Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 9 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 9 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bài hát của ban nhạc rock Việt Bức Tường, do nhạc sĩ Trần Lập sáng tác năm 1997, cổ vũ mọi người hãy vượt lên chính mình, vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống như đang trèo lên đỉnh núi vinh quang là:

  • A. Con đường tôi. 
  • B. Sống như những đóa hoa.
  • C. Bay thật xa.
  •  D. Đường đến ngày vinh quang.

Câu 2: Việc làm nào dưới đây biểu hiện người thành niên không có lí tưởng sống cao đẹp?

  • A. Vận dụng những điều đã học vào thực tiễn.
  • B. Thắng không kiêu, bại không nản.
  • C. Luôn sáng tạo trong lao động và trong hoạt động xã hội.
  • D. Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường.

Câu 3: Người sống có lí tưởng:

  • A. Luôn suy nghĩ và hành động vì sự tiến bộ của bản thân, giúp ích cho gia đình và đất nước.
  • B. Suy nghĩ về tương lai và lập kế hoạch trong cho bản thân mình, dự kiến lựa chọn nghề nghiệp và cuộc sống phù hợp với bản thân trong tương lai.
  • C. Thường xuyên trau dồi năng lực và phẩm chất toàn diện của mình.
  • D. Biết cách phân bổ thời gian để làm tốt và hoàn thành tất cả mọi công việc. 

Câu 4: Lí tưởng là gì?

  • A. Tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra.
  • B. Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người muốn hướng tới. 
  • C. Ý tưởng cao đẹp về tương lai, mong muốn của con người đã hình dung ra và cam kết để đạt được.
  • D. Khả năng của ý thức, thường được sử dụng trong các hoạt động trí tuệ của con người. 

Câu 5: Đâu không phải là một trong những lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam?

  • A. Xác định các nhiệm vụ, sắp xếp công việc hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng một cách hợp lý để mọi việc được thực hiện đầy đủ và đảm bảo có hiệu quả, chất lượng tuyệt đối.
  • B. Phấn đấu vì lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
  • C. Tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh.
  • D. Nỗ lực rèn luyện sức khỏe, học tập để trở thành người có năng lực, bản lĩnh và người công dân tốt. 

Câu 6: Một lần bạn H để quên cuốn nhật ký ở trong ngăn bàn, bạn D rất tò mò nên đã mở ra xem. Biết D đọc trộm cuốn nhật ký của mình H đã rất giận và đã to tiếng mắng D, còn D thì liên tục xin lỗi H. Để 2 bạn D và H làm hòa với nhau theo em nên làm như thế nào?

  • A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
  • B. Nói với cô giáo để cô xử lí.
  • C. Xui bạn H không chơi với D nữa vì D rất xấu tính.
  • D. Đứng ra làm hòa cho hai bạn, khuyên bạn H tha lỗi cho D và nhắc nhở bạn D lần sau không được tái phạm vì đó thuộc quyền riêng tư của mỗi người.

Câu 7: Khi bạn gặp một quan điểm khác biệt với của mình, bạn sẽ làm gì?

  • A. Quay lưng và không nói chuyện
  • B. Thảo luận một cách lịch sự và tôn trọng
  • C. Chỉ trích và công kích
  • D. Giữ im lặng và không biểu lộ ý kiến

Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về lòng khoan dung?

  • A. Người khoan dung là người không định kiến hẹp hòi.
  • B. Người có lòng khoan dung không có tính ghen ghét, đố kị,
  • C. Người có lòng khoan dung không phân biệt đối xử với mọi người.
  • D. Người khoan dung là người nhu nhược, yếu đuối, thiếu cương quyết.

Câu 9: Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi:

  • A. bản thân thấy vui vẻ và thoải mái.
  • B. họ xin lỗi và tiếp tục mắc sai lầm.
  • C. họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
  • D. họ cảm thấy hối hận vì sai lầm.

Câu 10: Biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm là biểu hiện của người nào sau đây?

  • A. Người biết khoan dung.
  • B. Người sống giản dị.
  • C. Người trung thực.
  • D. Người tự trọng

Câu 11: Cộng đồng là gì?

  • A. Là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường có cùng các mối quan tâm chung.
  • B. Là một nhóm nhỏ lẻ của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường không có chung các mối quan tâm.
  • C. Là một nhóm nhỏ lẻ tách ra từ tập thể cùng sống chung trong một môi trường thường có chung các mối quan tâm.
  • D. Là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường không có cùng các mối quan tâm chung.

Câu 12: Những lưu ý khi lựa chọn một hoạt động cộng đồng để tham gia là gì?

  • A. Phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian của bản thân.
  • B. Thích là tham gia, không quan tâm đến những cái khác.
  • C. Tìm kiếm trên internet, thấy cái nào hay ho là tham gia.
  • D. Hoạt động nào có ích cho bản thân thì tham gia.

Câu 13: Tại sao cần tích cực tổ chức hoạt động cộng đồng?

  • A. Để kiếm lợi nhuận.
  • B. Để tăng cường sự đoàn kết và cùng nhau giải quyết vấn đề.
  • C. Chỉ để giữ gìn truyền thống.
  • D. Mang lại lợi ích gì đó cho bản thân.

Câu 14: Đoàn Thanh niên phát động phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” để dọn dẹp đường làng, ngõ xóm. Em muốn vận động người thân và bạn bè cùng tham gia. Đâu là cách vận động, thu hút các thành viên tham gia hoạt động xã hội trong tình huống trên?

  • A. Tuyên truyền mọi người tích cực tham gia để làm đẹp cho đường làng, ngõ xóm. 
  • B. Động viên, tạo năng lực tích cực cho mọi người trong quá trình tham gia hoạt động.
  • C. Chuẩn bị đồ ăn, nước uống trong quá trình di chuyển.
  • D. Tìm hiểu trước địa điểm, hoàn cảnh của em nhỏ, chia sẻ với mọi người đầy đủ thông tin.

Câu 15: Người sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh:

  • A. Trong một số trường hợp.
  • B. Vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
  • C. Để làm giàu cho gia đình mình.
  • D. Để chinh phục thiên nhiên.

Câu 16: Là học sinh trung học, em cần làm gì để rèn luyện tính khách quan, công bằng?

  • A. Bảo vệ mọi việc làm của người thân mình.
  • B. Nhìn nhận, đánh giá sự vật theo góc nhìn của bản thân.
  • C. Ủng hộ cho các tổ chức chống phá nhà nước.
  • D. Tôn trọng, bảo vệ lẽ phải.

Câu 17: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện công bằng trong cuộc sống?

  • A. Quân pháp bất vị thân.
  • B. Tha kẻ gian, oan người ngay.
  • C. Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
  • D. Bề trên ở chẳng kỉ cương/Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.

Câu 18: Hành vi nào dưới đây không thể hiện phẩm chất khách quan, công bằng?

  • A. Luôn biết lắng nghe ý kiến của nhân viên.
  • B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi.
  • C. Đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
  • D. Nhận quà biếu có tính chất hối lộ.

Câu 19: Biểu hiện nào không phải là khách quan, công bằng?

  • A. Trong công việc, ưu ái người nhà hơn người ngoài.
  • B. Giao công việc cho nam và nữ ngang nhau.
  • C. Xử phạt những học sinh vi phạm quy định của nhà trường.
  • D. Đề cử người có tài làm cán bộ lãnh đạo.

Câu 20: Điền từ thiếu vào chỗ trống: “Công bằng giúp con người có cơ hội phát triển một cách ... với nhau”.

  • A. Rõ ràng
  • B. Bình đẳng
  • C. Tách biệt
  • D. Công khai

Câu 21: Trái nghĩa với hòa bình là gì?

  • A. Tự chủ
  • B. Cô lập
  • C. Xung đột
  • D. Biểu tình

Câu 22: Bảo vệ hoà bình bằng cách dùng:

  • A. uy lực để giải quyết mâu thuẫn.
  • B. quân sự để giải quyết mâu thuẫn.
  • C. sức mạnh để giải quyết mâu thuẫn.
  • D. thương lượng để giải quyết mâu thuẫn.

Câu 23: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì...”.

  • A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.
  • B. Hòa bình, dân chủ và phát triển.
  • C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển.
  • D. Hòa bình, độc lập và phát triển.

Câu 24: Phương án nào dưới đây không đúng khi nói về hòa bình?

  • A. Chiến tranh là thảm họa của loài người.
  • B. Mọi người đều có quyền được sống trong hòa bình.
  • C. Chiến tranh gây ra nhiều nỗi đau cho con người.
  • D. Hòa bình chỉ là khát vọng của một số nước đang có chiến tranh.

Câu 25: Các bạn lớp 9A hào hứng với buổi giao lưu cùng học sinh của một trường nước ngoài sang Việt Nam tham gia học tập. Trong buổi giao lưu, bạn T và C chỉ giao lưu với bạn nào mà mình có cảm tình. Thấy vậy, bạn M và D góp ý cho T và C nhưng hai bạn không đồng ý vì cho rằng đó là quyền riêng tư của mình. Những ai dưới đây hiểu không đúng về bảo vệ hòa bình?

  • A. Bạn T, M.
  • B. Bạn T, C.
  • C. Bạn M, D.
  • D. Bạn T, M, C và D.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác