Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 7 chân trời sáng tạo học kì I (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 7 chân trời sáng tạo học kì 1 (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các khu vực có khí hậu ôn đới hải đương là

  • A. trung tâm lục địa và khu vực dãy U-ran.
  • B. các đảo, quần đảo và một dải hẹp dọc theo duyên hải phía bắc châu lục.
  • C. rìa phía tây bán đảo Xcan-đi-na-vi và Tây Âu.
  • D. ba bán đảo ở khu vực Nam Âu.

Câu 2: Vấn đề nào là vấn đề môi trường nổi cộm trong sử dụng thiên nhiên châu Phi hiện nay?

  • A. Suy giảm tài nguyên rừng, săn bắt và buôn bán động vật hoang dã.
  • B. Nguồn nước sinh hoạt bị suy giảm.
  • C. Suy giảm tài nguyên sinh vật biển, đặc biệt là sinh vật biển ven bờ.
  • D. Hoang mạc hóa.

Câu 3: Châu Phi có khí hậu nóng do

  • A. Đại bộ phận lãnh thổ nằm ngoài hai đường chí tuyến.
  • B. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến.
  • C. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc.
  • D. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các dòng biển nóng ven bờ.

Câu 4: Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu là

  • A. kiểm soát và xử lí các nguồn chất thải độc hại.
  • B. trồng rừng và bảo vệ rừng.
  • C. hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
  • D. cả hai ý B và C.

Câu 5: Nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm được phát hiện ở môi trường hoang mạc do đâu?

  • A. Các cuộc thăm dò địa lí.
  • B. Tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu.
  • C. Công nghiệp khai khoáng.
  • D. Chính sách phát triển kinh tế.

Câu 6: Một trong những khó khăn của thiên nhiên châu Á đối với đời sống và sản xuất là

  • A. chịu nhiều tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.
  • B. khí hậu lạnh giá khắc nghiệt chiếm phần lớn diện tích.
  • C. có rất ít đồng bằng để sản xuất nông nghiệp.
  • D. tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.

Câu 7: Việc bảo vệ và phục hồi rừng là nhiệm vụ rất quan trọng của các quốc gia ở châu Á vì?

  • A. Vì mục đích kinh tế, đặc biệt khai thác gỗ và chế biến gỗ.
  • B. Diện tích rừng tự nhiên còn ít, nhiều loài động thực vật bị suy giảm nghiêm trọng.
  • C. Trồng rừng để chống xói mòn và sạt lở đất ở khu vực miền núi và ven biển.
  • D. Đảm bảo sự đa dạng về tự nhiên, số lượng loài động và thực vật.

Câu 8: Các khu vực có khí hậu ôn đới lục địa là

  • A. ba bán đảo ở khu vực Nam Âu.
  • B. các đảo, quần đảo và một dải hẹp dọc theo duyên hải phía bắc châu lục.
  • C. ra phía tây bán đảo Xcan-đi-na-vi và Tây Âu.
  • D. trung tâm lục địa và khu vực dãy U-ran.

Câu 9: Tại sao kênh đào Xuy-ê lại quan trọng không chỉ riêng châu Phi và các châu lục khác trên thế giới?

  • A. Trao đổi hàng hóa quốc tế, rút ngắn thời gian, chi phí, an toàn.
  • B. Vị trí gần các nước có nền kinh tế sôi động trên thế giới.
  • C. Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
  • D. Trao đổi hàng hóa quốc tế.

Câu 10: Xung đột quân sự tại châu Phi còn gọi là

  • A. xung đột văn hoá.
  • B. xung đột vũ trang.
  • C. xung đột tôn giáo.
  • D. xung đột xã hội.

Câu 11: Các mạng lưới sông dày ở châu Á là

  • A. Bắc Á, Nam Á, Tây Á.
  • B. Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Trung Á.
  • C. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á.
  • D. Đông Nam Á, Tây Á, Nam Á.

Câu 12: Lũ băng của sông ngòi Bắc Á vào mùa nào trong năm?

  • A. Mùa xuân.
  • B. Mùa hạ.
  • C. Mùa thu.
  • D. Mùa đông.

Câu 13: Để bảo vệ tầng mùn trong đất ở môi trường xích đạo cần phải làm gì?

  • A. Xây dựng công trình thủy lợi.
  • B. Cải tạo đất bằng biện pháp tăng canh, gối vụ.
  • C. Bảo vệ rừng và trồng rừng.
  • D. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.

Câu 14: Các khu vực có khí hậu cực và cận cực ở châu Âu là

  • A. các đảo, quần đảo và một dải hẹp dọc theo duyên hải phía bắc châu lục.
  • B. rìa phía tây bán đảo Xcan-đi-na-vi và Tây Âu.
  • C. trung tâm lục địa và khu vực dãy U-ran.
  • D. ba bán đảo ở khu vực Nam Âu.

Câu 15: Tỉ lệ gia tăng dân số của Châu Á giảm đáng kể do đâu?

  • A. Nhu cầu xã hội thừa lao động.
  • B. Chính sách hạn chế gia tăng dân số.
  • C. Phù hợp xu thế thay đổi của thế giới.
  • D. Thiếu lương thực và nơi ở.

Câu 16: Hình thức canh tác làm nương rẫy nằm ở môi trường nào?

  • A. Môi trường xích đạo.
  • B. Môi trường nhiệt đới.
  • C. Môi trường hoang mạc.
  • D. Môi trường cận nhiệt.

Câu 17: Ở Nam Á, vào mùa đông có gió

  • A. hướng đông nam, thời tiết lạnh và ẩm.
  • B. hướng đông bắc, thời tiết lạnh và khó.
  • C. hướng đông bắc, thời tiết lạnh và ẩm.
  • D. hướng đông nam, thời tiết lạnh và khô.

Câu 18: Tại sao ở khu vực miền núi châu Á thường xuyên xảy ra lũ quét và sạt lở đất?

  • A. Do địa hình chia cắt mạnh.
  • B. Do địa hình chủ yếu là các cao nguyên.
  • C. Do khí hậu phân hóa đa dạng.
  • D. Do diện tích đồi núi cao hiểm trở lớn.

Câu 19: Các nước có nhiều đô thị trên 10 triệu dân ở châu Á là

  • A. Ấn Độ, Trung Quốc.
  • B. Trung Quốc, Nhật Bản, Băng-la-đét.
  • C. Ấn Độ, Thái Lan, Phi-lip-pin.
  • D. Nhật Bản, Pa-ki-xtan, In-đô-nê-xi-a.

Câu 20: Động vật đặc trưng ở xa van nhiệt đới châu Phi là

  • A. ngựa vẫn, báo gấm, trăn.
  • B, khỉ, hươu cao cổ, báo gấm.
  • C. sư tử, ngựa vẫn, hươu cao cổ.
  • D. trăn, linh cầu, hươu cao cổ.

Câu 21: Khó khăn lớn nhất của sông ngòi châu Phi là gì?

  • A. Thủy điện.
  • B. Giao thông.
  • C. Thiếu nước.
  • D. Ngập lụt.

Câu 22: Hướng gió chính ở phần đất liền Đông Nam Á là

  • A. mùa đông có gió tây bắc, mùa hạ có gió đông nam.
  • B. mùa đông có gió đông bắc, mùa hạ có gió đông nam.
  • C. mùa đông có gió đông bắc, mùa hạ có gió tây nam.
  • D. mùa đông có gió tây bắc, mùa hạ có gió tây nam.

Câu 23: Sản phẩm công nghiệp nào nổi tiếng về hương vị thơm ngon và thị trường xuất khẩu lớn của thế giới?

  • A. Ca cao.
  • B. Cà phê.
  • C. Thuốc lá.
  • D. Chè.

Câu 24: Các đô thị trên 20 triệu dân trở lên ở châu Á thường phân bố ở đâu?

  • A. Sâu trong nội địa.
  • B. Phía Bắc châu Á.
  • C. Ven biển.
  • D. Đồng bằng.

Câu 25: Dãy núi nào trong các dãy núi dưới đây không phải là dãy núi trẻ?

  • A. An-pơ. 
  • B. Các-pát.
  • C. Uxan.
  • D. Ban-căng.

Câu 26: Đâu không phải là di sản lịch sử nổi tiếng của châu Phi?

  • A. Tượng Nhân sư.
  • B. Vườn treo Ba-bi-lon.
  • C. Chữ tượng hình.
  • D. Kim tự tháp Khê-ốp.

Câu 27: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi châu Âu?

  • A. Lượng nước dồi dào.
  • B. Chế độ nước phong phú.
  • C. Được cung cấp nước từ nhiều nguồn.
  • D. Sông ngòi tập trung ở phía Bắc.

Câu 28: Trên phần đất liền của Đông Nam Á, hướng địa hình chủ yếu là hướng

  • A. bắc - nam.
  • B. bắc - nam và đông - tây.
  • C. bắc - nam và tây bắc - đông nam.
  • D. bắc - nam và đông bắc - tây nam.

Câu 29: Tại sao dân cư châu Á tập trung thưa thớt ở Bắc Á?

  • A. Do khí hậu lạnh.
  • B. Diện tích hoang mạc lớn.
  • C. Do địa hình cao.
  • D. Kinh tế kém phát triển.

Câu 30: Gia súc chính ở môi trường cận nhiệt là gì?

  • A. Lạc đà.
  • B. Cừu.
  • C. Bò.
  • D. Dê.

Câu 31: Nguyên nhân nào dẫn đến việc càng vào sâu trong nội địa rừng hỗn hợp phát triển mạnh ở phía tây châu Âu?

  • A. Mặt đất bị tuyết gần như bao phủ quanh năm.
  • B. Khí hậu lạnh và ẩm ướt, nhiệt độ thấp.
  • C. Lượng mưa giảm dần, mùa đông lạnh, mùa hạ ẩm ướt.
  • D. Khí hậu mang tính chất lục địa, mưa ít.

Câu 32: Núi trẻ ở châu Âu phân bố chủ yếu ở

  • A. Bắc Âu. 
  • B. Nam Âu.
  • C. Tây Âu.
  • D. Đông Âu.

Câu 33: Châu Phi có nguồn trữ năng thủy điện lớn do đâu?

  • A. Diện tích lãnh thổ rộng.
  • B. Nhiều sông lớn.
  • C. Sông có nhiều thác ghềnh.
  • D. Nhiều hồ tự nhiên.

Câu 34: Để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động, biện pháp nào sau đây không được sử dụng ở châu Âu?

  • A. Thu hút người lao động từ bên ngoài.
  • B. Khuyến khích sinh đẻ.
  • C. Kéo dài độ tuổi lao động.
  • D. Thực hiện chính sách một con.

Câu 35: Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng châu Phi là do

  • A. biến đổi khí hậu và khai thác thiên nhiên không hợp lí.
  • B. lũ lụt và xói mòn nghiêm trọng.
  • C. các hoạt động chăn nuôi du mục.
  • D. thời tiết khô và lạnh.

Câu 36: Nước nào là trung tâm lớn của thế giới về khai thác dầu?

  • A. Li-bi.
  • B. An-giê-ri.
  • C. Nam Phi.
  • D. Kê - ni - a.

Câu 37: Địa hình đồng bằng ở châu Âu phân bố chủ yếu ở

  • A. Bắc Âu và Đông Âu.
  • B. Tây Âu và Bắc Âu.
  • C. Trung Âu và Đông Âu.
  • D. Nam Âu và Trung Âu.

Câu 38: Các cây ăn quả được trồng nhiều ở vùng cận nhiệt của châu Phi là

  • A. vải, nhân, na.
  • B. bưởi, dưa hấu, cam.
  • C, nho, cam, chanh, ô liu.
  • D. hồng. đào, màn.

Câu 39: Môi trường nào có lượng mưa lớn nhất châu Âu?

  • A. Ôn đới lạnh.
  • B. Ôn đới lục địa.
  • C. Ôn đới hải dương.
  • D. Địa Trung Hải.

Câu 40: Trên phần đất liền của Đông Nam Á, các dạng địa hình chủ yếu là

  • A. núi cao, cao nguyên và đồng bằng.
  • B. đồng bằng.
  • C. cao nguyên và đồng bằng.
  • D. núi trung bình, núi thấp, cao nguyên và đồng bằng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác