Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời Ôn tập chương 4: Địa lí các vùng kinh tế (P4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời sáng tạo Ôn tập chương 4: Địa lí các vùng kinh tế (P4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh gì trong khai thác và chế biến khoáng sản?

  • A. Giàu tài nguyên khoáng sản.                     
  • B. Lao động khu vực còn ít.
  • C. Khoa học kĩ thuật hiện đại.                       
  • D. Khai thác quy mô cực lớn.

Câu 2: Cơ cấu cây trồng của Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm

  • A. cây công nghiệp, rau quả, cây dược liệu.
  • B. cây công nghiệp, cây lương thực, cây rau.
  • C. cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực.
  • D. cây lương thực, cây ăn quả, cây rau

Câu 3: Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản do

  • A. giàu tài nguyên khoáng sản.
  • B. dân số dân, lao động dồi dào.
  • C. trình độ khoa học, công nghệ cao.
  • D. thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn.

Câu 4: Khó khăn về tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ khi phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả là

  • A. đất thường xuyên rửa trôi, xói mòn.
  • B. địa hình núi cao hiểm trở.
  • C. khí hậu rét đậm, thiếu nước mùa đông.
  • D. thường xuyên chịu ảnh hưởng lũ quét.

Câu 5: Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với nước láng nào dưới đây?

  • A. Lào.                       
  • B. Thái Lan.           
  • C. Trung Quốc.         
  • D. Cam-pu-chia.

Câu 6: Đồng bằng sông Hồng có thế mạnh cơ sở hạ tầng vật chất – kĩ thuật giúp

  • A. giao thương kinh tế với các vùng và quốc tế.
  • B. phát triển du lịch văn hóa – lịch sử.
  • C. đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế.
  • D. thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước.

Câu 7: Đồng bằng sông Hồng có mật độ số dân cao nước do

  • A. tài nguyên đất đa dạng.                           
  • B. khí hậu có mùa đông lạnh.
  • C. mạng lưới sông ngòi dày đặc.                 
  • D. lịch sử lãnh thổ khai thác lâu đời.

Câu 8: Đâu không phải là thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Hồng

  • A. Dân cư, lao động.                                     
  • B. Khoáng sản.
  • C. Lịch sử - văn hóa.                                     
  • D. Chính sách.

Câu 9: Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh công nghiệp nên 

  • A. đất lâm nghiệp ngày càng tăng.
  • B. đất chuyên dùng giảm mạnh.
  • C. đất nông nghiệp thu hẹp.
  • D. đất ở, chuyên dùng giảm.

Câu 10: Lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ hẹp theo chiều

  • A. Tây - Nam.
  • B. Đông – Tây.
  • C. Bắc – Nam.
  • D. Đông – Bắc.

Câu 11: Vấn đề đang đặt ra đối với sự phát triển ngành lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ là gì?

  • A. Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn và ven biển.
  • B. Phát triển mô hình nông – lâm – ngư kết hợp.
  • C. Kết hợp giữa khai thác, chế biến và bảo vệ rừng.
  • D. Đẩy mạnh khâu chế biến gỗ và lâm sản.

Câu 12: Năm 2021, tỉ lệ dân thành thị Duyên hải Nam Trung Bộ chiếm hơn

  • A. 30%
  • B. 40%
  • C. 50%
  • D. 60%

Câu 13: Nội dung nào dưới đây là tình hình phát triển giao thông vận tải biển duyên hải Nam Trung Bộ?

  • A. Phát triển dịch vụ vận tải biển.
  • B. Lượng hàng hóa vận chuyển giảm.
  • C. Số lượng cảng biển ở vùng còn ít.
  • D. Quy mô cảng biển còn nhỏ.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây là tình hình phát triển khai thác khoáng sản biển ở duyên hải Nam Trung Bộ?

  • A. Đẩy mạnh khai thác khoáng sản biển.
  • B. Khoa học – công nghệ chưa được áp dụng.
  • C. Quy mô cảng biển còn nhỏ.
  • D. Phát triển dịch vụ vận tải biển.

Câu 15:  Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển nghề làm muối ở 

  • A. Ninh Thuận.
  • B. Ninh Bình.
  • C. Nghệ An.
  • D. Quảng Nam.

Câu 16: Thế mạnh vượt trội có khả năng làm biến đổi nhanh chóng nền kinh tế vùng duyên hải Nam Trung Bộ là

  • A. Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư.
  • B. Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
  • C. Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp.
  • D. Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa.

Câu 17: Tây Nguyên chủ yếu khai thác loại khoáng sản nào dưới đây?

  • A. Sắt.
  • B. Bô – xít.
  • C. Than đá.
  • D. Đồng.

Câu 18: Đâu là thế mạnh về kinh tế- xã hội giúp phát triển cây công nghiệp lâu năm của Tây Nguyên?

  • A. Địa hình và đất.                                             
  • B. Nguồn lao động.
  • C. Khoáng sản.                                                   
  • D. Nguồn nước

Câu 19: Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

  • A. tìm thị trường ổn định.                               
  • B. đa dạng hóa cây trồng.
  • C. quy hoạch lại vùng chuyên canh.               
  • D. đẩy mạnh xuất khẩu.

Câu 20: Cơ cấu ngành công nghiệp vùng Đông Nam Bộ gồm

  • A. công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên, công nghiệp sản xuất điện, công nghiệp sản phẩm.
  • B. công nghiệp khai thác than và khí tự nhiên, công nghiệp sản xuất điện, công nghiệp sản phẩm.
  • C. công nghiệp khai thác dầu thô và than, công nghiệp sản xuất điện, công nghiệp sản phẩm.
  • D. công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên, công nghiệp sản xuất than, công nghiệp sản phẩm.

Câu 21: Nhà máy thủy điện nào dưới đây thuộc vùng Đông Nam Bộ

  • A. Yaly.                       
  • B. Sông Hinh.           
  • C. Thác Bà.             
  • D. Trị An.

Câu 22: Sự khác biệt về trình độ lao động của vùng Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong cả nước là

  • A. Hạn chế về trình độ hơn.
  • B. Năng động hơn trong cơ chế thị trường.
  • C. Có trình độ học vấn cao hơn.
  • D. Có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

Câu 23: Năm 2021, số dân trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt bao nhiêu triệu người?

  • A. 17,4
  • B. 17,5
  • C. 17,6
  • D. 17,7

Câu 24: Sản xuất lương thực và thực phẩm có vai trò

  • A. Hạn chế các ngành kinh tế khác.
  • B. Đảm bảo an ninh lương thực.
  • C. Sử dụng ít người lao động.
  • D. Chuyển dịch năng suất lao động. 

Câu 25: Ý nào dưới đây là định hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

  • A. Phát triển nông nghiệp mạnh.                 
  • B. Phát triển những ngành cũ.
  • C. Phát triển du lịch biển.                             
  • D. Thu hút vốn trong nước.

Câu 26: Năm 2022, nước ta có bao nhiêu huyện đảo?

  • A. 10
  • B. 11
  • C. 12
  • D. 13

Câu 27: Nguồn lợi tổ yến của nước ta phân bố chủ yếu ở

  • A. các đảo trên vịnh Bắc Bộ.                                 
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Duyên hải Nam Trung Bộ.                               
  • D. Đông Nam Bộ.

Câu 28: Vấn đề đặt ra trong khai thác dầu khí ở thềm lục địa nước ta là

  • A. Tránh để xảy ra các sự cố môi trường.
  • B. Tăng cường hợp tác với các nước.
  • C. Xây dựng nhà máy lọc dầu tại nơi khai thác
  • D. Hợp tác toàn diện lao động nước ngoài.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác