Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 7 chân trời sáng tạo học kì I (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 7 chân trời sáng tạo học kì 1 (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Châu Âu nằm trải dài trên khoảng bao nhiêu độ vĩ tuyến?

  • A. 34. 
  • B. 35.
  • C. 36.
  • D. 37.

Câu 2: Số quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á là

  • A. 49. 
  • B. 50.
  • C.51.
  • D.52.

Câu 3: GDP của EU đứng thứ mấy trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới?

  • A. Thứ nhất. 
  • B. Thứ hai.
  • C. Thứ ba.
  • D. Thứ tư.

Câu 4: Giai đoạn 2015 - 2020, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của châu Phi so với thế giới

  • A. thấp hơn. 
  • B. cao hơn.
  • C. bằng nhau.
  • D. cao hơn 2 lần.

Câu 5: Phần đông của châu Phi có địa hình

  • A. tập trung nhiều hệ thống núi trẻ cao đồ sộ.
  • B. thấp và khá bằng phẳng, chủ yếu là các cao nguyên, đồng bằng cao.
  • C. thấp và bảng phẳng, chủ yếu là các đồng bằng thấp.
  • D. được nâng lên mạnh, tạo thành nhiều thưng lũng sâu.

Câu 6: Số dân của châu Âu đứng thứ tư trên thế giới sau

  • A. châu Á, châu Phi và châu Mỹ.
  • B. châu Á, châu Phi và châu Đại Dương.
  • C. châu Phi, châu Mỹ và châu Đại Dương.
  • D. châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương.

Câu 7: Khó khăn của môi trường xích đạo ở châu Phi là

  • A. cây trồng phát triển quanh năm.
  • B. đất dễ bị rửa trôi.
  • C. rừng mưa nhiệt đới phát triển.
  • D. nhiệt độ và độ ẩm cao.

Câu 8: Phần nhiều các nước châu Á là các nước

  • A. phát triển.
  • B. đang phát triển.
  • C. có thu nhập bình quân đầu người cao.
  • D. công nghiệp hiện đại.

Câu 9: Nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn đói ở châu Phi là

  • A. vùng nam hoang mạc Xa-ha-ra.  
  • B. Nam Phi.
  • C. Đông Phi.
  • D. Bắc Phi.

Câu 10: Tính từ bắc xuống nam, châu Âu có những đới khí hậu nào?

  • A. Cực và cận cực; Ôn đới; Cận nhiệt.
  • B. Cực và cận cực; Cận nhiệt; Nhiệt đới.
  • C. Cực và cận cực; Ôn đới; Nhiệt đới.
  • D. Cực và cận cực; Cận nhiệt; Cận xích đạo.

Câu 11: Châu Á không tiếp giáp với đại ng nào?

  • A. Thái Bình Dương. 
  • B. Bắc Băng Dương.
  • C. Ấn Độ Dương.
  • D. Đại Tây Dương.

Câu 12: Trị giá xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của EU chiếm khoảng bao nhiêu % trị giá xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của thế giới?

  • A. 21.
  • B. 31.
  • C. 41.
  • D. 51.

Câu 13: Việt Nam thiết lập quan hệ thương mại với Liên minh châu Âu (EU) vào ngày - tháng - năm nào?

  • A. Ngày 28-11-1990.
  • B. Ngày 28-11-1996.
  • C. Ngày 28-11-1994.
  • D. Ngày 28-11-1998.

Câu 14: Ý nào không phải là đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu?

  • A. Cơ cấu dân số già.
  • B. Cơ cấu dân số trẻ.
  • C. Tỉ lệ nữ nhiều hơn nam.
  • D. Trình độ học vấn cao.

Câu 15: Giải pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu là

  • A. kiểm soát đầu ra của các nguồn rác thải.
  • B. đánh thuế phát thải các-bon, giảm lượng xe lưu thông.
  • C. tăng cường tái chế và tái sử dụng chất thải.
  • D. xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khí thải ra môi trường.

Câu 16: Nhóm các cây công nghiệp có giá trị của môi trường nhiệt đới ở châu Phi

  • A. thuốc lá, cao su, đay, tiêu, quế.
  • B. mía, chè, thuốc lá, bông, cà phê.
  • C, bông, sơn, thuốc lá, đay, tiêu.
  • Ð. tiêu, điều, kê, cao su, bông.

Câu 17: Các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị nhất ở Bắc Á là

  • A. khoáng sản, đất nông nghiệp, rừng.
  • B. rừng, khoáng sản, đất nông nghiệp, nguồn nước.
  • C. khoáng sản, rừng, nguồn nước.
  • D. khoáng sản, đất nông nghiệp, nguồn nước.

Câu 18: Bán đảo nào trong các bán đảo dưới đây nằm ở Bắc Âu?

  • A. lI-bê-rích. 
  • B. I-ta-li-a.
  • C. Xcan-đi-na-vi.
  • D. Ban-căng.

Câu 19: Phần đất liền châu Á tiếp giáp với các châu lục nào?

  • A. Châu Âu và châu Phi. 
  • B. Châu Đại Dương và châu Phi.
  • C. Châu Âu và châu Mỹ.
  • D. Châu Mỹ và châu Đại Dương.

Câu 20: Liên Minh Châu Âu khi thành lập mục đích đầu tiên là liên minh

  • A. Kinh tế.
  • B. Quân sự.
  • C. Văn hóa.
  • D. Thể thao.

Câu 21: Năm 2020, các nước có tỉ lệ dân đô thị từ 90% trở lên là

  • A. Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan.
  • B. Anh, Pháp, Đức.
  • C. Ai-xơ-len, Bỉ, Hà Lan.
  • D. Phần Lan, Thụy Sỹ, I-ta-li-a.

Câu 22: Liên minh châu Âu (EU) được thành lập chính thức vào thời gian nào?

  • A. Ngày 1 tháng 1 năm 1993.
  • B. Ngày 1 tháng 1 năm 1994.
  • C. Ngày 1 tháng 1 năm 1995.
  • D. Ngày 1 tháng 1 năm 1996.

Câu 23: Các khoáng sản chính của châu Phi bao gồm

  • A. than đá, dầu mỏ, u-ra-ni-um, ti-tan.
  • B. vàng, đồng, dầu mỏ, kim cương.
  • C. than đá, chì, ti-tan.
  • D. u-ra-ni-um, thiếc, kim cương, than bùn.

Câu 24: Cụm đô thị xuyên biên giới của châu Âu nằm ở đâu?

  • A. Từ Li-vơ-pun (Anh) đến Côn (Đức).
  • B. Từ Pa-ri (Pháp) đến Ma-đrit (Tây Ban Nha).
  • C. Từ Pa-ri (Pháp) đến Luân Đôn (Anh).
  • D. Từ Mat-xcơ-va (Liên Ban Nga) đến Ki-ép (U-crai-na).

Câu 25: Phía Bắc của châu Âu tiếp giáp với đại dương nào sau đây?

  • A. Đại Tây Dương.
  • B. Bắc Băng Dương.
  • C. Thái Bình Dương.
  • D. Ấn Độ Dương.

Câu 26: Khó khăn của EU khi sử dụng đồng tiền chung như thế nào?

  • A. Gây nên tình trạng giá hàng tiêu dùng cao và dẫn tới lạm phát.
  • B. Gây trở ngại cho việc chuyển giao vốn trong EU.
  • C. Tăng tính rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
  • D. Làm phức tạp công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.

Câu 27: Các nước ở Tây Á có khí hậu

  • A. cận nhiệt địa trung hải, cảnh quan chủ yếu là rừng lá cứng.
  • B. ôn đới lục địa, cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên.
  • C. nhiệt đới gió mùa, cảnh quan chủ yếu là rừng lá rộng.
  • D. rất khô hạn và nóng, cảnh quan phần lớn là hoang mạc và bán hoang mạc.

Câu 28: Giải pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu là

  • A. trồng rừng và bảo vệ rừng.
  • B. đầu tư công nghệ xanh, năng lượng tái tạo.
  • C. kiểm soát đầu ra của các nguồn rác thải, hoá chất độc hại từ sản xuất nông nghiệp.
  • D. sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất công nghiệp.

Câu 29: Những khu vực có khí hậu nhiệt đới là

  • A. toàn bộ Đông Nam Á và Nam Á.
  • B. phần lục địa Đông Nam Á (trừ bán đảo Mã Lai), Nam Á và phía nam Tây Á.
  • C. phần lục địa của Đông Nam Á và toàn bộ Nam Á.
  • D. phần lục địa của Đông Nam Á và phần đông của Nam Á.

Câu 30: Năm 2020, cơ cấu dân số theo giới tính nữ ở châu Âu là

  • A. 51,7%.
  • B. 52,7%.
  • C. 53,7%.
  • D.54,7%.

Câu 31: Châu Âu có diện tích lớn hơn châu lục nào dưới đây?

  • A. Châu Phi. 
  • B. Châu Mỹ.
  • C. Châu Đại Dương.
  • D. Châu Nam Cực.

Câu 32: Địa hình toàn bộ châu Phi có độ cao trung bình là

  • A. 700m. 
  • B. 750m.
  • C. 800m.
  • D. 850m.

Câu 33: Mùa hạ ở Nam Á có gió từ biển thổi vào, đó là

  • A, gió mùa đông nam.
  • B. gió nam và đông nam.
  • C. gió mùa đông bắc.
  • D. gió mùa tây nam.

Câu 34: Môi trường nào có lượng mưa lớn nhất châu Âu?

  • A. Ôn đới lạnh.
  • B. Ôn đới lục địa.
  • C. Ôn đới hải dương.
  • D. Địa Trung Hải.

Câu 35: Dân cư châu Á tập trung đông ở các khu vực

  • A. Nam Á, Đông Nam Á, Tây Á.
  • B. Nam Á, Đông Nam Á, phía đông của Đông Á.
  • C. Bắc Á, Trung Á, Tây Á, Đông Á.
  • D. Đông Á, Đông Nam Á, Trung Á.

Câu 36: Các khu vực có khí hậu cận nhiệt địa trung hải là:

  • A. các đảo, quần đảo và một dải hẹp dọc theo duyên hải phía bắc châu lục.
  • B. ba bán đảo ở khu vực Nam Âu.
  • C. ra phía tây bán đảo Xcan-đi-na-vi và Tây Âu.
  • D. trung tâm lục địa và khu vực dãy U-ran.

Câu 37: Núi trẻ ở châu Âu phân bố tập trung ở đâu?

  • A. Phía Nam.
  • B. Phía Bắc.
  • C. Phía Đông.
  • D. Phía Tây.

Câu 38: Có bao nhiêu nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7)?

  • A. 3. 
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 39: Năm 2020, số đô thị có trên 10 triệu dân ở châu Á là

  • A. 18. 
  • B. 19.
  • C. 20.
  • D. 21.

Câu 40: Khu vực địa hình nào chiếm phần lớn diện tích châu Âu?

  • A. Cao nguyên. 
  • B. Núi già.
  • C. Núi trẻ.
  • D. Đồng bằng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác