Đáp án Địa lí 12 chân trời Bài 26: Phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng

Đáp án Bài 26: Phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Địa lí 12 chân trời dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 26. PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

MỞ ĐẦU

Đồng bằng sông Hồng là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng của cả nước; nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá, lịch sử đặc sắc của dân tộc. Vậy, làm thế nào để vừa khai thác hiệu quả các thế mạnh của Đồng bằng sông Hồng vừa làm cho vùng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?

Gợi ý đáp án:

- Ngành công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, sản xuất phần mềm, trí tuệ nhân tạo; công nghiệp hỗ trợ,...; ....

- Trong thời gian tới, Đồng bằng sông Hồng tập trung phát triển các ngành dịch vụ như logistics, viễn thông, y tế chuyên sâu,...; trở thành trung tâm dịch vụ hiện đại của khu vực Đông Nam Á, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ; phát huy vai trò trung tâm đào tạo nguồn lao động chất lượng cao dẫn đầu cả nước;...

I. KHÁI QUÁT

CH: Dựa vào hình 26.1 và thông tin trong bài, hãy: 

- Trình bày vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Đồng bằng sông Hồng. 

- Nêu đặc điểm dân số của vùng

BÀI 26. PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Gợi ý đáp án:

* Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Diện tích khoảng 21,3 nghìn km²

- Đồng bằng sông Hồng có vùng biển rộng thuộc vịnh Bắc Bộ với hệ thống các đảo, quần đảo như quần đảo Cô Tô, đảo Cái Bầu (Quảng Ninh), đảo Cát Bà (Hải Phòng)....

=> Vị trí địa lí tạo thuận lợi cho vùng phát triển kinh tế, giao thương với các vùng trong cả nước và các nước trong khu vực.

* Dân số

- Năm 2021, Đồng bằng sông Hồng có khoảng 23,2 triệu người (chiếm 23,6% số dân cả nước), mật độ dân số cao (1 091 người/km²). 

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của vùng khoảng 1,07% (năm 2021). 

II. THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI

CH: Dựa vào hình 26.1 và thông tin trong bài, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng trong phát triển kinh tế – xã hội.

Gợi ý đáp án:

* Thế mạnh

- Địa hình và đất:

+ Vùng có địa hình tương đối bằng phẳng

+ Đất nông nghiệp chủ yếu là đất phù sa màu mỡ

=> thuận lợi để thâm canh lúa nước, trồng rau đậu và các cây công nghiệp hàng năm.

- Khí hậu: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, có sự phân hoá theo mùa 

=> là cơ sở để hình thành cơ cấu cây trồng đa dạng

- Nguồn nước: khá phong phú => Đây là nguồn tài nguyên quan trọng cho sản xuất và đời sống của người dân trong vùng.

- Rừng: đa dạng với tổng diện tích rừng gần 490 nghìn ha (năm 2021). 

- Biển, đảo: 

+ Đồng bằng sông Hồng có vùng biển rộng với nhiều bãi tôm, cá, có ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh; ven biển có nhiều bãi triều, đầm,... 

=> là những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Địa hình bờ biển thuận lợi để xây dựng các cảng biển. 

- Khoáng sản: vùng có các loại khoáng sản 

b) Điều kiện kinh tế – xã hội

- Dân cư, lao động: Đồng bằng sông Hồng có số dân đông, nguồn lao động dồi dào. Vùng có tỉ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất cả nước, chiếm 37% lao động từ 15 tuổi trở lên của vùng (năm 2021), đây là lợi thế lớn trong phát triển kinh tế – xã hội.

- Cơ sở hạ tầng và vật chất – kĩ thuật: đang được đầu tư và phát triển khá đồng bộ, hiện đại. 

- Chính sách: trong những năm qua, nhiều chính sách được ban hành 

=> giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong vùng như chính sách thu hút đầu tư, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và vật chất – kĩ thuật, xây dựng nông thôn mới, đô thị thông minh,...

* Hạn chế

- Biến đổi khí hậu, thiên tai có những tác động đáng kể đến các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI

CH: Dựa vào hình 26.2 và thông tin trong bài, hãy:

- Phân tích tình hình phát triển công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Nêu định hướng phát triển công nghiệp của vùng.

Gợi ý đáp án:

* Tình hình phát triển công nghiệp 

- Công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GRDP và luôn duy trì vai trò là trụ cột tăng trưởng kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, gồm đầy đủ các ngành công nghiệp như khai thác than, khí tự nhiên; sản xuất điện; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống; dệt, may; giày dép,... Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỉ trọng lớn.

- Đồng bằng sông Hồng đi đầu trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo vào sản xuất công nghiệp. 

* Định hướng phát triển:

Trong thời gian tới, ngành công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, sản xuất phần mềm, trí tuệ nhân tạo; công nghiệp hỗ trợ,...; ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mới gắn với nguồn năng lượng tái tạo, sản xuất vật liệu mới,....

CH: Dựa vào hình 26.2 và thông tin trong bài, hãy:

- Phân tích tình hình phát triển ngành dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Nêu định hướng phát triển ngành dịch vụ của vùng.

Gợi ý đáp án:

* Tình hình phát triển

 

 

Giao thông vận tải

- Mạng lưới giao thông vận tải được xây dựng khá hoàn thiện với đầy đủ loại hình giao thông như đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không,... 

- Các tuyến đường bộ trong vùng: quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 18, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn,...; tuyến đường sắt: Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội – Lào Cai,... ở Hà Nội phát triển đường sắt đô thị; hệ thống cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh; 

 

Thương mại

+ Nội thương: Ngành nội thương phát triển mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh, năm 2021 đạt 1 143,1 nghìn tỉ đồng, chiếm khoảng 26% cả nước. 

+ Ngoại thương Ngoại thương của vùng phát triển nhanh. 

Du lịch

- Với lợi thế về các tài nguyên du lịch đặc trưng, sản phẩm du lịch nổi bật của vùng là du lịch văn hoá, du lịch lễ hội, du lịch MICE, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng ở núi và biển, đảo,...

 

Tài chính – ngân hàng

- Các hoạt động tài chính, ngân hàng phát triển mạnh và rộng khắp, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại, phát triển mô hình ngân hàng số, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản trị và cung cấp dịch vụ,... 

* Định hướng phát triển

Trong thời gian tới, Đồng bằng sông Hồng tập trung phát triển các ngành dịch vụ như logistics, viễn thông, y tế chuyên sâu,...; trở thành trung tâm dịch vụ hiện đại của khu vực Đông Nam Á, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ; phát huy vai trò trung tâm đào tạo nguồn lao động chất lượng cao dẫn đầu cả nước

LUYỆN TẬP

CH: Dựa vào hình 26.1, kể tên một số trung tâm công nghiệp và các ngành công nghiệp tiêu biểu của vùng Đồng bằng sông Hồng.

BÀI 26. PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Gợi ý đáp án:

- Trung tâm công nghiệp (Nội Bài) Hà Nội: khu công nghệ cao; sản xuất đồ uống; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; cơ khí; sản xuất hóa chất; dệt, may; ...

- Trung tâm công nghiệp Phúc Yên (Vĩnh Phúc): sản xuất ô tô; sản xuát, chế biến thực phẩm; dệ, may; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính.

- Trung tâm công nghiệp Từ Sơn (Bắc Ninh): sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt, may.

- Trung tâm công nghiệp Phố Hiến (Hưng Yên): sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt...

- Trung tâm công nghiệp chùa Dầu (Nam Định): sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; dệt, may.

- Trung tâm công nghiệp Hải Phòng: nhiệt điện than; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; dệt, may; sản xuất đồ uống; ...

- Trung tâm công nghiệp Hạ Long (Quảng Ninh): khai thác than; sản xuất, chế biến thực phẩm; đóng tàu và thuyền.

- Trung tâm công nghiệp Cẩm Phả (Quảng Ninh): nhiệt điện than; cơ khí; than...

CH: Cho ví dụ về thế mạnh để phát triển ngành dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Gợi ý đáp án:

- Di sản văn hóa thế giới: Quần thể danh thắng Tràng An, Khu di tích Cố đô Hoa Lư.

- Các di tích lịch sử: Khu di tích Cổ Loa, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám.

VẬN DỤNG

CH: Viết bài giới thiệu về một di sản thế giới ở vùng Đồng bằng sông Hồng.

Gợi ý đáp án:

Nằm trong vùng lõi của Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, Cố đô Hoa Lư tọa lạc tại tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội khoảng 100km về phía Nam. Cố đô Hoa Lư là kinh đô của nước Đại Cồ Việt trong 42 năm (968 - 1010) dưới thời trị vì của ba vị vua đầu tiên nhà Đinh: Đinh Tiên Hoàng, Đinh Phế Đế và Đinh Lê Đại Hành. Nơi đây lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa giá trị như đền vua Đinh Tiên Hoàng, đền vua Đinh Phế Đế, đền vua Lê Đại Hành, lăng mộ các vua Đinh, lăng mộ vua Lê,... Các công trình kiến trúc tại Cố đô Hoa Lư mang đậm dấu ấn thời gian, thể hiện sự tinh tế trong kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật trang trí thời nhà Đinh. Năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An, trong đó có Cố đô Hoa Lư, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Việc UNESCO công nhận Cố đô Hoa Lư là Di sản văn hóa thế giới góp phần khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa và tầm quan trọng của di tích này.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác