Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Công dân 9 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 9 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ai là tác giả của câu nói “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”?

  • A. Võ Nguyên Giáp.
  • B. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • C. Phạm Văn Đồng.
  • D. Phan Bội Châu.

Câu 2: Em rút ra được bài học gì qua câu nói dưới đây?

“Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.

(Lev Nikolayevich Tolstory)

  • A. Những người sống mơ hồ, không có hướng đi rõ ràng, hay dao động trước mọi khó khăn, cuộc sống sẽ bị thụ động.
  • B. Sống có lí tưởng giúp con người duy trì niềm tin và sức mạnh trong cuộc sống.
  • C. Đối với người trưởng thành, việc thiếu lí tưởng và mục tiêu trong cuộc sống thường dẫn đến sự sa sút trong công việc và cuộc sống.
  • D. Lí tưởng là mục tiêu cao cả, nó không chỉ quan trọng với từng cá nhân mà còn mang giá trị to lớn đối với cộng đồng. Cuộc sống cần phải có mục tiêu, cần phải được hướng dẫn bởi lí tưởng.

Câu 3: Quan điểm nào dưới đây không đúng về người sống có lí tưởng?

  • A. Thanh niên, học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành tra để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • B. Thanh niên phải “Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về những năm tháng đã sống hoài, sống phí”.
  • C. Học sinh THCS đang ở tuổi ăn, tuổi chơi thì nên biết tranh thủ ăn chơi hưởng thụ. Việc học hành, làm việc, cống hiến là việc làm suốt đời.
  • D. Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. 

Câu 4: Đâu không phải là ý kiến đúng về sống có lí tưởng?

  • A. Sống có lí tưởng là biết xác định mục đích của bản thân và có hướng phấn đấu để thực hiện mục đích đó.
  • B. Cho dù ở giai đoạn lịch sử nào thì lí tưởng của thanh niên cũng giống nhau.
  • C. Sống có lí tưởng là cảm thấy hạnh phúc khi làm điều có ích cho cộng đồng, quốc gia và nhân loại.
  • D. Sống có lí tưởng là sống vì bản thân mình, quan tâm đến lợi ích của người khác và xã hội. 

Câu 5: Mục đích của sống có lí tưởng là:

  • A. Tạo nên chuẩn mực văn hóa cho xã hội. 
  • B. Xây dựng đất nước giàu mạnh và đóng góp tích cực cho nhân loại.
  • C. Hình thành đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao.
  • D. Thúc đẩy hoàn thành mục tiêu của xã hội. 

Câu 6: Điền vào chỗ chấm: “Người có ... luôn tôn trọng và thông cảm với người khác”:

  • A. Tinh thần đoàn kết.
  • B. Lòng tôn sư trọng đạo.
  • C. Lòng khoan dung
  • D. Lối sống giản dị.

Câu 7: Người luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm là biểu hiện của:

  • A. giản dị
  • B. trung thực
  • C. khoan dung
  • D. khiêm tốn

Câu 8: Phương án nào sau đây là biểu hiện của khoan dung?

  • A. M thường xuyên nói xấu H với các bạn trong lớp.
  • B. M luôn giúp K giảng bài toán khó để bạn tiến bộ.
  • C. F luôn tỏ ra cáu gắt khi người khác làm sai ý mình.
  • D. K che dấu lỗi lầm của M để bạn không bị phạt.

Câu 9: Câu ca dao tục ngữ nào nói về lòng khoan dung?

  • A. Nhất tự vi sư bán tự vi sư
  • B. Yêu con người mát con ta
  • C. Có công mài sắt có ngày nên kim
  • D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Câu 10: Trong kỳ thi học kì I, D đã sử dụng tài liệu và đã bị thầy cô phát hiện. Sau đó D bị đánh dấu bài và lớp bị hạ thi đua. Trong trường hợp này theo em, cô giáo chủ nhiệm và các bạn nên ứng xử như thế nào?

  • A. Xa lánh bạn D.
  • B. Phạt thật nặng bạn D để lần sau bạn không tái phạm.
  • C. Đề nghị với nhà trường cho bạn D chuyển lớp.
  • D. Khoan dung với D và cho D có cơ hội sửa sai.

Câu 11: Biện pháp nào sau đây là biện pháp mở rộng các mối quan hệ trong cộng đồng?

  • A. Đề xuất nội dung các hoạt động phong phú, thiết thực.
  • B. Tham gia các câu lạc bộ.
  • C. Đưa ra các hình thức hoạt động đa dạng.
  • D. Sắp xếp thời gian tổ chức các hoạt động hợp lí. 

Câu 12: Biện pháp nào sau đây là biện pháp thu hút mọi người tham gia các hoạt động cộng đồng? 

  • A. Đề xuất nội dung các hoạt động phong phú, thiết thực.
  • B. Tham gia các câu lạc bộ.
  • C. Thiết lập quan hệ với các tổ chức cá nhân, cộng đồng.
  • D. Thiết lập mạng lưới cộng đồng, kết nối không gian mạng.

Câu 13: Để ủng hộ cho các bạn học sinh gặp khó khăn trong đợt lũ lụt miền Trung vừa rồi, Trung đem gom lại hết sách vở cũ, quần áo cũ vẫn còn mặc được đem đi quyên góp. Em suy nghĩ gì về việc làm của Trung?

  • A. Đồng tình, vì đây là việc làm thiết thực, thể hiện trách nhiệm của Trung trong việc tham gia hoạt động cộng đồng.
  • B. Không đồng tình với việc làm của Trung, vì đây là việc làm tốn thời gian và công sức.
  • C. Không quan tâm vì không ảnh hưởng đến mình.
  • D. Không đồng tình, vì nó không mang lại lợi ích gì cho bản thân Trung.

Câu 14: Q và S là bạn học cùng lớp. Q thấy S tham gia các hoạt động cộng đồng rất tích cực và đôi khi còn nghỉ học để tham gia nếu hoạt động đó trùng lịch học. Nếu em là Q thì em sẽ làm gì để xử lí tình huống này?

  • A. Ủng hộ S tiếp tục tham gia các hoạt động cộng đồng vì rất ý nghĩa.
  • B. Nói với cô giáo để cô phạt S vì nghỉ học để tham gia việc khác.
  • C. Nói chuyện với gia đình S để có biện pháp xử lí việc này.
  • D. Nói chuyện trực tiếp với S, khuyên S nên biết cân bằng giữa việc học và tham gia hoạt động, vì ở lứa tuổi này quan trọng vẫn là học hành.

Câu 15: Mục tiêu chính của hoạt động cộng đồng là gì?

  • A. Kiếm lợi nhuận từ các hoạt động mua bán.
  • B. Cải thiện chất lượng cuộc sống địa phương.
  • C. Nâng cao danh tiếng cá nhân.
  • D. Có tiếng nói trong tổ chức cộng đồng.

Câu 16: Công bằng mang lại lợi ích gì cho cộng đồng?

  • A. Lợi ích cá nhân cho từng người.
  • B. Mâu thuẫn xảy ra.
  • C. Đoàn kết giữa người và người.
  • D. Bất bình đẳng trong các mối quan hệ.

Câu 17: Vì sao chúng ta cần phải sống khách quan, công bằng?

  • A. Vì nếu không công bằng sẽ bị phạt bởi luật pháp.
  • B. Vì những hành động công bằng, cư xử đúng đắn sẽ làm xã hội của chúng ta tốt đẹp.
  • C. Vì chúng ta được giáo dục rằng phải sống khách quan, công bằng.
  • D. Vì con người có thể chung sống trong hòa bình.

Câu 18: Không phân biệt đối xử giữa người với người là biểu hiện của cái gì?

  • A. Khách quan
  • B. Công bằng
  • C. Trung thực
  • D. Phân biệt

Câu 19: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự công bằng?

  • A. Chỉ ra lỗi lầm của bạn thân để giúp bạn sửa.
  • B. Che giấu tội ác của hung thủ vì sợ liên quan đến gia đình.
  • C. Không nghe lời khuyên nhủ của bất cứ ai để cải thiện bản thân.
  • D. Đứng ra bảo vệ bạn thân dù bạn có lỗi với người khác.

Câu 20: Vì Q là con của thầy Hiệu trưởng trong trường nên các điểm các môn của bạn luôn luôn đạt điểm cao hơn so với các bạn học giỏi trong lớp mặc dù bạn là người học bình thường, không có gì nổi bật. Việc làm đó thể hiện ?

  • A. Không thật thà.
  • B. Không thẳng thắn.
  • C. Không trung thực.
  • D. Không công bằng.

Câu 21: Đấu tranh để bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; ngăn ngừa các nguy cơ xung đột là nội dung của cái gì?

  • A. Bảo vệ pháp luật
  • B. Bảo vệ hòa bình
  • C. Bảo vệ đất nước
  • D. Bảo vệ dân chủ

Câu 22: Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là?

  • A. 30/4/1975.
  • B. 01/5/1975.
  • C. 02/9/1945.
  • D. 30/4/1954.

Câu 23: Cần bảo vệ hoà bình vì hòa bình:

  • A. là khát vọng của toàn nhân loại.
  • B. mang đến thảm họa cho loài người
  • C. giúp nhân dân được tự do làm theo ý thích của mình.
  • D. giúp các nước lớn có khả năng điều khiển các nước nhỏ hơn.

Câu 24: Có một bạn nam trong lớp không thích em nên luôn tìm lí do, gây gổ để đánh em thì em sẽ làm gì?

  • A. Đánh lại bạn nếu bạn đụng tới mình.
  • B. Hẹn bạn để hỏi rõ và nếu bạn không dừng hành vi này lại thì sẽ báo với cô chủ nhiệm.
  • C. Báo với công an để bắt giam xử lí bạn.
  • D. Báo với gia đình để đe dọa bạn.

Câu 25: Trong tiết học ngoại khóa về chủ đề biện pháp cơ bản để bảo vệ hòa bình, bạn X cho rằng chỉ cần thể hiện tình yêu hòa bình khi đất nước có chiến tranh và quan điểm này bị bạn Y và B phản đối kịch liệt nhưng lại được G, S, T nhiệt tình ủng hộ và bảo vệ. Những ai đã hiểu không đúng nội dung thể hiện hòa bình?

  • A. Bạn X, T.
  • B. Bạn Y, B.
  • C. Bạn B, G, S, T.
  • D. Bạn X, G, S, T.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác