Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 9 chân trời bài 5: Bảo vệ hoà bình (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 9 chân trời sáng tạo bài 5: Bảo vệ hoà bình (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh Việt Nam là?

  • A. 30/4/1975.
  • B. 01/5/1975.
  • C. 02/9/1945.
  • D. 30/4/1954.

Câu 2: Phương án nào dưới đây không đúng khi nói về hòa bình?

  • A. Chiến tranh là thảm họa của loài người.
  • B. Mọi người đều có quyền được sống trong hòa bình.
  • C. Chiến tranh gây ra nhiều nỗi đau cho con người.
  • D. Hòa bình chỉ là khát vọng của một số nước đang có chiến tranh.

Câu 3: Việc làm nào dưới đây góp phần bảo vệ hoà bình cho nhân loại?

  • A. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo.
  • B. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới.
  • C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc.
  • D. Hạn chế quan hệ với các nước khác để tránh xảy ra xung đột.

Câu 4: Các bạn lớp 9A hào hứng với buổi giao lưu cùng học sinh của một trường nước ngoài sang Việt Nam tham gia học tập. Trong buổi giao lưu, bạn T và C chỉ giao lưu với bạn nào mà mình có cảm tình. Thấy vậy, bạn M và D góp ý cho T và C nhưng hai bạn không đồng ý vì cho rằng đó là quyền riêng tư của mình. Những ai dưới đây hiểu không đúng về bảo vệ hòa bình?

  • A. Bạn T, M.
  • B. Bạn T, C.
  • C. Bạn M, D.
  • D. Bạn T, M, C và D.

Câu 5: Có một bạn nam trong lớp không thích em nên luôn tìm lí do, gây gổ để đánh em thì em sẽ làm gì?

  • A. Đánh lại bạn nếu bạn đụng tới mình.
  • B. Hẹn bạn để hỏi rõ và nếu bạn không dừng hành vi này lại thì sẽ báo với cô chủ nhiệm.
  • C. Báo với công an để bắt giam xử lí bạn.
  • D. Báo với gia đình để đe dọa bạn.

Câu 6: Trong tiết học ngoại khóa về chủ đề biện pháp cơ bản để bảo vệ hòa bình, bạn X cho rằng chỉ cần thể hiện tình yêu hòa bình khi đất nước có chiến tranh và quan điểm này bị bạn Y và B phản đối kịch liệt nhưng lại được G, S, T nhiệt tình ủng hộ và bảo vệ. Những ai đã hiểu không đúng nội dung thể hiện hòa bình?

  • A. Bạn X, T.
  • B. Bạn Y, B.
  • C. Bạn B, G, S, T.
  • D. Bạn X, G, S, T.

Câu 7: Biểu hiện nào sau đây không phải là cách giải quyết mâu thuẫn?

  • A. Thảo luận để đưa ra cách giải quyết.
  • B. Đàm phán về quyền lợi giữa hai bên.
  • C. Gây chiến nếu cảm thấy bất lợi cho mình.
  • D. Hòa giải và can ngăn các bất đồng diễn ra.

Câu 8: Phương châm của Việt Nam trong ngoại giao với các nước: “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì...”.

  • A. Hòa bình, hợp tác và phát triển.
  • B. Hòa bình, dân chủ và phát triển.
  • C. Hòa bình, hữu nghị và phát triển.
  • D. Hòa bình, độc lập và phát triển.

Câu 9: Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của ai?

  • A. Tất cả các quốc gia trên thế giới.
  • B. Những nước đang phát triển.
  • C. Những nước đang có chiến tranh.
  • D. Chỉ những nước lớn.

Câu 10: Đâu là biện pháp để giải quyết mâu thuẫn, bảo vệ hòa bình?

  • A. Chiến tranh
  • B. Xung đột
  • C. Thương lượng
  • D. Lợi ích

Câu 11: Hoạt động nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày?

  • A. Tham quan, dã ngoại.
  • B. Tham gia các hoạt động biểu tình.
  • C. Giao lưu với các bạn thiếu nhi quốc tế.
  • D. Đăng ảnh bạo lực lên mạng xã hội.

Câu 12: Xu thế chung của thế giới hiện nay là gì?

  • A. Chạy đua vũ trang
  • B. Đối đầu thay đối thoại.
  • C. Chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân.
  • D. Hoà bình, ổn định và hợp tác quốc tế.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác