Đáp án Địa lí 12 chân trời Bài 8: Lao động và việc làm

Đáp án Bài 8: Lao động và việc làm. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Địa lí 12 chân trời dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 8. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

MỞ ĐẦU

Với quy mô dân số đông, nước ta có nguồn lao động dồi dào và trình độ lao động ngày càng được nâng cao. Đây là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước. Vậy, làm thế nào để giải quyết tốt mối quan hệ giữa lao động và việc làm? Các hướng giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay ra sao?

Gợi ý đáp án:

+ Hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đồng bộ, thống nhất để thị trường lao động phát triển theo hướng linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, hội nhập quốc tế.

+ Thúc đẩy tạo việc làm mới, việc làm sáng tạo, chất lượng cao, phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu; tạo việc làm ở khu vực nông thôn, miền núi.

+ Đẩy mạnh liên kết thị trường việc làm giữa các vùng trong nước, hình thành cơ chế 

I. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LAO ĐỘNG

CH: Dựa vào thông tin trong bài, hãy cho biết đặc điểm nguồn lao động nước ta.

Gợi ý đáp án:

- Nguồn lao động dồi dào

- Chất lượng lao động ngày càng nâng cao

II. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

CH: Dựa vào hình 8.1 và thông tin trong bài, hãy phân tích tình hình sử dụng lao động phân theo ngành kinh tế của nước ta.

Gợi ý đáp án:

- Chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động. 

- Tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ có xu hướng tăng; tỉ trọng lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm.

CH: Dựa vào hình 8.2 và thông tin trong bài, hãy phân tích tình hình sử dụng lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta.

Gợi ý đáp án:

+ Giảm tỉ lệ lao động ở khu vực Nhà nước, 

+ Tăng tỉ lệ lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài;

+ Khu vực ngoài Nhà nước vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất.

CH: Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích tình hình sử dụng lao động phân theo thành thị và nông thôn của nước ta.

Gợi ý đáp án:

- Tỉ lệ lao động trong khu vực thành thị có xu hướng ngày càng tăng, chủ yếu tăng lao động ở các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ. 

- Lao động trong khu vực nông thôn có sự chuyển dịch đáng kể, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tăng nhờ quá trình công nghiệp hoá nông thôn

III. VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

CH: Dựa vào thông tin trong bài, hãy:

- Phân tích vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay.

- Trình bày các hướng giải quyết việc làm ở nước ta.

Gợi ý đáp án:

1. Vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay

 Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giữa thành thị và nông thôn có sự khác nhau. 

2. Hướng giải quyết việc làm

- Hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật đồng bộ, thống nhất để thị trường lao động phát triển theo hướng linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, hội nhập quốc tế.

- Thúc đẩy tạo việc làm mới, việc làm sáng tạo, chất lượng cao, phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng

- Đẩy mạnh liên kết thị trường việc làm giữa các vùng trong nước

- Đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực cả về học vấn, trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp, văn hoá ứng xử,...

LUYỆN TẬP

CH: Dựa vào bảng 8.2, nhận xét tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2021.

Gợi ý đáp án:

Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ở nước ta, giai đoạn 2010 – 2021 tăng:

- Trình độ sơ cấp tăng 4,9%; từ 1,9% (2010) lên 6,8% (2021).

- Trình độ trung cấp giảm 1,1%; từ 5,2% (2010) còn 4,1% (2021).

- Trình độ cao đẳng chiếm tỉ trọng thấp nhất trong năm 2021.

- Trình độ từ đại học trở lên chiếm tỉ trọng cao nhất

CH: So sánh tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giữa khu vực thành thị và nông thôn ở nước ta.

Gợi ý đáp án:

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao gấp 1,72 lần so với ở nông thôn; thành thị chiếm 4,3%, cao hơn mức trung bình của cả nước còn nông thôn chiếm 2,5% (2021) 

- Tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị cao gấp 1,1 lần so với nông thôn; thành thị chiếm 3,3% cao hơn mức trung bình của cả nước còn nông thôn chiếm 3,0% (2021) thấp hơn mức trung bình của cả nước

VẬN DỤNG

CH: Viết một báo cáo ngắn về vấn đề việc làm ở địa phương em sinh sống.

Gợi ý đáp án:

TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, đóng góp quan trọng vào GDP quốc gia. Nhu cầu tuyển dụng cao nhất tập trung vào các ngành: công nghiệp chế biến, chế tạo; dịch vụ; xây dựng; du lịch. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động do thiếu hụt nguồn lao động có tay nghề cao và phù hợp với yêu cầu của công việc. Chất lượng lao động còn thấp so với yêu cầu của thị trường lao động. Nhiều lao động thiếu kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Thiếu hụt nguồn lao động có tay nghề cao do hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động; nhiều lao động chưa được đào tạo bài bản, thiếu kỹ năng mềm và kỹ năng thực hành. Cần phải nâng cao chất lượng lao động bằng cách đổi mới chương trình đào tạo, chú trọng đào tạo kỹ năng mềm và kỹ năng thực hành cho lao động; tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo để đào tạo lao động theo nhu cầu của thị trường. Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động, đào tạo lao động và phát triển sản xuất. Vấn đề việc làm ở TP. Hồ Chí Minh là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm giải quyết. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người lao động.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác