Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 7 kết nối tri thức bài 7 Phòng, chống bạo lực học đường(P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 7 Bài 7 Phòng, chống bạo lực học đường - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bạo lực học đường là gì?

  • A.  Là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong môi trường giáo dục.
  • B. Là hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình.
  • C. Là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại một ai đó.
  • D. Là đánh nhau giữa 2 người hoặc nhiều người với nhau khi các bên xảy ra mâu thuẫn. Điều này dẫn tới tổn thương về thể xác lần tinh thần với các bên.

Câu 2: Có thể chia bạo lực học đường thành những loại chính nào?

  • A. Bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần.
  • B. Bạo lực thể xác, bạo lực ngôn ngữ.
  • C. Bạo lực ngôn ngữ, bạo lực mạng.
  • D. Bạo lực thể xác, bạo lực mạng.

Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Chế giễu bạn trên mạng xã hội hay qua tin nhắn không phải là bạo lực học đường.
  • B. Ngôn luận của mạng xã hội không gây tổn thương đến người bị bạo lực học đường.
  • C. Bạo lực học đường là lẽ tất nhiên thường xảy ra trong môi trường giáo dục.
  • D. Bạo lực học đường là một tình trạng xấu cần phải ngăn chặn trong môi trường giáo dục.

Câu 4: Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Bạo lực học đường là một tình trạng xấu cần phải ngăn chặn trong môi trường giáo dục.
  • B. Mỗi học sinh cần cho trang bị cho mình hiểu biết về bạo lực học đường và cách phòng chống nó.
  • C.  Bạo lực học đường là lẽ tất nhiên thường xảy ra trong môi trường giáo dục.
  • D. Khi phát hiện tình hành vi liên quan đến bạo lực học đường cần nhanh chóng báo cáo tới giáo viên.

Câu 5: Khi phát hiện bạo lực học đường, em cần làm gì?

  • A. Báo cáo với giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp xử lí kịp thời.
  • B. Mặc kệ không quan tâm đến.
  • C. Tham gia, cổ vũ bạo lực học đường.
  • D. Quay video đăng mạng xã hội câu view.

Câu 6: Một anh học lớp trên, rủ em cùng “xử lí” một nhóm bạn khác đã “chơi trội” sau buổi thi văn nghệ toàn trường. Em sẽ làm gì trong tình huống này?

  • A. Tham gia cùng anh ngay lập tức.
  • B. Từ chối và khuyên anh hãy từ bỏ ý định này. Nếu không khuyên được thì báo thầy, cô giáo.
  • C. Bỏ đi và báo cáo cô.
  • D. Từ chối tham gia.

Câu 7: Trên đường đi học về, em bắt gặp một bạn cùng lớp đang bị chặn lại và doạ đánh do không chịu chỉ đáp án cho bạn khác khi làm bài kiểm tra. Em sẽ làm gì trong trường hợp này?

  • A. Mặc kệ, bỏ đi ngay.
  • B. Quay video đăng mạng xã hội.
  • C. Đi báo cáo thầy, cô giáo và bác bảo vệ trường.
  • D. Chạy lại đánh nhau với những người kia để bảo vệ bạn.

Câu 8: Khi trở thành mục tiêu bị bạo lực học đường, em cần làm gì?

  • A.  Báo cáo thầy cô giáo để kịp thời xử lí.
  • B. Gọi phụ huynh lên giải quyết với những bạn kia.
  • C. Rủ anh, chị, bạn bè đánh nhau với mấy bạn kia.
  • D. Chịu đựng hành vi bạo lực học đường của những bạn kia.

Câu 9: Trong lớp, em bị lôi kéo để tẩy chay một bạn khác giới vì bạn ấy có nhiều điểm khác biệt với mọi người (chiểu cao, cân nặng,...). Em sẽ làm gì trong trường hợp này?

  • A. Măc kệ.
  • B. Tham gia cùng.
  • C. Khuyên nhủ các bạn từ bỏ ý định, báo cáo thầy cô nếu nó vẫn xảy ra.
  • D. Báo vụ việc với phụ huynh bạn bị bắt nạt.

Câu 10: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường?

  • A. Do thiếu kiến thức về vấn đề bạo lực học đường.
  • B. Do ảnh hưởng từ các video độc hại trên mạng xã hội.
  • C. Do giáo dục từ phía gia đình,
  • D. Do bản thân người bị hại đáng bị như vậy.

Câu 11: Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về: thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

  • A. Bạo lực học đường.
  • B. Bạo lực gia đình.
  • C. Bạo lực cộng đồng.
  • D. Bạo lực xã hội.

Câu 12: Theo em, bạo lực học đường không gây ra điều gì với người bị hại?

  • A. Ám ảnh tâm lí với người bị bạo lực học đường.
  • B. Có thể khiến tâm lí người bạo lực và bị bạo lực bị vặn vẹo.
  • C. Sự trầm cảm của nạn nhân.
  • D. Làm người bị hại mạnh mẽ hơn, tự tin hơn.

Câu 13: Theo em, hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?

  • A. Cô lập một bạn học trong lớp.
  • B. Giúp bạn học tập.
  • C. Giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn.
  • D. Tích cúc tham gia các hoạt động của trường.

Câu 14: Theo em, chúng ta cần làm gì để tránh trở thành nạn nhân của bạo lực học đường?

  • A. Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng bạn bè, lớp.
  • B. Xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè.
  • C. Ít nói, lầm lì, không quan tâm đến mối quan hệ của mình với người khác.
  • D. Học tập tốt, năng động trong học tập, thể thao.

Câu 15: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

  • A. Tâm sự, chia sẻ khi bạn cùng lớp có chuyện buồn.
  • B. Tẩy chay, xa lánh bạn cùng lớp.
  • C. Gây gổ, đánh nhau với các bạn cùng lớp.
  • D. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn học.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác