5 phút giải Công dân 7 kết nối tri thức trang 38

5 phút giải Công dân 7 kết nối tri thức trang 38. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG (PHẦN 1)

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK 

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Hãy kể lại một hành vi bạo lực học đường mà em đã gặp phải hoặc chứng kiến. Em có suy nghĩ và cảm nhận gì về hành vi đó? 

KHÁM PHÁ

1. Biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường

Câu 1: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: (trang 38, 39 phần 1 SGK)

a) Bạo lực học đường là gì? Hãy nêu các biểu hiện của bạo lực học đường trong các trường hợp trên. Theo em, còn có những biểu hiện nào khác của bạo lực học đường?

b) Hãy nêu những nguyên nhân của bạo lực học đường trong các trường hợp trên. Theo em, bạo lực học đường còn do những nguyên nhân nào khác?

c) Trong các trường hợp trên, các bạn C, H, Q, N đã phải chịu những hậu quả gì? Em hãy liệt kê những tác hại của bạo lực học đường theo gợi ý dưới đây:

2. Cách ứng phó với bạo lực học đường

Câu 1: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: (Trang 39 mục 2 sgk)

a) Trong những trường hợp trên, các bạn đã làm gì để phòng tránh bạo lực học đường?

b) Theo em, học sinh cần làm gì để phòng tránh bạo lực học đường? 

Câu 2: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: (Trang 40 mục 2 sgk)

a) Em hãy nhận xét cách ứng phó của T và B trong các trường hợp trên.

b) Theo em, học sinh nên làm gì và không nên làm gì khi xảy ra bạo lực học đường? Liệt kê theo gợi ý dưới đây: 

Câu 3: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: (Trang 40, 41 mục 2 sgk)

a) Em hãy nhận xét cách ứng phó của các bạn trong những trường hợp trên.

b) Theo em, sau khi xảy ra bạo lực học đường, học sinh nên làm gì và không nên làm gì? Vì sao? 

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

MỞ ĐẦU

Năm em lên lớp 6, bởi vì yêu cầu công việc của bố mẹ nên gia đình em đã chuyển từ quê ra thành phố sinh sống. Khi em đến ngôi trường mới, có một nhóm bạn trong lớp liên tục vây quanh chế giễu em và nói những lời xúc phạm em chỉ vì em không phải là người thành phố. Các bạn đó còn sai em đi mua đồ ăn vặt, làm trực nhật cho các bạn ấy nếu không các bạn sẽ đánh em.

Điều đó khiến cho em rất sợ hãi mỗi khi đến trường, trên lớp học không thể tập trung vào bài giảng vì lo lắng không biết các bạn sẽ bắt mình làm gì, thường xuyên mơ thấy ác mộng khiến cho cơ thể mệt mỏi.

KHÁM PHÁ

1. Biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường

a) Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập. (Khoản 5, Điều 2 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP).

Biểu hiện của bạo lực học đường:

- Trường hợp 1: C đã nhiều lần gây gổ đánh nhau và đánh bạn cùng lớp làm cho bạn bị thương.

- Trường hợp 2: H bị các bạn cùng lớp cô lập, nói xấu, ghép ảnh chế giễu khiến cho H vô cùng tự ti.

- Trường hợp 3: N đã trêu chọc Q khiến cho Q cảm thấy mất thể diện, còn Q thì vì bạn trêu chọc mà đã đánh N.

- Một số biểu hiện khác: Bạo lực học đường có nhiều biểu hiện như: đánh đập, ngược đãi, chê bai, lăng mạ, chửi bới, đe doạ, khủng bố, cô lập, lan truyền những thông tin sai sự thật về người học,.. xảy ra trong cơ sở giáo dục.

b) Nguyên nhân của bạo lực học đường:

- Trường hợp 1: Do C thiếu đi sự quan tâm, dạy dỗ từ phía gia đình nên đã giao du với những người bạn xấu, dẫn đến thiếu kỹ năng sống, không biết cách giải quyết vướng mắc với bạn.

- Trường hợp 2: Do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh nên khi xảy ra mâu thuẫn, những nhóm bạn đông sẽ có xu hướng cô lập, nói xấu, chế giễu những bạn có mâu thuẫn với mình.

- Trường hợp 3: Do tính cách của N thì thích trêu chọc bạn, còn Q thì không giữ được bình tĩnh khi bị trêu chọc đã dẫn tới xô xát với nhau.

- Một số nguyên nhân khác: Nguyên nhân của bạo lực học đường do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh, do thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng sống, do ảnh hưởng từ môi trường gia đình, môi trường xã hội không lành mạnh; do sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục,..

c) Nhận xét:

- Trường hợp 1: Bạn C đã bị nhà trường kỉ luật.

- Trường hợp 2: Bạn H đã bị khủng hoảng tâm lý nghiêm trọng, có dấu hiệu trầm cảm.

- Trường hợp 3: Bạn Q và N bị nhà trường kỉ luật.

Tác hại của bạo lực học đường:

- Đối với học sinh: hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho người thực hiện hành vi bạo lực; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lý cho người bị hành hung; ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh, khiến cho các em dễ trở thành người xấu; gây ra những hình ảnh xấu ảnh hưởng đến tương lai của học sinh; ảnh hưởng tiêu cực đến học tập.

- Đối với gia đình: gây ra những hình ảnh xấu ảnh hưởng đến tương lai gia đình, gây bất hòa, chia rẽ các mối quan hệ trong gia đình.

- Đối với nhà trường và xã hội: gây ra những hình ảnh xấu ảnh hưởng đến tương lai của học sinh và nhà trường; mất đi những người tài có ích cho xã hội.

2. Cách ứng phó với bạo lực học đường

a) Cách các bạn đã làm để phòng tránh bạo lực:

- Trường hợp 1: V đã nhờ đến sự giúp đỡ của mẹ và cô giáo giúp đỡ khi có nguy cơ bị bạo lực học đường.

- Trường hợp 2: T đã chủ động nhận sai và xin lỗi khi lỡ gây ra phiền phức cho bạn cùng trường, nhờ vậy mà bạn đó không tức giận nữa.

b) Cách học sinh phòng tránh bạo lực:

- Kết bạn với những bạn tốt.

- Trang bị cho bản thân những kiến thức, kỹ năng liên quan đến bạo lực học đường.

- Thông báo cho giáo viên hoặc những người lớn đáng tin cậy khi phát hiện nguy cơ bạo lực học đường.

- Rời khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường,...

- Cần tránh: kết bạn với những bạn xấu, tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè, tụ tập ở những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường,...

Câu 2: a) Nhận xét:

- Bạn T đã giữ được bình tĩnh, không lo lắng, hoảng sợ, đối phó khôn khéo với nhóm học sinh cướp đồ và kịp thời tìm được người cứu giúp.

- Bạn B dù rất sốc khi nhìn thấy bức ảnh ghép của mình nhưng đã không sợ hãi mà ngay lập tức tìm sự giúp đỡ từ cô giáo.

b) Nhận xét:

- Nên làm: bình tĩnh, kiềm chế các cảm xúc tiêu cực; chủ động nhờ người khác giúp đỡ; quan sát xung quanh để tìm đường thoát;...

- Không nên làm: tỏ thái độ khiêu khích, thách thức; sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả; kêu gọi bạn bè cùng tham gia bạo lực,...

Câu 3: a) Nhận xét:

- A đã biết suy nghĩ kĩ càng và quyết định đúng đắn là nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô.

- Bạn M quyết định không đúng đắn là giấu bố mẹ, thầy cô; tự một mình đến nhà bạn để băng bó vết thương.

b) Nhận xét:

- Nên làm:

  • Thông báo sự việc với bố mẹ, người thân, thầy cô, công an và nhờ họ hỗ trợ đảm bảo an toàn.

  • Nhờ sự trợ giúp từ các cơ sở chuyên môn như bệnh viện, phòng tư vấn tâm lý học đường,.. => để kịp thời nhận được sự hỗ trợ cả về thể chất lẫn tâm lý, tránh gây ra tâm lí căng thẳng về sau.

- Không nên làm: tránh giấu giếm, bao che, tự giải quyết bằng các biện pháp tiêu cực,... => không kịp giải quyết kịp thời, không thể giải quyết tận gốc vấn đề, để lại tâm lí lo lắng, căng thẳng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất.

PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG (PHẦN 2)

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK 

KHÁM PHÁ

3. Một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường

Câu hỏi: Ở trường hợp 2 trong nội dung cách ứng phó sau khi xảy ra bạo lực học đường (mục 2), các học sinh nam đánh bạn M như vậy có vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường không? Vì sao?

b) Em hãy nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây đúng hay sai? Vì sao?

a) Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau.

b) Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra.

c) Bạo lực học đường chỉ gây ra tác hại về sức khỏe thể chất.

d) Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành Giáo dục.

Câu 2: Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn dưới đây?

a) Một số bạn trong lớp thường xuyên trêu chọc, bắt nạt G vì G nhỏ bé và nhút nhát.

b) S kể với bố mẹ việc mình bị H trấn lột tiền dù H đe dọa không được kể với ai.

c) Thấy một bạn trong lớp bị đánh, Q vội lấy điện thoại ra quay phim để đăng lên mạng.

d) N muốn bỏ học vì bị nhiều bạn ở trường chế giễu.

Câu 3: Hãy đề xuất các biện pháp phù hợp để phòng tránh bạo lực học đường khi xuất hiện những tình huống sau:

a) Em nhận được tin nhắn hoặc thư đe dọa từ người khác.

b) Một người bạn đang có mâu thuẫn với em hẹn ở lại trường nói chuyện riêng sau buổi học.

c) Một nhóm học sinh cùng trường yêu cầu em tới chỗ vắng với thái độ khó chịu, đe dọa.

d) Em vô tình nghe thấy nhóm bạn nam cùng lớp bàn kế hoạch cuối buổi học chặn đường đánh một bạn lớp bên cạnh.

Câu 4: Đóng vai xử lí các tình huống dưới đây:

a) Giờ ra chơi, V nhìn thấy trong cặp sách của N có một cuốn nhật kí nên đã giật lấy. N đuổi theo yêu cầu V trả lại nhưng bạn không đồng ý mà còn mở cuốn nhật kí và đọc vài câu cho các bạn khác cùng nghe để trêu chọc N. N rất tức giận với hành vi của V nhưng không biết nên làm gì.

Nếu em là N, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào? Vì sao?

b) Biết tin Đ bị S bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Đ là T vô cùng tức giận. T bày tỏ ý định sẽ rủ thêm bạn chặn đường dạy cho S một bài học.

Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói gì với Đ và T?

c) Nhiều lần bị một số bạn trong trường trấn lột tiền ăn sáng nhưng D giấu không kể lại với gia đình.

Nếu là bạn thân của D, em sẽ nói gì với D? 

Câu 5: Hãy chia sẻ những việc em đã làm để phòng chống bạo lực học đường. 

VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy tham gia các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức và ghi lại cảm xúc, cách phòng chống bạo lực học đường mà em rút ra qua các hoạt động đó.

Câu 2: Em hãy thiết kế một khẩu hiệu hoặc vẽ một bức tranh để tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường và thuyết minh về sản phẩm đó.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

KHÁM PHÁ

3. Một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường

a) Có vi phạm quy định của pháp luật. Bởi vì đây là hành vi đánh đập, làm tổn hại đến cơ thể của người học trong cơ sở giáo dục.

b) Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường

LUYỆN TẬP

Câu 1: 

a) Sai. Bởi vì bạo lực học đường có nhiều biểu hiện.

b) Đúng. Nguyên nhân của bạo lực học đường:

- Do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh.

- Do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống.

- Do ảnh hưởng từ môi trường gia đình, môi trường xã hội không lành mạnh.

- Do sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục,..

c) Sai. Bạo lực học đường không những gây ra tác hại về thể chất, mà còn để lại ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí, tinh thần của người bị hại, để lại hậu quả nặng nề đối với gia đình, nhà trường, xã hội.

d) Sai. Bởi vì mọi người đều cần có trách nhiệm phòng, chống bạo lực học đường.

Câu 2: a) Hành vi của các bạn trong lớp là bạo lực học đường. Trong trường hợp này G không nên cam chịu mà cần tìm đến sự giúp đỡ của bố mẹ, thầy cô.

b) Hành vi của H là bạo lực học đường còn việc S kể với bố mẹ là việc làm đúng đắn. 

c) Hành vi của Q là sai trái khi thấy tình trạng bạo lực học đường mà không tìm cách ngăn chặn mà thay vào đó đăng lên mạng gây ra hình ảnh không tốt cho bạn bị bạo lực và cho nhà trường.

d) Hành vi các bạn chế giễu N là bạo lực học đường. N cần phải dũng cảm tìm đến sự trợ giúp của gia đình và thầy cô.

Câu 3: 

a) Ngay từ đầu khi nhận được tin nhắn đe dọa từ người khác, em sẽ chặn tin nhắn từ những số điện thoại/tài khoản đó và phớt lờ người đó. Nếu người đó vẫn tiếp tục tìm cách khác để đe dọa em, thì sẽ nhờ sự giúp đỡ từ người lớn.

b) Em sẽ không đồng ý gặp riêng bạn ở những nơi vắng vẻ, ít người. Nếu muốn nói chuyện riêng thì phải tìm chỗ an toàn, có người xung quanh và phải giải quyết bằng thái độ bình tĩnh, không nhờ đến sự can thiệp của người khác. Trong trường hợp cảm thấy bị bạn đe dọa, em sẽ báo cáo sự việc với thầy, cô giáo.

c) Em sẽ không đồng ý đi theo các bạn mà ngay lập tức tránh xa nhóm người đó, đi tới những nơi đông người, những nơi có thể dễ dàng tiếp cận với người lớn. Nếu tiếp tục có thái độ đe dọa, em sẽ tìm đến sự giúp đỡ của thầy cô, bố mẹ.

d) Em sẽ ngay lập tức báo cáo chuyện đó lên thầy cô giáo để thầy cô giáo kịp thời can thiệp và giải quyết mâu thuẫn giữa các bạn.

Câu 4: a) Nếu là N, em sẽ bình tĩnh lại và nói với V rằng hành động của V như vậy là đang xâm hại đời tư của người khác và yêu cầu V trả lại cuốn sổ cho em. 

b) Em sẽ khuyên Đ và T trước tiên phải thật bình tĩnh, không được chặn đường đánh S, vì như thế là vi phạm pháp luật. Thay vào đó, T phải động viên, khích lệ Đ nói chuyện bị S bắt nạt với bố mẹ hoặc thầy cô giáo để nhận được sự trợ giúp kịp thời.

c) Trước tiên, em sẽ an ủi và trấn an D. Sau đó em sẽ giải thích với D phải dũng cảm báo cáo chuyện này với gia đình và nhà trường, nhất định mọi người sẽ giúp đỡ D.

Câu 5:

Những việc em đã làm để phòng chống bạo lực học đường:

+ Kết bạn với những người bạn tốt, trang bị kiến thức kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường.

+ Thông báo cho giáo viên, người lớn khi có bạo lực học đường

VẬN DỤNG

Câu 1: 

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Các em có thể tham khảo bài mẫu dưới đây

- Em cảm thấy vui vì mình đã đóng góp một phần sức lực nhỏ bé khi tham gia vào các hoạt động tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường.

- Cách phòng tránh bạo lực học đường mà em rút ra:

+ Kết bạn với những người bạn tốt, trang bị kiến thức kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường.

+ Thông báo cho giáo viên, người lớn khi có bạo lực học đường.

Câu 2: 

Em hãy thiết kế một khẩu hiệu hoặc vẽ một bức tranh để tuyên truyền về phòng, chống bạo lực


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Công dân 7 kết nối tri thức, giải Công dân 7 kết nối tri thức trang 38, giải Công dân 7 KNTT trang 38

Bình luận

Giải bài tập những môn khác