Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 7 chân trời sáng tạo học kì II (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 7 chân trời sáng tạo học kì 2 (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bắc Mỹ đã sử dụng nguồn năng lượng sạch nào để thay thế nguồn năng lượng hóa thạch?

  • A. Năng lượng mặt trời.
  • B. Năng lượng hạt nhân.
  • C. Năng lượng than đá.
  • D. Năng lượng điện nhiệt.

Câu 2: Hiệp ước châu Nam Cực được kí vào ngày tháng năm nào?

  • A. 01/12/1858.
  • B. 12/12/1858.
  • C. 12/01/1858.
  • D. 01/12/1859.

Câu 3: Xếp theo thứ tự từ Bắc xuống Nam ở lục địa Nam Mĩ lần lượt là ba đồng bằng lớn nào sau đây?

  • A. Ô-ri-nô-cô, A-ma-zon, Pam-pa.
  • B. Pam-pa, A-ma-dôn, La-pla-ta.
  • C. La-pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn.
  • D. A-ma-dôn, La-pla-ta, Pam-pa.

Câu 4: Người bản địa ở Trung và Nam Mỹ chủ yếu là người?

  • A. Người Âu.
  • B. Người Anh-điêng.
  • C. Người Phi.
  • D. Người lai.

Câu 5: Lục địa Ô-xtrây-li-a trải dài từ khoảng vĩ tuyến bao nhiêu?

  • A. 10$^{o}$N đến khoảng 39$^{o}$N.
  • B. 10$^{o}$N đến khoảng 89$^{o}$B.
  • C. 10$^{o}$B đến khoảng 39$^{o}$N.
  • D. 20$^{o}$N đến khoảng 39$^{o}$Đ.

Câu 6: Miền núi thấp và trung bình ở phía đông, bao gồm dãy núi nào sau đây?

  • A. Dãy núi già A-pa-lát và cao nguyên La-bra-đo.
  • B. Đồng bằng Lớn.
  • C. Hệ thống núi Cooc-đi-e.
  • D. Đồng bằng trung tâm.

Câu 7: Cơ cấu dân số Ô-xtrây-li-a có đặc điểm gì?

  • A. Cơ cấu dân số già.
  • B. Cơ cấu dân số trẻ.
  • C. Tuổi thọ trung bình thấp.
  • D. Tỉ lệ trẻ em sinh ra cao.

Câu 8: Phân bố dân cư của Ô-xtrây-li-a có đặc điểm gì?

  • A. Phân bố không đồng đều.
  • B. Tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm.
  • C. Tập trung thưa thớt ở khu vực Đông Nam.
  • D. Phân bố dân cư đồng đều.

Câu 9: Dãy núi cao đồ sộ nhất Nam Mỹ là dãy núi nào?

  • A. Atlat.
  • B. Andet.
  • C. Himalaya.
  • D. Cooc-đi-e.

Câu 10: Sự hợp huyết giữa người gốc Âu, người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa tạo nên đặc điểm gì trong nguồn gốc dân cư của Trung và Nam Mỹ?

  • A. Dân số đông.
  • B. Đa dân tộc.
  • C. Sự đa dạng.
  • D. Dân số trẻ.

Câu 11: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư châu Đại Dương?

  • A. Dân số ít nhất thế giới.
  • B. Tỉ lệ dân thành thị cao.
  • C. Dân nhập cư ít, chủ yếu là người bản địa.
  • D. Mật độ dân số thấp nhất thế giới.

Câu 12: Lục địa Nam Cực được phát hiện vào năm?

  • A. 1819.
  • B. 1820.
  • C. 1821.
  • D. 1822.

Câu 13: Rừng A-ma-dôn đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với khí hậu Trái Đất?

  • A. Điều hòa khí hậu.
  • B. Cung cấp CO$_{2}$
  • C. Bảo tồn thiên nhiên.
  • D. Cung cấp các loại gỗ quý.

Câu 14: Mật độ dân số bình quân hiện nay của Ô-xtrây-li-a là bao nhiêu?

  • A. 78 người/km$^{2}$.
  • B. 8 người/km$^{2}$.
  • C. 71 người/km$^{2}$.
  • D. 3 người/km$^{2}$.

Câu 15: Vị trí giới hạn của Châu Mỹ trải dài từ

  • A. Từ vùng cực Bắc đến gần châu Nam Cực.
  • B. Nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Nam.
  • C. Từ chí tuyến đến vùng cực ở 2 bán cầu.
  • D. Từ chí tuyến bắc đến vòng cực Nam.

Câu 16: Nơi nào dưới đây không thuộc khu vực Trung và Nam Mỹ?

  • A. Eo đất Trung Mỹ.
  • B. Các đảo và quần đảo trong biển Ca-ri-be.
  • C. Lục địa Nam Mỹ.
  • D. Mũi Hảo vọng.

Câu 17: Từ thế kỉ XVIII, người nhập cư đến Ô-xtrây-li-a chủ yếu từ châu lục nào?

  • A. Châu Á.
  • B. Châu Phi.
  • C. Châu Mỹ.
  • D. Châu Âu.

Câu 18: Có bao nhiêu quốc gia kí “Hiệp ước châu Nam Cực”?

  • A. 10.
  • B. 11.
  • C. 12.
  • D. 13.

Câu 19: Rừng A-ma-dôn phân bố trải dài qua bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ?

  • A. 7.
  • B. 9.
  • C. 12.
  • D. 10.

Câu 20: Bắc Mỹ áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại, kết hợp với phương thức khai thác đa canh và luân canh, tăng cường sử dụng phân bón sinh học nhằm mục đích gì?

  • A. Khai thác tối đa tài nguyên đất.
  • B. Đa dạng sản phẩm nông nghiệp.
  • C. Đảm bảo năng suất lao động, bảo vệ và chống thoái hóa đất.
  • D. Làm giàu cho nông dân.

Câu 21: Nửa sau thế kỉ XX, người nhập cư đến Ô-xtrây-li-a chủ yếu từ châu lục nào?

  • A. Châu Á.
  • B. Châu Phi.
  • C. Châu Mỹ.
  • D. Châu Âu.

Câu 22: Theo nghiên cứu sơ bộ, lục địa Nam Cực có những loại khoáng sản nào?

  • A. Than đá, sắt, đồng.
  • B. Chì, kẽm, sắt.
  • C. Apatit, than đá, sắt.
  • D. Sắt, đồng, kẽm.

Câu 23: Ở châu Đại Dương có những loại đảo nào sau đây?

  • A. Đảo núi lửa và đảo san hô.
  • B. Đảo núi lửa và đảo động đất.
  • C. Đảo san hô và đảo nhân tạo.
  • D. Đảo nhân tạo và đảo sóng thần.

Câu 24: Mức độ đa dạng sinh học ở rừng A-ma-dôn đạt ở mức

  • A. rất cao.
  • B. trung bình.
  • C. thấp.
  • D. rất thấp.

Câu 25: Đồng bằng Bắc Mỹ được khai thác để?

  • A. Trồng trọt.
  • B. Chăn nuôi.
  • C. Xây dựng đô thị.
  • D. Làm đồng cỏ.

Câu 26: Trung và Nam Mỹ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số vào loại

  • A. Cao (>1,8%).
  • B. Thấp nhất (1-1,8%).
  • C. Rất thấp (0-0,8%).
  • D. Thấp (0,9%).

Câu 27: Pê-ru chiếm bao nhiêu % tỉ lệ diện tích rừng A-ma-dôn?

  • A. 13%.
  • B. 12%.
  • C. 11%.
  • D. 10%.

Câu 28: Việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện vào năm nào?

  • A. 1956.
  • B. 1957.
  • C. 1958.
  • D. 1959.

Câu 29: Rừng A-ma-dôn có diện tích là?

  • A. Hơn 3,5 triệu km$^{2}$.
  • B. Hơn 4,5 triệu km$^{2}$.
  • C. Hơn 5,5 triệu km$^{2}$.
  • D. Hơn 6,5 triệu km$^{2}$.

Câu 30: Châu Mỹ là châu lục có diện tích đứng thứ mấy trên thế giới?

  • A. Thứ 1.
  • B. Thứ 5.
  • C. Thứ 2.
  • D. Thứ 4.

Câu 31: Tổ tiên của người bản địa ở Trung và Nam Mỹ có nguồn gốc từ đâu?

  • A. Di cư từ châu Á sang.
  • B. Di cư từ châu Âu sang.
  • C. Di cư từ Châu Phi.
  • D. Sự hòa huyết giữa các tộc người.

Câu 32: Đất đai ở Ô-xtrây-li-a phần lớn có đặc điểm gì?

  • A. Khô hạn, kém màu mỡ.
  • B. Ẩm ướt, phì nhiêu.
  • C. Khô hạn, màu mỡ.
  • D. Đất phù sa chiếm diện tích lớn.

Câu 33: Vùng đảo châu Đại Dương bao gồm các khu vực

  • A. Mê-la-nê-di, Pô-li-nê-đi và Niu Di-len.
  • B. Mi-crô-nê-đi, Pô-li-nê-đi và Niu Di-len.
  • C. Mê-la-nê-di, Mi-crô-nê-đi và Niu Di-len.
  • D. Mê-la-nê-di, Mi-crô-nê-đi, Pô-li-nê-đi và Niu Di-len.

Câu 34: Bra-xin chiếm bao nhiêu % tỉ lệ diện tích rừng A-ma-dôn?

  • A. 70%.
  • B. 65%.
  • C. 60%.
  • D. 55%.

Câu 35: Diện tích rừng ở Ô-xtrây-li-a hiện nay là bao nhiêu?

  • A. 133,8 triệu ha.
  • B. 120,1 triệu ha.
  • C. 129,5 triệu ha.
  • D. 134,0 triệu ha.

Câu 36: Nguyên nhân làm cho đất đai ở Bắc Mỹ bị thoái hóa?

  • A. Do mưa lớn.
  • B. Do sử dụng phân hóa học trong thời gian dài.
  • C. Do sử dụng máy móc trong nông nghiệp.
  • D. Do trồng quá nhiều vụ trong năm.

Câu 37: Đô thị hóa ở Ô-xtray-li-a có đặc điểm gì?

  • A. Mức độ đô thị hóa cao.
  • B. Mức độ đô thị hóa thấp.
  • C. Mức độ đô thị hóa trung bình.
  • D. Mức độ đô thị hóa rất thấp.

Câu 38: Dân cư Trung và Nam Mỹ bao gồm những thành phần nào?

  • A. Người bản địa và người nhập cư.
  • B. Người nhập cư và người lai.
  • C. Người bản địa và người lai.
  • D. Người bản địa, người nhập cư và người lai.

Câu 39: Rừng A-ma-dôn còn được xem là?

  • A. Điều hòa tự nhiên.
  • B. Máy lọc không khí.
  • C. Khu bảo tồn thiên nhiên.
  • D. Lá phổi xanh của Trái Đất.

Câu 40: Nguyên nhân làm cho tự nhiên Trung và Nam Mỹ có sự phân hóa theo chiều đông - tây, theo chiều bắc - nam và theo chiều cao?

  • A. Do có nhiều núi cao.
  • B. Do lãnh thổ rộng lớn, trải dài trên nhiều vĩ độ.
  • C. Do lãnh thổ rộng lớn.
  • D. Do lãnh thổ cách xa biển.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác