Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ lâm nghiệp thủy sản 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 9: Phòng, trị bệnh thủy sản

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ lâm nghiệp thủy sản 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 9: Phòng, trị bệnh thủy sản có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là loại bệnh xuất hiện trên thuỷ sản

  • A. Bệnh lồi mắt, xuất huyết.
  • B. Bệnh uốn ván.
  • C. Bệnh bạc màu.
  • D. Bệnh dịch hạch.

Câu 2: Đâu không phải là vai trò của phòng, trị bệnh thuỷ sản?

  • A. Vai trò bảo vệ các loài thuỷ sản.
  • B. Vai trò đối với sức khoẻ người tiêu dùng.
  • C. Vai trò đối với kinh tế - xã hội.
  • D. Vai trò đối với tài nguyên môi trường.

Câu 3: Đâu không phải là vai trò kinh tế - xã hội

  • A. Giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người nuôi.
  • B. Đảm bảo ổn định nguồn cung cấp sản phẩm thuỷ sản.
  • C. Ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan mầm bệnh vào môi trường.
  • D. Ổn định việc làm.

Câu 4: Thuỷ sản nhiệm bệnh có tỷ lệ chết lên đến:

  • A. 60%.
  • B. 70%.
  • C. 80%.
  • D. 90%

Câu 5: Để phòng bệnh lồi mặt, xuất huyết trên cá rô phi cần:

  • A. Bổ sung các chất tăng sức đề kháng như betaglucan, vitamin C, hạ nhiệt độ hệ thống nuôi.
  • B. Sử dụng tổng hợp các biện pháp dể phòng bệnh như chọn con giống rõ ràng, chất lượng tốt.
  • C. Đặt lồng nuôi ở vùng có điểu kiện tốt nuôi với mất độ vừa phải để giảm stress cho cá.
  • D. Sử dụng con giống kiểm định chặt chẽ để đảm bảo con giống không mang mầm bệnh.

Câu 6: Biểu hiện đặc trưng nhất trên cá rô phi nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus là:

  • A. Mắt lồi đục, xuất huyết bên ngoài, nội tạng.
  • B. Mòn, xơ vây.
  • C. Trên vảy có các đồm trắng.
  • D. Mang cá xơ trắng.

Câu 7: Có các nhận định về vai trò của phòng, trị bệnh thuỷ sản như sau:

(1) Bảo vệ các loại thuỷ sản.

(2) Loại trừ mầm bệnh, tạo sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

(3) Giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người nuôi.

(4) Ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan mầm bệnh vào môi trường tự nhiên.

(5) Ổn định các thông số môi trường nuôi.

Các nhận định đúng là: 

  • A. (5), (2), (3), (4).
  • B. (1), (2), (3), (4).
  • C. (1), (5), (3), (4).
  • D. (1), (2), (3), (5).

Câu 8: Đâu là nguyên nhân gây bệnh hoại tử thần kinh trên cá biển?

  • A. Một loại nấm.
  • B. Một loại vi khuẩn.
  • C. Một loại virus.
  • D. Một loại kí sinh trùng. 

Câu 9: Biểu hiện đặc trưng nhất trên cá song nhiễm bệnh hoại tử thần kinh là

  • A. Cá bỏ ăn, bơi xoay tròn, không định hướng.
  • B. Cá ăn nhiều, bơi theo đàn.
  • C. Cá bơi nhanh, thân màu sáng.
  • D. Cá bị mòn vây, bơi yếu

Câu 10: Biện pháp nào sau đây phù hợp giúp khả năng kháng bệnh đốm trắng cho tôm nuôi nước mặn, lợ?

  • A. Bổ sung men vi sinh, vitamin C, chất kích thích miễn dịch qua đường ngâm.
  • B. Bổ sung men vi sinh, vitamin C, chất kích thích miễn dịch qua đường thức ăn.
  • C. Định kì tắm cho tôm bằng nước ngọt.
  • D. Định kì tắm cho tôm bằng thuốc khử trùng.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng về bệnh đốm trắng do virus gây ra trên tôm nuôi nước lợ, nước mặn?

  • A. Tôm nhiễm bệnh đột ngột giảm ăn, hoạt động kém.
  • B. Tôm bệnh bơi lờ đờ ở mặt nước hoặt dạt vào bờ ao.
  • C. Vỏ tôm xuất hiện đốm trắng dạng chìm, kích cỡ khoảng 0,5 – 2mm
  • D. Tỉ lệ chết dưới 10%  tối đa khoảng 30%.

Câu 12: KIT chuẩn đoán dựa trên nguyên lí:

  • A. Sắc kí miễn dịch, phát hiện tác nhân gây bệnh một cách gián tiếp.
  • B. Tách chiết DNA tổng số.
  • C. Nuôi cấy, nhân sinh khối vi sinh vật.
  • D. Phản ứng PCR đặc hiệu.

Câu 13: Đâu không phải là một số cơ chế tác động chính của probiotics:

  • A. Thay đổi các chỉ tiêu miễn dịch cơ thể.
  • B. Cạnh tranh vị trí gắn bám và dinh dưỡng với vi sinh vật có hại.
  • C. Sản sinh các chất kháng khuẩn.
  • D. Chất kích thích miễn dịch.

Câu 14: Enzyme kháng khuẩn là:

  • A. Các protein có khả năng phá vỡ cấu trúc thành tế bào vi khuẩn từ đó tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
  • B. Các nhóm virus nhiễm trên vi khuẩn.
  • C. Các sản phẩm chưa vi sinh vật sống được bổ sung qua đường thức ăn.
  • D. phương pháp có hiệu quả để nang cao khả năng kháng bệnh cho động vật thuỷ sản. 

Câu 15: Một trong những tác động của probiotics khi được bổ sung vào cơ thể động vật thuỷ sản để phòng bệnh là:

  • A. tạo lớp ràn chắn bên ngoài cơ thể tôm, cá để ngăn vi sinh vật gây bệnh xâm nhập.
  • B. cạnh tranh và ức chế vi sinh vật gây bệnh.
  • C. giảm Ph đột ngột trong ruột tôm, cá để làm chết vi sinh vật gây bệnh.
  • D. làm tăng độ muối trong ruột tôm, cá để tiêu diệt vi sinh vật gây hại. 

Câu 16: Có các bước chính sau trong quy trình phát hiện bệnh bằng kĩ thuật PCR:

(1) Thu mẫu.

(2) Tách chiết DNA

(3) Thực hiện phản ứng PCR đặc hiệu

(4) Điện di và kiểm tra sản phẩm PCR.

Thứ tự đúng của các bước là:

  • A. (1), (4), (2), (3).
  • B. (1), (2), (3), (4)
  • C. (4), (3), (1), (2)
  • D. (2), (3), (1), (4)

Câu 17: Đâu không phải là các bước sản xuất chế phẩm vi sinh:

  • A. Phân lập, tuyển chọn vi sinh vật.
  • B. Nuôi cấy, nhân sinh khối vi sinh vật.
  • C. Điện di và kiểm tra sản phẩm PCR.
  • D. Đóng gói, bảo quản chế phẩm vi sinh.

Câu 18: Có bao nhiêu bước trong kĩ thuật PCR?

  • A. 1
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 19: Thực khuẩn thế là:

  • A. Các nhóm virus nhiễm trên vi khuẩn.
  • B. các protein có khả năng phá vỡ cấu trúc thành tế bào vi khuẩn.
  • C. Các sản phẩm chứa vi sinh sống được bổ sung qua đường thức ăn.
  • D. Một phương pháp có hiệu quả để nâng cao khả năng kháng bệnh.

Câu 20: Đâu không phải các bước phát hiện tác nhân gây bệnh thuỷ sản bằng phương pháp PCR:

  • A. Thu mẫu.
  • B. Tách chiết DNA tổng số.
  • C. Phối trộn với cơ chất tạo chế phẩm
  • D. Phản ứng PCR đặc hiệu.

Câu 21: Thực khuẩn thể là gì?

  • A. Vi khuẩn nhiễm trên kí sinh trùng.
  • B. Virus nhiễm trên vi khuẩn
  • C. Virus nhiễm trên kí sinh trùng.
  • D. Kí sinh trùng nhiễm trên vi khuẩn.

Câu 22: Trong số loài thực vật sau, loại nào là kháng sinh thảo dược thường được sử dụng trong thuỷ sản?

  • A. Tỏi.
  • B. Hành.
  • C. Riềng.
  • D. Gừng.

Câu 23: Có những nhận định sau về sử dụng KIT chẩn đoán nhanh bệnh thuỷ sản:

(1) Kiểm tra sự có mặt của tác nhân gây bệnh một cách nhanh chóng.

(2) Quy trình thực hiện đơn giản, không yêu cầu kĩ thuật cao.

(3) Tiện lợi, có thể sử dụng ngay tại ao, đầm nuôi.

(4) Tất cả các bệnh thuỷ sản đã phát triển được KIT chuẩn đoán nhanh.

Các nhận địng đúng là:

  • A. (1), (3), (4)
  • B. (1), (2), (3).
  • C. (2), (3), (4)
  • D. (1), (2), (3), (4).

Câu 24: Mô tả về ưu điểm của một phương pháp chuẩn đoán bệnh thuỷ sản như sau: “kiểm tra sự có mặt của tác nhân gây bệnh một cách nhanh chóng, quy trình thực hiện đơn giản, không yêu cầu kĩ thuật cao, tiện lợi, có thể sử dụng ngay tại ao, đầm nuôi, tiết kiệm thời gian vận chuyển mẫu”.

  • A. Mô bệnh học.
  • B. Kĩ thuật PCR.
  • C. Công nghệ gene.
  • D. KIT chẩn đoán. 

Câu 25: Biện pháp nào sau đây là không phù hợp để phòng bệnh VNN trên cá biển?

  • A. Sử dụng con giống đã được kiểm dịch đầy đủ, không mang mầm bệnh VNN.
  • B. Thường xuyên bổ sung chế phẩm tăng cường sức đề kháng cho cá.
  • C. Sử dụng vaccine phòng bệnh.
  • D. Thả cá có kích cỡ nhỏ để giảm chi phí con giống.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác