5 phút giải Công dân 7 kết nối tri thức trang 50
5 phút giải Công dân 7 kết nối tri thức trang 50. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
KHÁM PHÁ
1. Khái niệm và các loại tệ nạn xã hội phổ biến
Câu 1: Em hãy quan sát các tranh, đọc những trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: (trang 50, 51 phần 1 SGK)
a) Nhận xét về hành vi sai trái trong những bức tranh và trường hợp trên. Nêu hậu quả của những hành vi đó.
b) Theo em, tệ nạn xã hội là gì?
c) Hãy kể tên các loại tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay.
2. Nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội
Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: (Trang 51, 52 mục 2 sgk)
a) Em hãy nêu nguyên nhân, hậu quả của những tệ nạn xã hội trong các trường hợp trên.
b) Kế thêm những hậu quả của tệ nạn xã hội mà em biết theo gợi ý dưới đây:
3. Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội
Câu hỏi: a) Em hãy cho biết hành vi tẩm ma tuý vào thuốc lào để hút của các học sinh ở thông tin 1 (mục 1) có vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội không. Vì sao?
b) Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
4. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống tệ nạn xã hội
Câu hỏi: Em hãy quan sát các tranh dưới đây và trả lời câu hỏi: (Trang 53, 54 SGK)
a) Trong những bức tranh trên, các bạn đã làm gì để phòng, chống tệ nạn xã hội?
b) Em hãy kể thêm những việc học sinh cần làm đề phòng, chống tệ nạn xã hội.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Những người mắc tệ nạn xã hội đều là người xấu.
b) Trẻ em mắc vào tệ nạn xã hội sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai của bản thân.
c) Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của riêng cơ quan công an.
Câu 2: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào dưới đây? Vì sao?
a) L rủ các bạn trong lớp cả cược bóng đá, ai thua thì sẽ phải bỏ tiền mua đồ ăn sáng cho những người thắng.
b) Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma túy hộ mình.
c) H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói.
Câu 3: Xử lí tình huống:
a) Thời gian gần đây, trong bản của A có một số trẻ nhỏ bị sốt và nổi ban đồ trên cơ thể nên người dân vô cùng lo lắng. Thầy mo bảo rằng trong bản đang bị nhiều ma quỷ quấy rối và yêu cầu mọi người đóng tiền để làm lễ cúng trừ tà.
b) Gần đây, M thấy anh trai gieo trồng một giống cây lạ trong vườn và chăm sóc rất cẩn thận. M tò mò muốn biết anh trồng cây gì nên nhiều lần gặng hỏi nhưng anh không trả lời, anh chỉ nói rằng những cây đó bán được rất nhiều tiền. Cảm thấy nghi ngờ, M đã lên internet tìm hiểu và phát hiện những cây mà anh trai đang trồng rất giống cây cần sa - một loại cây dùng để điều chế ma tuý.
c) Mồng Hai Tết, S được anh trai dẫn qua nhà một người bạn chơi. Khi đến nơi, S thấy một số người đang tụ tập đánh bài ăn tiền. Anh trai S không mang tiền nên ngỏ ý muốn mượn tiền mừng tuổi của S để chơi cùng mọi người. Anh còn hứa sẽ cho S tất cả số tiền thắng được.
Nếu là A, M, S trong các tình huống trên, em sẽ xử lí thế nào?
Câu 4: Em hãy chia sẻ những việc bản thân đã làm để phòng, chống tệ nạn xã hội.
PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI
KHÁM PHÁ
1. Khái niệm và các loại tệ nạn xã hội phổ biến
Câu 1: a) Nhận xét:
- Bức tranh 1: Hành vi đua xe trái phép vô cùng nguy hiểm vì có thể gây ra tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân và người khác.
- Bức tranh 2: Hành vi đánh bài ăn tiền gây nên những hệ lụy nguy hiểm như nợ nần, cướp bóc, gia đình bất hòa, xã hội bất ổn.
- Bức tranh 3: Rượu bia không chỉ gây ra tai nạn giao thông mà còn gây ra các tổn hại to lớn cho bản thân người sử dụng cũng như toàn xã hội.
- Trường hợp 1: Ma túy làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình, hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của. Sức khoẻ giảm sút, gây tổn thất về tình cảm.
- Trường hợp 2: Mê tín dị đoan gây ra hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản, tính mạng.
b) Tệ nạn xã hội là hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá vỡ thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh, tiến bộ trong xã hội, có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội.
c) Các loại tệ nạn xã hội phổ biến:
Tệ nạn ma túy
Tệ nạn mại dâm
Tệ nạn cờ bạc
Tệ nạn mê tín dị đoan
Tệ nạn rượu bia
Đua xe trái phép.
Nghiện chơi game online…
2. Nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn xã hội
a) Nhận xét:
Trường hợp 1:
- Nguyên nhân: Do S tò mò, thiếu hiểu biết, bị ảnh hưởng từ những bạn bè xấu.
- Hậu quả: Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần, gây ra những hành vi không tự chủ gây nguy hiểm đến xã hội.
Trường hợp 2:
- Nguyên nhân: Do không có việc làm ổn định, lại lười biếng muốn kiếm tiền một cách nhàn hạ.
- Hậu quả: Làm cho nhiều người tốn kém tiền bạc vào những việc thừa thãi không có kết quả, gây rối loạn xã hội.
Trường hợp 3:
- Nguyên nhân: Do thiếu hiểu biết, tham lam.
- Hậu quả: N đã bị lừa hết sạch tiền.
b) Một số hậu quả khác của tệ nạn xã hội:
Đối với bản thân:
- Gây những tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính bản thân người tham gia.
- Làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội.
Đối với gia đình: Khiến gia đình bị khủng hoảng về mặt tài chính cũng như tinh thần.
Đối với xã hội:
- Gây bức xúc, bất bình trong dư luận xã hội, ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội.
- Gây tâm lý hoang mang, lo lắng, sợ hãi cho những người dân lương thiện.
3. Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội
a) Có. Bởi đã vi phạm Điều 255. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý.
b) Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 (trích): Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Trồng cây có chứa chất ma tuý, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma tuý.
2. Nghiên cứu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, xử lí, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh trái phép chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma tuý, tiền chất. [..]
5. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý; chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý.
6. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý. [...]
4. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống tệ nạn xã hội
a) Cách các bạn phòng, chống tệ nạn xã hội:
- Tranh 1: Lắng nghe các chú công an tuyên truyền về phòng chống ma túy
- Tranh 2: Vẽ tranh tuyên truyền tác hại của tệ nạn xã hội và kêu gọi phòng, chống tệ nạn xã hội
- Tranh 3: Tham gia đóng góp ý kiến vào hòm thư tố cáo tội phạm
- Tranh 4: Từ chối sử dụng thử chất kích thích.
- Tranh 5: Tổ chức các buổi sinh hoạt lớp chia sẻ kiến thức phòng chống tệ nạn xã hội
b) Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống tệ nạn xã hội:
- Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kỹ năng, xây dựng lối sống giản dị, lành mạnh.
- Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa phương.
LUYỆN TẬP
Câu 1: a) Không đồng tình. Bởi vì có những người mắc phải tệ nạn xã hội là do bị dụ dỗ, lôi kéo, do hoàn cảnh bắt buộc.
b) Đồng tình. Bởi vì hậu quả mà tệ nạn xã hội đem lại rất nghiêm trọng.
c) Không đồng tình. Tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm phòng, chống tệ nạn xã hội.
Câu 2: a) Không đồng tình. Hành vi của L là đang cổ xúy cho tệ nạn cờ bạc.
b) Không đồng tình. Bởi bà N đang vi phạm quy định của pháp luật về việc buôn bán, vận chuyển ma túy.
c) Đồng tình. Bởi không tham gia vào tệ nạn mê tín dị đoan là hành vi đúng đắn.
Câu 3: a) Em sẽ tuyên truyền với mọi người trong bản về kiến thức của việc phòng tránh tệ nạn mê tín dị đoan, khuyến khích mọi người cho các bé đi bệnh viện khám để tìm ra bệnh và thuốc chữa kịp thời, tránh để lại hậu quả đáng tiếc.
b) Nếu là M, em sẽ khuyên nhủ anh trai dừng ngay việc chăm bón, nuôi trồng cây cần sa.
c) Nếu là S, em sẽ từ chối cho anh trai mượn tiền và khuyên anh trai đừng tham gia vào hành vi chơi cờ bạc.
Câu 4: - Học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, xây dựng lối sống lành mạnh, giản dị.
- Tuân thủ và tuyên truyền các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa phương.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Công dân 7 kết nối tri thức, giải Công dân 7 kết nối tri thức trang 50, giải Công dân 7 KNTT trang 50
Bình luận