Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời Ôn tập chương 4: Địa lí các vùng kinh tế (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 chân trời sáng tạo Ôn tập chương 4: Địa lí các vùng kinh tế (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Công nghiệp khai khoáng vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm các ngành công nghiệp

  • A. khai thác quặng kim loại và phi kim, khai thác than, khai thác dầu khí.
  • B. khai thác quặng kim loại và phi kim, khai thác dầu khí, khai thác đá các loại.
  • C. khai thác quặng kim loại và phi kim, khai thác than, khai thác đá các loại.
  • D. khai thác dầu khí, khai thác than, khai thác đá các loại.

Câu 2: Khó khăn chủ yếu hiện nay với phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A. thiếu đồng cỏ phát triển chăn nuôi.               
  • B. chuyển sản phẩm tới vùng tiêu thụ.
  • C. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.         
  • D. nguồn lao động chưa được đào tạo.

Câu 3: Tỉnh nào ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản?

  • A. Hải Phòng.
  • B. Lạng Sơn.
  • C. Bắc Giang.
  • D. Quảng Ninh.

Câu 4: Năm 2021, số dân trong vùng Đồng bằng sông Hồng đạt bao nhiêu triệu người?

  • A. 23,3
  • B. 23,4
  • C. 23,5
  • D. 23,6

Câu 5: Đồng bằng sông Hồng có thế mạnh về khí hậu giúp

  • A. phát triển thâm canh lúa nước.
  • B. phát triển cây trồng ôn đới vào mùa đông.
  • C. cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt.
  • D. phát triển công nghiệp khai thác, chế biến.

Câu 6: Năm 2021, ngành dịch vụ của vùng đồng bằng sông Hồng chiếm tỉ trọng bao nhiêu% trong cơ cấu GRDP?

  • A. 41,1%
  • B. 42,1%
  • C. 43,1%
  • D. 44,1%

Câu 7: Trung tâm công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng nào dưới đây có quy mô trung bình?

  • A. Nam Định.
  • B. Ninh Bình.
  • C. Hà Nội.
  • D. Bắc Ninh.

Câu 8: Bắc Trung Bộ có thế mạnh về biển đảo giúp

  • A. trồng cây công nghiệp, lương thực.       
  • B. phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
  • C. khai thác, nuôi trồng hải sản.                   
  • D. phát triển lâm nghiệp, bảo vệ môi trường.

Câu 9: Năm 2021, nông nghiệp đóng góp bao nhiêu phần trăm giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của Bắc Trung Bộ?

  • A. 74%
  • B. 75%
  • C. 76%
  • D. 77%

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí địa lý, lãnh thổ của Bắc Trung Bộ? A. Tiếp giáp một quốc gia, ba vùng kinh tế.

  • B. Vị trí thuận lợi giao lưu với cửa khẩu.
  • C. Diện tích nhỏ nhưng mật độ dân cư cực cao.
  • D. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng.

Câu 11: Yếu tố nào dưới đây là điều kiện kinh tế - xã hội vùng duyên hải Nam Trung Bộ?

  • A. Thị trường.
  • B. Khí hậu.
  • C. Sinh vật.
  • D. Địa hình.

Câu 12: Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có sản lượng đánh bắt cá biển cao hơn Bắc Trung Bộ vì

  • A. có bãi tôm cá ven biển và gần ngư trường vịnh Bắc Bộ.
  • B. không chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc.
  • C. vùng biển tập trung nhiều bãi tôm, bãi cá lớn nhất.
  • D. được trang bị tàu thuyền đánh bắt hiện đại hơn.

Câu 13: Vấn đề có ý nghĩa cấp bách trong việc phát triển nghề cá duyên hải Nam Trung Bộ là

  • A. hạn chế nuôi trồng để bảo vệ môi trường ven biển.
  • B. khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
  • C. không khai thác ven bờ, chỉ đánh bắt xa bờ.
  • D. giảm việc khai thác để duy trì trữ lượng thủy sản.

Câu 14: Tây Nguyên địa hình chủ yếu là

  • A. đồng bằng thấp.
  • B. cao nguyên xếp tầng.
  • C. đồi núi thấp.
  • D. đồi núi cao.

Câu 15: Công nghiệp chế biến ở Tây Nguyên đang được đẩy mạnh chủ yếu nhờ

  • A. điều kiện tự nhiên thuận lợi.                     
  • B. tăng cường nguồn lao động.
  • C. xây dựng cơ sở hạ tầng và thị trường.     
  • D. nông nghiệp hàng hóa phát triển.

Câu 16: Tây Nguyên phát triển nông nghiệp theo hướng nào để nâng cao giá trị nông sản, tăng lợi nhuận?

  • A. Phát triển mô hình trang trại.                     
  • B. Liên doanh với nước ngoài.
  • C. Gắn liền với công nghiệp chế biến.           
  • D. Hạn chế thị trường khó tính.

Câu 17: Đông Nam Bộ không tiếp giáp với vùng nào sau đây?

  • A. Trung du miền núi Bắc Bộ.                       
  • B. Tây Nguyên.
  • C. Bắc Trung Bộ.                                           
  • D. Duyên hải miền Trung.

Câu 18: Nhân tố quan trọng nhất để Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta là

  • A. Có đất ba dan và phù sa cổ.
  • B. Khí hậu có sự phân mùa.
  • C. Khí hậu cận xích đạo.
  • D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc

Câu 19: Năm 2021, tỉ lệ gia tăng dân số của Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. 0,54%
  • B. 0,55%
  • C. 0,56%
  • D. 0,57%

Câu 20: Ý nào dưới đây là tài nguyên du lịch tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Vườn quốc gia Mũi Cà Mau.
  • B. Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử.
  • C. Làng nghề sản xuất kẹo dừa Bến Tre.
  • D. Chợ nổi trên sông Cái Răng.

Câu 21: Đâu không phải là thế mạnh giúp phát triển du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Diện tích rừng lớn.                                         
  • B. Khí hậu.
  • C. Chính sách.                                                   
  • D. Nguồn nước.

Câu 22: Thành phố nào dưới đây là thành phố trực thuộc Trung ương ở Đông Nam Bộ?

  • A. Hồ Chí Minh.
  • B. Bình Phước.
  • C. Đồng Nai.
  • D. Bình Dương.

Câu 23: Tây Nguyên thế mạnh về địa hình và đất giúp

  • A. quy hoạch vùng chuyên canh nông nghiệp.
  • B. phát triển cây nông nghiệp cơ cấu đa dạng.
  • C. phát triển cây công nghiệp quy mô lớn.
  • D. phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường.

Câu 24: Đâu không phải là thế mạnh về tự nhiên giúp phát triển cây công nghiệp lâu năm của Tây Nguyên?

  • A. Địa hình và đất.                                             
  • B. Khí hậu.
  • C. Khoáng sản.                                                   
  • D. Nguồn nước.

Câu 25: Khí hậu trên Biển Đông mang tính chất?

  • A. Cận nhiệt gió mùa.
  • B. Xích đạo gió mùa.
  • C. Ôn đới gió mùa.
  • D. Nhiệt đới gió mùa.

Câu 26: Nội dung nào dưới đây là đặc điểm chung của vùng kinh tế trọng điểm?

  • A. Bao gồm phạm vi nhiều tỉnh, thành phố.
  • B. Hội tụ những điều kiện chưa thuận lợi.
  • C. Phát triển với nhịp độ tăng trưởng ổn định.
  • D. Là địa bàn còn hạn chế thu hút đầu tư.

Câu 27: Ý nào dưới đây là thực trạng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

  • A. Đóng góp vào GDP còn nhỏ.               
  • B. Ngành kinh tế nổi bật là công nghiệp.
  • C. Dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp.                 
  • D. Nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao.

Câu 28: Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo ở nước ta chưa cần phải quan tâm tới việc

  • A. khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ.
  • B. khai thác quá mức các đối tượng có nguồn lợi kinh tế.
  • C. sử dụng các phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt.
  • D. mở rộng hợp tác với nhiều nước hơn nữa.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác