Dễ hiểu giải GDCD 9 Kết nối tri thức bài 5: Bảo vệ hoà bình

Giải dễ hiểu bài 5: Bảo vệ hoà bình. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 5. BẢO VỆ HOÀ BÌNH

MỞ ĐẦU 

Em hãy đọc đoạn trích lời bài hát “Chúng em cần hoà bình” (sáng tác: Hoàng Long – Hoàng Lân) và chia sẻ suy nghĩ của em về cuộc sống hoà bình. 

“Để loài người được chung sống trong hoà bình

Không còn tiếng súng tiếng bom trên hành tinh…”

Giải nhanh:

Tác giả đã gắm rất nhiều tâm tư, tình cảm của bản thân thông qua những câu hát bằng những ngôn từ trong sáng, gần gũi như “yêu thương”, “vui ca học hành”, “hoà bình”, thể hiện khát vọng hoà bình bền vững “không còn tiếng súng tiếng bom”. Đồng thời, người nghe cũng có thể nhận thức được rằng chỉ khi có được hòa bình, con người mới có thể sống trong điều kiện tốt nhất, không phải chịu nỗi đau mất mát, chia li như trong chiến tranh và thoải mái theo đuổi đam mê của riêng mình.

1. HOÀ BÌNH VÀ CÁC BIỂU HIỆN CỦA HOÀ BÌNH

Em hãy đọc thông tin, kết quả quan sát các hình ảnh sau để trả lời câu hỏi: 

“Trong cuộc chiến tranh…người dân Việt Nam”

a. Từ thông tin và các hình ảnh trên, em hãy cho biết cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã gây ra hậu quả gì với Thủ đô Hà Nội? Cuộc sống của người dân và sự phát triển của Hà Nội trong chiến tranh và trong hoà bình có sự khác nhau như thế nào? 

b. Theo em, hoà bình là gì? Hãy nêu các biểu hiện của hoà bình

Giải nhanh:

a. Tàn phá thủ đô Hà Nội, phá huỷ nhiều cơ sở kinh tế, công trình lợi ích công cộng của Hà Nội, bến cảng duy nhất của Hà Nội không thể hoạt động được, huỷ diệt hầu như là toàn bộ phố Khâm Thiên khiến nhiều cơ sở sản xuất cùng hàng nghìn nhà dân bị sập đổ, đường phố bỗng chốc trở thành bãi gạch ngói ngổn ngang và bụi khói mờ mịt, khiến nhiều người chết và bị thương. 

Sống trong chiến tranh, người dân phải chịu cảnh đói nghèo, đời sống thiếu thốn đủ điều. Tuy nhiên khi đất nước đã hoà bình, cuộc sống đã ổn định hơn, con người có điều kiện tập trung phát triển kinh tế, chăm lo đời sống, nâng cao cuộc sống tinh thần

b. Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, con người được sống trong một môi trường xã hội an toàn, hạnh phúc. Biểu hiện của hoà bình có thể kể đến như con người được học tập, lao động, phát triển, chung sống hoà thuận cùng nhau, được tham gia, hợp tác cùng phát triển

2. BẢO VỆ HOÀ BÌNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ HOÀ BÌNH 

Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi: 

“Trong lịch sử nhân loại…lo âu và sợ hãi”

“Mọi dân tộc…bảo vệ Tổ quốc”

a. Từ các thông tin và hình ảnh trên, em hãy giải thích vì sau cần phải bảo vệ hoà bình và cho biết các biện pháp góp phần thúc đẩy và bảo vệ hoà bình 

b. Từ thực tiễn cuộc sống, em hãy lấy ví dụ về xung đột sắc tộc, chiến tranh phi nghĩa trên thế giới và bày tỏ quan điểm của mình về những sự kiện dó

c. Theo em, bảo vệ hoà bình là gì? Hãy kể thêm những biện pháp thúc đẩy và bảo vệ hoà bình mà em biết

Giải nhanh:

a. Cần phải bảo vệ hoà bình vì chỉ khi được sống trong hoà bình thì con người mới được phát triển một cách toàn diện nhất, không có chết chóc chia ly. Để bảo vệ được nền hoà bình đó, mỗi con người cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của dân tộc là giữ gìn hoà bình, bảo vệ tổ quốc, có thái độ kiên quyết chống lại các giọng điệu sai trái, thù địch, chia rẽ mối quan hệ của 3 miền Bắc, Trung, Nam.

b. Trong những năm qua, ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới đã xảy ra những cuộc xung đột liên quan đến dân tộc, tôn giáo hoặc xen lẫn cả dân tộc và tôn giáo, như: xung đột giữa những cộng đồng Hồi giáo theo dòng Sunni và Shiite hay các dòng khác nhau ở trong một quốc gia như: Syria, Iraq; giữa một số quốc gia Ả-rập, Hồi giáo với nhau và với Israel (Do Thái giáo); giữa Hồi giáo và Công giáo ở Philippines, Indonesia; giữa Hồi giáo và Phật giáo ở miền Nam Thái Lan, Myanmar,... Dù là cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc đều là mối quan tâm, lo lắng của mọi người. Tất cả các cuộc xung đột đều để lại những hậu quả rất nặng nề, thậm chí biến thành những cuộc chiến tranh kinh hoàng kéo dài nhiều năm. Biết bao dân thường vô tội ở nhiều nơi luôn phải sống trong tình trạng căng thẳng, lo âu, sợ hãi. Thực tế chứng minh dân tộc, tôn giáo thường luôn chứa đựng sự nhạy cảm, phức tạp và đã có nhiều cuộc xung đột xảy ra ở nhiều nơi. Do vậy, giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo là một vấn đề toàn cầu, cần phải có sự chung tay góp sức của cả nhân loại, của tất cả các quốc gia và tổ chức quốc tế trên thế giới. 

c. Bảo vệ hoà bình là giữ gìn cuộc sống bình yên, dùng thương lượng, đàm phán giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang

Một số biện pháp bảo vệ hoà bình có thể kể đến như: xác định tư tưởng bảo vệ hoà bình không đồng nghĩa với tư tưởng “hoà bình chủ nghĩa”, giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hoà bình, luận giải bài toán “ chiến thắng mà không cần chiến tranh” ở tầm cao chiến lược, chống tham ô, tham nhũng, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát triển kinh tế được lấy làm nhiệm vụ trung tâm, củng cố, tăng cường phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, “lấy dân làm gốc”

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em đồng tình/không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao? 

a. Hoà bình là khát vọng của những nước đang có chiến tranh 

b. Hoà bình, hợp tác, liên kết và phát triển vẫn là xu thế tất yếu của thời đại

c. Mỗi quốc gia có ý thức xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện sẽ góp phần bảo vệ hoà bình 

d. Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của những nước có tiềm năng quân sự

Giải nhanh:

a. Không đồng ý. Không chỉ các nước đang chiến tranh mà bất kì đất nước nào cũng có mong muốn được giữ vững nền độc lập, hoà bình.

b. Đồng ý. Đây là quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước dựa trên xu hướng phát triển của thời đại, hoàn toàn là mục tiêu tất yếu.

c. Đồng ý. Bảo vệ hoà bình chính là việc xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc.

d. Không đồng ý. Bất kì quốc gia nào cũng cần nhận thức được trách nhiệm của việc bảo vệ hoà bình, độc lập chủ quyền.

Câu 2: Em hãy quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi: 

Em có nhận xét về hành động góp phần bảo vệ hoà bình của các bạn trong những hình ảnh trên? Hãy kể về một số việc em đã làm để góp phần bảo vệ hoà bình. Cảm xúc của em khi đó như thế nào? 

Giải nhanh:

Các bạn đã nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ hoà bình, “sức nhỏ làm việc nhỏ” nhưng khi “tích tiểu thành đại” nó đã trở thành việc làm lớn lan tỏa tinh thần đến tất cả mọi người, nêu cao tình yêu nước, khát vọng hoà bình

Để góp phần bảo vệ hoà bình, là một người học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường, em đã chăm chỉ học tập, lĩnh hội và tiếp thu những quan điểm chỉ đạo, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với nền hoà bình của nước nhà, tham gia viết thư UPU về hoà bình – hạnh phúc, vẽ tranh tuyên truyền…

Câu 3: Em hãy kể tên một địa điểm trên thế giới đã từng xảy ra chiến tranh, khủng bố hoặc xung đột vũ trang gần đây và cho biết nguyên nhân, hậu quả của cuộc chiến tranh, khủng bố hoặc xung đột vũ trang đó 

Giải nhanh:

Tình trạng bất ổn dân sự của Myanmar bắt đầu vào tháng 2/2020 khi quân đội lật đổ chính phủ được bầu cử dân chủ và bắt giữ nhà lãnh đạo đất nước Aung San Suu Kyi. Dân chúng đã phản đối dữ dội nhưng vô ích. Tại nước này, hơn 860 người đã thiệt mạng và khoảng 5.000 người bị giam giữ. Nguyên nhân của xung đột là: căng thẳng khu vực; sự phá vỡ pháp quyền; tình trạng vô chính phủ; thu lợi bất chính về kinh tế; sự khan hiếm tài nguyên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu.

Câu 4: Em hãy sưu tầm một số câu nói mang tính chất tuyên ngôn về hoà bình và bảo vệ hòa bình của một số nguyên thuỷ quốc gia và cho biết ý nghĩa của các câu nói đó 

Giải nhanh:

"Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi" - Hồ Chí Minh.

"Lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi ích của tập thể. Nếu lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể, thì đạo đức cách mạng đòi hỏi lợi ích riêng của cá nhân phải phục tùng lợi ích chung của tập thể" - Hồ Chí Minh.

"Chính lòng yêu nước, chứ không phải lý tưởng cộng sản, là nguồn cảm hứng cho tôi" - Hồ Chí Minh.

"Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" - Hồ Chí Minh.

Qua những câu nói trên, có thể thấy được rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ những giá trị tư tưởng về hoà bình, cho thấy được tầm nhìn xa, trông rộng của Người đối với sự nghiệp nước nhà. Những giá trị văn hoá của Người đã đi trước thời đại và càng phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là trong việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, bảo vệ độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia – dân tộc.

VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy sưu tầm hình ảnh về hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của nhân dân Việt Nam và các nước trên thế giới và viết lời bình cho hoạt động đó

Giải nhanh:

Những nhân vật nổi bật tại Hội nghị Bandung | Báo Dân trí

Ngày 18/4/1955, Hội nghị Á - Phi được khai mạc tại Bandung (Indonesia), có sự tham dự của đại biểu đến từ 29 quốc gia, đại diện cho 1,44 tỷ dân châu Á và châu Phi (trong đó có đoàn đại biểu Việt Nam). Trong bài viết chúc mừng Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhân dân nước nào cũng yêu chuộng hòa bình, cũng chán ghét chiến tranh, cũng muốn sống tự do độc lập”. Trải qua hơn thế kỷ đấu tranh giành độc lập, ngày nay, ở thời bình, Việt Nam chúng ta vẫn luôn thể hiện truyền thống yêu chuộng hòa bình và hợp tác quốc tế cùng phát triển. 

Câu 2: Em hãy viết đoạn văn bày tỏ quan điểm về câu nói sau: 

“Hoà bình là đức hạnh của nhân loại

Chiến tranh là tội ác”

(Victor Hugo)

Giải nhanh:

Hoà bình là đức hạnh của nhân loại, chiến tranh là tội ác”. Hòa bình chính là sự bình an vui vẻ không có đổ máu và chiến tranh, khủng bố và cướp bóc, bóc lột, con người được sống trong môi trường tự do hạnh phúc. Hoà bình giúp con người có đủ điều kiện để phát triển toàn diện bản thân, được tự do theo đuổi lí tưởng sống. Nó gắn kết con người với con người, dân tộc với dân tộc, châu lục với các châu lục khác. Nhờ một xã hội hoà bình, chúng ta có thể tạo ra một xã hội lý tưởng, văn minh, lan toả tình yêu thương, sẻ chia trong cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, kinh tế giữa các nước, nâng cao đời sống người dân. Ngược lại với trạng thái hòa bình chính là chiến tranh là mùi khói thuốc, hôn loạn, chết chóc, khiến cuộc sống mỗi cá nhân vô cùng khó khăn, chịu nhiều đau thương, mất mát. Cuộc chiến dịch đặc biệt giữa Nga và Ukraine đã khiến cho hơn 6500 người dân chịu thương vong, nhiều gia đình phải ly tán, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của các quốc gia, dân tộc. Chiến tranh khiến con người tự huỷ hoại cuộc sống của chính mình và nhân loại. Hãy yêu thương, trân trọng, gắn bó đoàn kết, có chính kiến trước những luồng tư tưởng chính trị sai lệch, không cổ vũ những hành động chiến tranh phi nghĩa, tố cáo những hành vi khủng bố, bạo động, gây chia rẽ đại đoàn kết dân tộc. Bởi vì hoà bình là món quà vô giá mà những người đi trước đã hi sinh để đem lại cho dân tộc ta. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác