tế ở môi trường?

  • A. Xích đạo.
  • B. Nhiệt đới.
  • C. Cận nhiệt.
  • D. Hoang mạc.

Câu 24: Tính đến năm 2020, châu Phi có bao nhiêu vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên?

  • A. 220.
  • B. 219.
  • C. 218.
  • D. 217.

Câu 25: Công nghệ tưới và công nghệ nhà kính được dùng để?

  • A. Khai thác và xuất khẩu khoáng sản.
  • B. Chế biến thực phẩm.
  • C. Luyện kim.
  • D. Thành lập các trang trại ở ốc đảo.

Câu 26: Các nước trong môi trường địa trung hải chủ yếu trồng các loại cây gì?

  • A. Lúa mì, ngô, nho, cam, chanh, ô liu.
  • B. Lúa mì, ngô, cà phê, lúa mạch.
  • C. Mía, chè, thuốc lá, cà phê.
  • D. Cọ dầu, ca cao, cam, chanh.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác