Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Kết nối bài 27: Khai thác nguồn lợi thủy sản (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 kết nối tri thức bài 27: Khai thác nguồn lợi thủy sản (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phương pháp không dùng để khai thác nguồn lợi thủy sản là 

  • A. lưới kéo.
  • B. câu.
  • C. lưới rê.
  • D. lưới điện.

Câu 2: Việc đầu tiên cần làm khi thu lưới và bắt thủy sản trong phương pháp lưới kéo là

  • A. giảm tốc độ kéo, thu lưới bằng máy tời chuyên dụng.
  • B. nuôi cấy và nhân sinh khối các chủng vi sinh vật mới.
  • C. phối trộn sinh khối vi sinh vật với cơ chất thích hợp để tạo chế phẩm.
  • D. dịch mã gene của các loài thủy sản đánh bắt được.

Câu 3: Khai thác nguồn lợi thủy sản xa bờ có ý nghĩa trong

  • A. bảo vệ chủ quyền biển đảo.
  • B. bảo vệ tầng ozone.
  • C. bảo vệ tài nguyên đất.
  • D. bảo vệ tài nguyên nhiệt đới.

Câu 4: Khai thác nguồn lợi thủy sản không có ý nghĩa trong

  • A. tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
  • B. nâng cao chất lượng không khí.
  • C. giúp ngư dân bám biển.
  • D. góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến phát triển.

Câu 5: Thời gian ngâm lưới trong phương pháp lưới rê là

  • A. 1-2 giờ.
  • B. 2-4 giờ.
  • C. 3-5 giờ.
  • D. 4-6 giờ.

Câu 6: Trong phương pháp lưới vây, có thể thăm dò thủy sản dựa vào

  • A. quan sát hướng gió.
  • B. quan sát màu nước biển.
  • C. khảo sát độ ẩm không khí.
  • D. khảo sát nồng độ cồn.

Câu 7: Để khai thác thủy sản đạt hiệu quả và bền vững cần

  • A. đề xuất kế hoạch thực hiện với chủ tịch tỉnh.
  • B. kí hợp đồng dài hạn với chủ đầu tư của khu nuôi trồng thủy sản.
  • C. đóng thuế đầy đủ.
  • D. thực hiện đầy đủ các quy định của luật về khai thác nguồn lợi thủy sản.

Câu 8: Lưới kéo là

  • A. phương bảo vệ các loài thủy sản.
  • B. phương pháp khai thác thủy sản chủ động.
  • C. phương pháp bảo vệ khu mua bán thủy sản.
  • D. phương pháp bảo vệ khu vực thủy sản tập trung sinh sản.

Câu 9: A muốn khai thác thủy sản có tính chọn lọc cao, ngư cụ khai thác đơn giản, chi phí thấp. A nên sử dụng phương pháp

  • A. lưới kéo.
  • B. lưới rê.
  • C. câu.
  • D. lưới vây.

Câu 10: B thường đánh bắt thủy sản vào trời tối. Tuy nhiên, vào thời điểm này thường khó tập trung thủy sản đến vị trí thuận lợi cho việc vây bắt. Em hãy đề xuất biện pháp giúp B giải quyết vấn đề này.

  • A. Sử dụng hóa chất.
  • B. Sử dụng thuốc nổ.
  • C. Sử dụng nguồn sáng nhân tạo.
  • D. Sử dụng khí độc. 

Câu 11: Khi thu lưới và bắt thủy sản cần lưu ý điều gì?

  • A. Cần chú ý hàm lượng muối trong nước biển.
  • B. Cần chú ý lượng nước ở khu vực bắt.
  • C. Cần chú ý tình trạng thủy sản lúc bắt.
  • D. Cần chú ý vận tốc của tàu.

Câu 12: Nguyên lí hoạt động của phương pháp lưới kéo là

  • A. dùng hóa chất làm thủy sản tạm thời không xác định được phương hướng.
  • B. lưới được thả chặn ngang đường di chuyển của thủy sản, thủy sản trên đường di chuyển sẽ bị vướng vào lưới và bị giữ lại.
  • C. dùng mồi dụ hải sản.
  • D. lọc nước, bắt thủy sản.

Câu 13: Nguyên lí hoạt động của phương pháp lưới rê là

  • A. dùng hóa chất làm thủy sản tạm thời không xác định được phương hướng.
  • B. lưới được thả chặn ngang đường di chuyển của thủy sản, thủy sản trên đường di chuyển sẽ bị vướng vào lưới và bị giữ lại.
  • C. dùng mồi dụ hải sản.
  • D. lọc nước, bắt thủy sản.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác