Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 7 chân trời bài 18 Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 bài 18 Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu làm thu hẹp diện tích rừng nhiệt đới A-ma-dôn là do

  • A. khai thác khoáng sản. 
  • B. hoạt động thuỷ điện.
  • C. khai thác giao thông. 
  • D. hoạt động nông nghiệp.

Câu 2: Trong cơ cấu diện tích rừng A-ma-dôn, quốc gia nào chiếm diện tích nhỏ nhất?

  • A. Bra-xin.
  • B. Pê-ru.
  • C. Xu-a-nam.
  • D. Vùng lãnh thổ Pháp ở Guy-a-na.

Câu 3: Rừng A-ma-dôn đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với khí hậu Trái Đất?

  • A. Điều hòa khí hậu.
  • B. Cung cấp CO$_{2}$.
  • C. Bảo tồn thiên nhiên.
  • D. Cung cấp các loại gỗ quý.

Câu 4: Phần lớn rừng nhiệt đới A-ma-dôn nằm ở quốc gia nào?

  • A. Bra-xin.
  • B. Ác-hen-ti-na.
  • C. Bô-li-vi-a.
  • D. Cô-lôm-bi-a.

Câu 5: Rừng A-ma-dôn có diện tích là?

  • A. Hơn 3,5 triệu km$^{2}$.
  • B. Hơn 4,5 triệu km$^{2}$.
  • C. Hơn 5,5 triệu km$^{2}$.
  • D. Hơn 6,5 triệu km$^{2}$.

Câu 6: Thành phần loài động, thực vật trong rừng A-ma-dôn như thế nào?

  • A. Chủ yếu là thực vật.
  • B. Phong phú, đa dạng.
  • C. Chủ yếu là động vật.
  • D. Chủ yếu là bò sát.

Câu 7: Năm 2019, các quốc gia gồm Bô-li-vi-a, Bra-xin, Cô-lôm-bi-a, Ê-cua-đo, Guy-a-na, Pê-ru, Xu-ri-nam đã kí hiệp ước gì?

  • A. Hiệp ước bảo vệ rừng A-ma-dôn.
  • B. Hiệp ước bảo vệ sông A-ma-dôn.
  • C. Hiệp ước bảo vệ động vật A-ma-dôn.
  • D. Hiệp ước bảo vệ thực vật A-ma-dôn.

Câu 8: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài nguyên rừng A-ma-dôn?

  • A. Khai thác và sử dụng để canh tác nông nghiệp.
  • B. Khai thác khoáng sản quá mức.
  • C. Khai thác lấy gỗ, làm đường giao thông.
  • D. Bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học.

Câu 9: Việc rừng A-ma-dôn được sử dụng để canh tác nông nghiệp, khai thác khoáng sản, lấy gỗ, làm đường giao thông, phát triển thủy điện trong nhiều năm liền là nguyên nhân dẫn tới vấn đề gì?

  • A. Diện tích rừng tăng lên.
  • B. Diện tích rừng giảm nhẹ.
  • C. Diện tích rừng thay đổi.
  • D. Diện tích rừng bị mất dần.

Câu 10: Điều kiện tự nhiên nào góp phần làm cho rừng A-ma-dôn có mức độ đa dạng sinh học rất cao?

  • A. Có khoáng sản phong phú.
  • B. Có nguồn nước dồi dào.
  • C. Có đất đai màu mỡ.
  • D. Có khí hậu nóng ẩm.

Câu 11: Rừng nào sau đây thuộc rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới?

  • A. Rừng A-ma-dôn.
  • B. Rừng lá kim.
  • C. Rừng rậm thường xanh.
  • D. Rừng ôn đới.

Câu 12: Bra-xin chiếm bao nhiêu % tỉ lệ diện tích rừng A-ma-dôn?

  • A. 70%.
  • B. 65%.
  • C. 60%.
  • D. 55%.

Câu 13: Việc khai thác rừng A-ma-dôn đã tác động như thế nào tới môi trường của thế giới?

  • A. Tác động lớn đến khí hậu toàn cầu vì A-ma-dôn là “lá phổi” của thế giới.
  • B. Chỉ ảnh hưởng đến môi trường của khu vực Nam Mỹ.
  • C. Không ảnh hưởng gì tới môi trường toàn cầu do đã có biện pháp khắc phục.
  • D. Chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các nước trong khu vực Trung và Nam Mỹ.

Câu 14: Rừng A-ma-dôn gồm có mấy tầng tán?

  • A. 1 - 2.
  • B. 3 - 4.
  • C. 5 - 6.
  • D. 7 - 8.

Câu 15: Năm 2020, diện tích rừng A-ma-dôn bị mất khoảng?

  • A. 2,0 triệu ha.
  • B. 2,3 triệu ha.
  • C. 3,2 triệu ha.
  • D. 2,1 triệu ha.

Câu 16: Rừng A-ma-dôn còn được xem là?

  • A. Điều hòa tự nhiên.
  • B. Máy lọc không khí.
  • C. Khu bảo tồn thiên nhiên.
  • D. Lá phổi xanh của Trái Đất.

Câu 17: Pê-ru chiếm bao nhiêu % tỉ lệ diện tích rừng A-ma-dôn?

  • A. 13%.
  • B. 12%.
  • C. 11%.
  • D. 10%.

Câu 18: Rừng A-ma-dôn phân bố trải dài qua bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ?

  • A. 7.
  • B. 9.
  • C. 12.
  • D. 10.

Câu 19: Rừng A-ma-dôn không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Đất đai màu mỡ.
  • B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
  • C. Nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn.
  • D. Sinh vật nghèo nàn.

Câu 20: Năm 2016, diện tích rừng A-ma-dôn bị mất khoảng?

  • A. 3,0 triệu ha.
  • B. 3,2 triệu ha.
  • C. 3,4 triệu ha.
  • D. 3,1 triệu ha.

Câu 21: Hiệp ước bảo vệ rừng A-ma-dôn được kí kết không có nội dung nào sau đây?

  • A. Hạn chế khai thác gỗ, trồng rừng.
  • B. Đẩy mạnh vai trò của cộng đồng bản địa.
  • C. Hỗ trợ về tài chính để thực hiện các cam kết và sáng kiến bảo vệ rừng.
  • D. Được phép khai thác tối đa nguồn lợi từ rừng.

Câu 22: Mức độ đa dạng sinh học ở rừng A-ma-dôn đạt ở mức

  • A. rất cao.
  • B. trung bình.
  • C. thấp.
  • D. rất thấp.

Câu 23: Một trong số những nguyên nhân làm suy giảm số lượng các loài động, thực vật ở rừng A-ma-dôn là?

  • A. Săn bắt tự do.
  • B. Thiếu môi trường sống.
  • C. Biến đổi khí hậu.
  • D. Cháy rừng.

Câu 24: Khu vực nào được người dân Trung và Nam Mỹ sử dụng để canh tác nông nghiệp, khai thác khoáng sản, lấy gỗ, làm đường giao thông, phát triển thủy điện?

  • A. Khu vực rừng A-ma-dôn.
  • B. Ven Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
  • C. Trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni.
  • D. Sâu trong nội địa.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác