Tóm tắt kiến thức công dân 7 kết nối bài 7: phòng, chống bạo lực học đường
Tổng hợp kiến thức trọng tâm công dân 7 kết nối bài 7 phòng, chống bạo lực học đường. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 7: PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
1. TÌM HIỂU BIỂU HIỆN, NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC HẠI CỦA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học mà đối tượng gánh chịu chủ yếu là các học sinh và sinh viên
- Biểu hiện:
+ Đánh nhau, nói xấu
+ Cô lập, nói xấu, ghép ảnh chế giễu
+ Đánh nhau
+ Ngược đãi, lăng mạ, chửi bởi, đe doạ, khủng bố, lan truyền những thông tin sai sự thật về người khác,...
- Nguyên nhân:
+ Do bố mẹ thường xuyên vắng nhà, không quan tâm đạy dỗ
+ Do tâm lí tiêu cực khi nảy sinh mâu thuẫn trên mạng xã hội
+ Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi
+ Do sự thiếu hiểu biết về đạo đức, pháp luật, kĩ năng sống của HS
+ Do ảnh hưởng từ môi trường gia đình, xã hội không lành mạnh (bạo lực gia đỉnh, tệ nạn xã hội,...).
+ Do phương pháp giáo dục sai lầm của gia đình, thầy cô,...
- Tác hại:
Tác hại của bạo lực học đường | |
Đối với HS | - HS là nạn nhân của bạo lực học đường: bị tổn thương về thể chất (như các vết thương trên cơ thể, sức khoẻ giảm sút, có thai ngoài ý muốn, tử vong....), tinh thần (buồn bã, hoang mang, lo lắng, sợ hãi, tự ti, trầm cảm, suy sụp, tuyệt vọng,...), vật chất (mất tiền bạc, của cải....), bị ảnh hưởng xấu đến tương lai. - HS là người gây ra bạo lực học đường: bị cảnh cáo, xử phạt, thiệt hại vật chất và có thể đánh mất tương lai, sự nghiệp. |
Đối với gia đình | - Ảnh hưởng xấu đến tâm lí phụ huynh, người thân trong gia đình (buồn bã, xấu hỗ, mặc cảm). - Làm giảm uy tín, danh dự gia đinh. - Gây nên những thiệt hại vật chất cho gia đình. |
Đối với nhà trường và xã hội | - Làm giảm uy tín nhà trường. - Gây rối loạn trật tự an ninh trường học và xã hội. |
2. TÌM HIỂU CÁCH ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
- Trước khi xảy ra bạo lực học đường:
Cần làm
+ Kết bạn với những bạn tốt
+ Trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường: thông báo cho GV hoặc những người lớn đáng tin cậy khi phát hiện nguy cơ bạo lực học đường
+ Rời khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường
Cần tránh:
+ Kết bạn với những bạn xấu
+ Tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè, tụ tập ở những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường
- Khi xảy ra bạo lực học đường:
+ Tìm kiếm sự giúp đỡ của những người xung quanh
+ Nhờ thầy cô, bố mẹ, bạn bè giúp đỡ
- Sau khi xảy ra bạo lực học đường:
+ HS cần phải thông báo sự việc với bố mẹ, thầy cô, công an; nhờ người thân, công an, thầy cô hỗ trợ, nhờ sự trợ giúp từ các cơ sở chuyên môn như bệnh viện, phòng tư vấn tâm lí học đường
+ HS cần tránh: giấu giếm, bao che, tự giải quyết bằng các biện pháp tiêu cực
3. TÌM HIỂU MỘT SỐ QUY ĐỊNH CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
- Nghiêm cấm các hành vi bạo lực học đường
- HS được tuyên truyền, phổ biến kiến thức, trang bị các kĩ năng cần thiết để nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc phòng, chống bạo lực học đường
- HS được tư vấn, hỗ trợ tâm lí, hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khoẻ, bảo đảm an toàn khi phát hiện có nguy cơ bị bạo lực học đường hoặc bị bạo lực học đường.
- Nếu gây ra các hành vi bạo lực học đường, HS sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. Cha mẹ HS phải bồi thường các thiệt hại, khắc phục hậu quả của hành vi bạo lực học đường do con mình gây ra.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận