Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 9 chân trời Ôn tập phần 2

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 9 chân trời sáng tạo Ôn tập phần 2 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đoàn Thanh niên phát động phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” để dọn dẹp đường làng, ngõ xóm. Em muốn vận động người thân và bạn bè cùng tham gia. Đâu là cách vận động, thu hút các thành viên tham gia hoạt động xã hội trong tình huống trên?

  • A. Tuyên truyền mọi người tích cực tham gia để làm đẹp cho đường làng, ngõ xóm. 
  • B. Động viên, tạo năng lực tích cực cho mọi người trong quá trình tham gia hoạt động.
  • C. Chuẩn bị đồ ăn, nước uống trong quá trình di chuyển.
  • D. Tìm hiểu trước địa điểm, hoàn cảnh của em nhỏ, chia sẻ với mọi người đầy đủ thông tin.

Câu 2: Q và S là bạn học cùng lớp. Q thấy S tham gia các hoạt động cộng đồng rất tích cực và đôi khi còn nghỉ học để tham gia nếu hoạt động đó trùng lịch học. Nếu em là Q thì em sẽ làm gì để xử lí tình huống này?

  • A. Ủng hộ S tiếp tục tham gia các hoạt động cộng đồng vì rất ý nghĩa.
  • B. Nói với cô giáo để cô phạt S vì nghỉ học để tham gia việc khác.
  • C. Nói chuyện với gia đình S để có biện pháp xử lí việc này.
  • D. Nói chuyện trực tiếp với S, khuyên S nên biết cân bằng giữa việc học và tham gia hoạt động, vì ở lứa tuổi này quan trọng vẫn là học hành.

Câu 3: Biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm là biểu hiện của người nào sau đây?

  • A. Người biết khoan dung.
  • B. Người sống giản dị.
  • C. Người trung thực.
  • D. Người tự trọng

Câu 4: Sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng nhau là biện pháp rèn luyện để trở thành người:

  • A. Có lòng khoan dung.
  • B. Có lòng yêu tổ quốc.
  • C. Có lòng hiếu thảo với bố mẹ.
  • D. Có lòng biết ơn.

Câu 5: Lòng khoan dung là gì?

  • A. Tính cách của người khác
  • B. Sự chấp nhận và tôn trọng đối với sự khác biệt
  • C. Sự thất bại và không chấp nhận lỗi lầm
  • D. Sự tỏ ra thỏa hiệp mọi lúc

Câu 6: Người luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm là biểu hiện của:

  • A. giản dị
  • B. trung thực
  • C. khoan dung
  • D. khiêm tốn

Câu 7: Hay chê bai, kỳ thị sự khác biệt của người khác là biểu hiện của:

  • A. Tình yêu.
  • B. Đoàn kết.
  • C. Ích kỷ.
  • D. Thân ái.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sống có lí tưởng?

  • A. Sống có lí tưởng là xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch hành động của bản thân và phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại. 
  • B. Sống có lí tưởng tạo ra động lực thúc đẩy mục tiêu cá nhân.
  • C. Người sống có lí tưởng được xã hội công nhận, tôn trọng, tin tưởng. 
  • D. Người sống có lí tưởng đóng góp chủ yếu cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. 

Câu 9: Đâu không phải là một trong những lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam?

  • A. Xác định các nhiệm vụ, sắp xếp công việc hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng một cách hợp lý để mọi việc được thực hiện đầy đủ và đảm bảo có hiệu quả, chất lượng tuyệt đối.
  • B. Phấn đấu vì lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
  • C. Tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh.
  • D. Nỗ lực rèn luyện sức khỏe, học tập để trở thành người có năng lực, bản lĩnh và người công dân tốt. 

Câu 10: Mỗi công dân cần có việc làm, hành vi nào dưới đây khi sống trong cộng đồng?

  • A. Sống không cần quan tâm đến cộng đồng.
  • B. Sống có trách nhiệm với cộng đồng.
  • C. Sống vô tư trong cộng đồng.
  • D. Sống giữ mình trong cộng đồng.

Câu 11: Trong kỳ thi học kì I, D đã sử dụng tài liệu và đã bị thầy cô phát hiện. Sau đó D bị đánh dấu bài và lớp bị hạ thi đua. Trong trường hợp này theo em, cô giáo chủ nhiệm và các bạn nên ứng xử như thế nào?

  • A. Xa lánh bạn D.
  • B. Phạt thật nặng bạn D để lần sau bạn không tái phạm.
  • C. Đề nghị với nhà trường cho bạn D chuyển lớp.
  • D. Khoan dung với D và cho D có cơ hội sửa sai.

Câu 12: Để ủng hộ cho các bạn học sinh gặp khó khăn trong đợt lũ lụt miền Trung vừa rồi, Trung đem gom lại hết sách vở cũ, quần áo cũ vẫn còn mặc được đem đi quyên góp. Em suy nghĩ gì về việc làm của Trung?

  • A. Đồng tình, vì đây là việc làm thiết thực, thể hiện trách nhiệm của Trung trong việc tham gia hoạt động cộng đồng.
  • B. Không đồng tình với việc làm của Trung, vì đây là việc làm tốn thời gian và công sức.
  • C. Không quan tâm vì không ảnh hưởng đến mình.
  • D. Không đồng tình, vì nó không mang lại lợi ích gì cho bản thân Trung.

Câu 13: Tại sao cần tích cực tổ chức hoạt động cộng đồng?

  • A. Để kiếm lợi nhuận.
  • B. Để tăng cường sự đoàn kết và cùng nhau giải quyết vấn đề.
  • C. Chỉ để giữ gìn truyền thống.
  • D. Mang lại lợi ích gì đó cho bản thân.

Câu 14: Câu ca dao tục ngữ: “Một sự nhịn là chín sự lành” nói về điều gì ?

  • A. Lòng biết ơn.
  • B. Lòng trung thành.
  • C. Tinh thần đoàn kết.
  • D. Lòng khoan dung.

Câu 15: Do sơ suất trong quá trình xây dựng, nhà ông A đã làm rơi gạch sang nhà ông B làm đổ bờ tường. Ông B thấy vậy liền chửi bới gia đình ông A và đánh ông A. Vậy ông B là người như thế nào?

  • A. Ông B là người khoan dung.
  • B. Ông B là người khiêm tốn.
  • C. Ông B là người hẹp hòi.
  • D. Ông B là người kỹ tính.

Câu 16: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu dưới đây:

“…………….là lực xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có vai trò quan trọng  trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”.

(Theo bài nói tại Đại hội Thanh niên tích cực lao động xã hội chủ nghĩa, 

Hồ Chí Minh toàn tập (2000), tập 10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.106)

  • A. Thanh niên.
  • B. Thanh thiếu niên.
  • C. Đoàn Thanh niên. 
  • D. Đoàn viên.

Câu 17: Em hiểu câu nói dưới đây như thế nào?

“Tuổi trẻ không có lí tưởng giống như buổi sáng không có Mặt trời”.

                                                                                                  (Vissarion Belinsky)

  • A. Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường soi sáng, định hướng cho cuộc đời mỗi người. Có lí tưởng con người sẽ có mục đích để phấn đấu vươn lên. Lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa, giúp con người hoàn thiện nhân cách.
  • B. Cho dù là buổi sáng hay buổi đêm, thanh niên cũng luôn cần sống có lí tưởng vì sự tiến bộ của bản thân, giúp ích cho gia đình và đất nước.
  • C. Giống như ánh sáng mặt trời, lí tưởng sống là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người muốn hướng tới. 
  • D. Lí tưởng sống như ánh sáng dẫn đường để con người không làm việc xấu. 

Câu 18: Đâu không phải là ý kiến đúng về sống có lí tưởng?

  • A. Sống có lí tưởng là biết xác định mục đích của bản thân và có hướng phấn đấu để thực hiện mục đích đó.
  • B. Cho dù ở giai đoạn lịch sử nào thì lí tưởng của thanh niên cũng giống nhau.
  • C. Sống có lí tưởng là cảm thấy hạnh phúc khi làm điều có ích cho cộng đồng, quốc gia và nhân loại.
  • D. Sống có lí tưởng là sống vì bản thân mình, quan tâm đến lợi ích của người khác và xã hội. 

Câu 19: Đâu không phải là biểu hiện của người thanh niên sống có lí tưởng?

  • A. Biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
  • B. Phấn đấu làm giàu chính đáng cho mình, gia đình và xã hội.
  • C. Đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. 
  • D. Từ chối việc tham gia lên đường tham gia nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc vì các mục đích cá nhân quan trọng hơn. 

Câu 20: Câu ca dao tục ngữ: “Chín bỏ làm mười” nói về điều gì ?

  • A. Lòng biết ơn.
  • B. Lòng trung thành.
  • C. Tinh thần đoàn kết.
  • D. Lòng khoan dung.

Câu 21: Việc làm nào dưới đây biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên?

  • A. Không có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân.
  • B. Dễ làm, khó bổ. 
  • C. Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường.
  • D. Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác