Giải VBT Công dân 9 chân trời bài 5: Bảo vệ hoà bình

Giải chi tiết VBT Công dân 9 chân trời sáng tạo bài 5: Bảo vệ hoà bình. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

BÀI 5: BẢO VỆ HÒA BÌNH

Bài tập 1 trang 24 sách bài tập GDCD 9: Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng.

Câu hỏi 1 trang 24 sách bài tập GDCD 9: Điền các từ còn thiếu lần lượt vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm sau:

Hòa bình là tình trạng không có ...........tin hay xung đột ................ con người được sống vui vẻ, hoà thuận, ..............; là .................... của toàn nhân loại.

A. chiến tranh, vũ trang, hạnh phúc, khát vọng

B. vũ trang, chiến tranh, bình đẳng, tiến bộ

C. chiến tranh, vũ trang, bình đẳng, tiến bộ

D. mâu thuẫn, vũ trang, bình đẳng, tôn trọng

Bài giải chi tiết: 

Đáp án đúng là: A. chiến tranh, vũ trang, hạnh phúc, khát vọng

Câu hỏi 2 trang 24 sách bài tập GDCD 9: Điền các từ còn thiếu lần lượt vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm sau:

Bảo vệ hòa bình là ................. để bảo và độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; thực hiện các biện pháp để chủ động ...................... các nguy cơ chiến tranh, xung đột tranh chấp; không phân biệt, ..................... quốc gia, dân tộc.

A. thương lượng, phòng tránh, kì thị

B. thuyết phục, hạn chế, đối đầu

C. đấu tranh, ngăn ngừa, kì thị

D. đấu tranh, né tránh, đối đầu

Bài giải chi tiết: 

Đáp án đúng là: A. thương lượng, phòng tránh, kì thị

Câu hỏi 3 trang 24 sách bài tập GDCD 9: Bảo vệ hoà bình sẽ mang đến cho con người những giá trị nào? (có thểchọn nhiều câu trả lời)

A. Cuộc sống bình yên, hạnh phúc.

B. Điều kiện để phát triển toàn diện.

C. Sự thiếu dứt khoát trong việc giải quyết các mâu thuẫn.

D. Các mối quan hệ tốt đẹp.

Bài giải chi tiết: 

Đáp án đúng là: A. Cuộc sống bình yên, hạnh phúc.

B. Điều kiện để phát triển toàn diện.

D. Các mối quan hệ tốt đẹp.

Câu hỏi 4 trang 24 sách bài tập GDCD 9: Để bảo vệ hoà bình, học sinh cần làm gì ?(có thể chọn nhiều câu trả lời)

A. Hưởng ứng các phong trào vị hoà bình.

B. Tích cực tìm hiểu, giao lưu văn hoá giữa các nước.

C. Phê phán những hành vi gây xung đột sắc tộc, chiến tranh phi nghĩa.

Bài giải chi tiết: 

Đáp án đúng là: A. Hưởng ứng các phong trào vị hoà bình.

B. Tích cực tìm hiểu, giao lưu văn hoá giữa các nước.

C. Phê phán những hành vi gây xung đột sắc tộc, chiến tranh phi nghĩa.

Bài tập 2 trang 25 sách bài tập GDCD 9: Em hãy nêu những biểu hiện của hoà bình.

Bài giải chi tiết: 

Những biểu hiện của hòa bình gồm:

- Mọi người sống trong an toàn, không lo sợ bạo lực và tranh chấp.

- Các quốc gia duy trì quan hệ ngoại giao tốt đẹp, giải quyết mâu thuẫn thông qua đàm phán, thương lượng.

- Không có sự phân biệt đối xử, kỳ thị về sắc tộc, tôn giáo, giới tính, hay quan điểm.

- Người dân cùng nhau xây dựng xã hội phồn vinh, công bằng và tiến bộ, mọi người giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau.

- Xã hội không có bạo lực, con người có quyền tự do, hạnh phúc, phát triển cá nhân và cộng đồng.

- Trẻ em được đi học, mọi người được hưởng lợi ích từ văn hóa, giáo dục, và tri thức.

- Mọi người sống và hành xử theo luật pháp, không có sự bất công trong xã hội.

Bài tập 3 trang 25 sách bài tập GDCD 9: Theo em, vì sao chúng tra cần bảo vệ hòa bình?

Bài giải chi tiết: 

Hòa bình là điều kiện tiên quyết để con người có thể sống trong an toàn, tự do, và phát triển. Khi có hòa bình, các quốc gia và con người có thể xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục mà không lo sợ chiến tranh, xung đột. Bảo vệ hòa bình giúp bảo vệ sự sống, gia đình, và cộng đồng khỏi những đau khổ, mất mát mà chiến tranh gây ra.

Bài tập 4 trang 25 sách bài tập GDCD 9: Em hãy sưu tầm một bức ảnh/ tranh vẽ về chiến tranh và đưa ra lời bình (khoảng 10 câu) để làm rõ những hậu quả của chiến tranh đối với cuộc sống của con người.

Bài giải chi tiết: 

Tech12h

Một bức tranh về chiến tranh thể hiện cảnh tượng tàn phá với những ngôi nhà đổ nát và con người phải chịu đựng cảnh đau thương, mất mát. Tranh hiện trẻ em với ánh mắt vô hồn cùng với sự bất lực, lo lâu của người lớn giữa đống đổ nát, phản ánh rõ nét sự tàn nhẫn của chiến tranh đối với các thế hệ tương lai. Chiến tranh không chỉ hủy diệt môi trường sống mà còn làm tổn hại tới thể chất và tinh thần của con người. Hàng triệu người mất nhà cửa, phải rời bỏ quê hương, sống trong điều kiện thiếu thốn và bất an. Chiến tranh gây ra cái chết, thương tật và những nỗi đau không thể xóa nhòa. Tình trạng thiếu an ninh, đói nghèo và suy thoái kinh tế là hậu quả mà chiến tranh để lại. Hòa bình là điều mà mỗi con người, mỗi dân tộc đều mong mỏi để có thể sống và phát triển.

Bài tập 5 trang 26 sách bài tập GDCD 9: Thông qua việc tìm hiểu một số cuộc chiến tranh trong lịch sử nhân loại, em hãy chứng minh rằng: Chiến tranh là thảm họa của loài người.

Bài giải chi tiết: 

Chiến tranh không chỉ cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mà còn để lại hậu quả lâu dài đối với các quốc gia và dân tộc. Nhìn lại các cuộc chiến tranh trong lịch sử như Thế chiến thứ Nhất và Thế chiến thứ Hai, ta thấy rằng hàng triệu người đã thiệt mạng, cơ sở hạ tầng bị phá hủy, nền kinh tế bị suy tàn. Chiến tranh hạt nhân ở Hiroshima và Nagasaki đã khiến hàng ngàn người chết ngay lập tức và hàng trăm ngàn người khác phải chịu đựng hậu quả về sức khỏe. Chiến tranh cũng làm chia rẽ cộng đồng, tạo ra hận thù và tổn thất về văn hóa. Nó không chỉ gây đau khổ cho những người trực tiếp tham gia mà còn ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai.

Bài tập 6 trang 26 sách bài tập GDCD 9: Hiện nay, xung đột vũ trang còn diễn ra ở một số nơi trên thế giới. Em hãy liệt kê những việc mà học sinh có thể làm để góp phần ngăn chặn xung đột vũ trang và bảo vệ nền hòa bình thế giới.

Bài giải chi tiết: 

Những việc mà học sinh có thể làm để góp phần ngăn chặn xung đột vũ trang và bảo vệ nền hòa bình thế giới:

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hòa bình.

- Tham gia các hoạt động vì hòa bình do trường hoặc địa phương tổ chức.

- Tìm hiểu về các phong trào hòa bình quốc tế và ủng hộ.

- Giao lưu văn hóa với học sinh từ các quốc gia khác để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.

- Phê phán và chống lại các hành vi cổ xúy chiến tranh, bạo lực.

- Xây dựng và phát triển tinh thần đoàn kết, yêu thương giữa các bạn học sinh.

- Tham gia các cuộc thi viết, vẽ tranh về chủ đề hòa bình.

- Tự rèn luyện tính tự giác, lòng nhân ái để trở thành những công dân có trách nhiệm với xã hội.

- Phản đối những hành vi gây hấn, xung đột vũ trang phi nghĩa.

Bài tập 7 trang 26 sách bài tập GDCD 9: Em hãy đánh dấu X vào những việc làm có biểu hiện của bảo vệ hòa bình trong cuộc sống hằng ngày ở bảng dưới đây và giải thích vì sao.

Bài giải chi tiết: 

Việc làm

Biểu hiện của bảo vệ hòa bình

Giải thích

ADVERTISING

1. Thể hiện thái độ tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác.

X

Việc này thể hiện sự tôn trọng và khuyến khích giao tiếp hòa bình, không gây mâu thuẫn hoặc tranh cãi gay gắt.

2. Thừanhận những điểm mạnh củangười khác.

X

Nhận thức và công nhận giá trị của người khác giúp tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, tránh ganh ghét hay mâu thuẫn.

3. Tôn trọng sự khác biệt của mỗi người.

X

Sự tôn trọng những sự khác biệt về quan điểm, văn hóa hay lối sống giúp duy trì môi trường hòa bình và đa dạng.

4. Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân.

 

Đây là hành vi bạo lực, không mang tính bảo vệ hòa bình vì nó gây ra sự bất hòa và xung đột.

5. Học hỏi những điều tốt đẹp của người khác.

X

Việc học hỏi và chia sẻ điều tích cực giúp tạo nên mối quan hệ hòa hợp và giảm thiểu xung đột.

6. Áp đặt ý muốn của mình cho người khác.

 

Việc này thể hiện sự thiếu tôn trọng ý kiến của người khác, có thể gây ra mâu thuẫn và xung đột.

7. Luôn cho quan điểm của mình là đúng.

 

Điều này thể hiện sự cố chấp, không mở lòng tiếp thu ý kiến khác, dễ dẫn đến tranh cãi và mâu thuẫn.

8. Tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc, quốc gia khác.

X

Việc tôn trọng các nền văn hóa khác giúp tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các dân tộc, tránh các xung đột văn hóa.

9. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.

 

Đây là hành vi gây chia rẽ, bất hòa giữa các dân tộc, không phù hợp với việc xây dựng hòa bình.

10. Giao lưu với thanh thiếu niên quốc tế.

X

Giao lưu quốc tế giúp tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc, giảm bớt sự hiểu lầm và xung đột giữa các quốc gia.

11.Viết thư, gửi quà ủng hộ đến trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.

X

Đây là hành động thể hiện sự đồng cảm và hỗ trợ các nạn nhân của chiến tranh, góp phần xây dựng hòa bình.

12.Thể hiện sự tôn trọng đối với những người theo tôn giáo khác nhau.

X

Tôn trọng sự đa dạng về tôn giáo giúp duy trì môi trường sống hòa bình, không có xung đột tôn giáo.

13. Thể hiện sự tôn trọng đối với những người thuộc các dân tộc khác nhau trong một quốc gia đa dân tộc.

X

Sự tôn trọng giữa các dân tộc trong một quốc gia giúp xây dựng sự đoàn kết, thúc đẩy sự phát triển bền vững và tránh xung đột sắc tộc.

Bài tập 8 trang 28 sách bài tập GDCD 9: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào trong bảng dưới đây? Hãy đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích vì sao?

Bài giải chi tiết: 

Ý kiến

Lựa chọn của em

Giải thích

Đồng tình

Không đồng tình

1. Chỉ có các nước lớn mới ngăn chặn được chiến tranh.

 

X

Chiến tranh và hòa bình là vấn đề toàn cầu, không chỉ phụ thuộc vào các nước lớn. Các quốc gia nhỏ, tổ chức quốc tế, và cá nhân cũng có vai trò quan trọng.

2. Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của toàn nhân loại.

X

 

Mỗi người đều có trách nhiệm bảo vệ hòa bình, từ cấp cá nhân, cộng đồng, cho đến các tổ chức và quốc gia trên toàn thế giới.

3. Chỉ có thể ngăn chặn chiến tranh bằng bạo lực.

 

X

Ngăn chặn chiến tranh không chỉ dựa vào bạo lực mà còn cần sự đối thoại, ngoại giao, thỏa thuận hòa bình và tôn trọng lẫn nhau.

4. Chỉ Nhà Nước và quân đội mới có trách nhiệm bảo vệ hòa bình.

 

X

Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của toàn xã hội, không chỉ Nhà nước và quân đội mà còn là trách nhiệm của người dân, các tổ chức xã hội và học sinh.

5. Học sinh còn quá nhỏ, chưa góp phần bảo vệ hòa bình.

 

X

Học sinh có thể tham gia bảo vệ hòa bình qua các hành động nhỏ như học tập, giao lưu quốc tế, tôn trọng người khác và phản đối bạo lực.

6. Mọi người đều có quyền được sống trong hòa bình.

X

 

Hòa bình là quyền cơ bản của mỗi người, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay quốc gia. Đó là điều cần thiết để phát triển toàn diện và bền vững.

Bài tập 9 trang 29 sách bài tập GDCD 9: Em hãy lập kế hoạch tổ chức một hoạt động nhằm góp phần bảo vệ hòa bình.

Gợi ý: Một số hoạt động có thể tổ chức như:

          - Đi bộ vì hòa bình

          - Biểu diễn văn nghệ

          - Viết thư

          - Vẽ tranh thiết kế poster,...

Bài giải chi tiết: 

Kế hoạch tổ chức hoạt động: "Vẽ tranh và thiết kế poster về Hòa Bình"

Mục tiêu hoạt động:

- Góp phần nâng cao nhận thức về hòa bình và tầm quan trọng của việc giữ gìn hòa bình.

Khuyến khích học sinh thể hiện tình yêu hòa bình qua các tác phẩm nghệ thuật.

Tạo ra một sân chơi sáng tạo, lành mạnh cho học sinh để thúc đẩy tinh thần đoàn kết.

Thời gian tổ chức:

Từ 8h00 đến 11h30, ngày 25/11/2024.

Nội dung hoạt động:

Học sinh sẽ tham gia vẽ tranh hoặc thiết kế poster về các chủ đề liên quan đến hòa bình như: chống chiến tranh, tình hữu nghị giữa các quốc gia, tôn trọng sự khác biệt văn hóa.

Cách thực hiện và phân công:

Chuẩn bị:

- Phân công đội ngũ trang trí phòng vẽ và chuẩn bị giấy, màu vẽ, dụng cụ thiết kế.

- Phân công nhóm làm truyền thông quảng bá sự kiện trong trường.

Trong quá trình diễn ra:

- Tổ chức cho học sinh các lớp tham gia theo nhóm hoặc cá nhân.

- Ban giám khảo sẽ chấm điểm và trao giải vào cuối buổi.

Kết quả cần đạt:

- Các tác phẩm nghệ thuật sẽ được trưng bày trong trường để truyền tải thông điệp hòa bình đến toàn bộ học sinh và giáo viên.

- Phát triển ý thức trách nhiệm của học sinh đối với việc bảo vệ hòa bình.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải VBT Công dân 9 chân trời , Giải VBT Công dân 9 CTST, Giải VBT Công dân 9 bài 5: Bảo vệ hoà bình

Bình luận

Giải bài tập những môn khác