Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 7 kết nối bài 7 phòng, chống bạo lực học đường

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 7 Bài 7 phòng, chống bạo lực học đường - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bạo lực học đường là:

  • A. Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập. 
  • B. Hành vi giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc đến người khác.
  • C. Hành vi được toàn xã hội quan tâm, ủng hộ. 
  • D. Hành vi xảy ra trong môi trường giáo dục, công sở và nhiều môi trường khác. Hành vi này gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, cần được lên án và dẹp bỏ. 

Câu 2: Đâu không phải là biểu hiện của Bạo lực học đường?

  • A. C đã nhiều lần gây gổ đánh nhau và đánh bạn cùng lớp làm cho bạn bị thương.
  • B. H bị các bạn cùng lớp cô lập, nói xấu, ghép ảnh chế giễu khiến cho H vô cùng tự ti.
  • C. N trêu chọc Q khiến cho Q cảm thấy mất thể diện, còn Q thì vì bạn trêu chọc mà đã đánh N. 
  • D. Hòa đồng với bạn bè và mọi người xung quanh.

Câu 3: Một sô biểu hiện khác: Bạo lực học đường có nhiều biểu hiện như: đánh đập, ngược đãi, chê bai, lăng mạ, ...(1), đe doạ, khủng bố, cô lập, lan truyền những thông tin...(2) về người học,.. xảy ra trong cơ sở giáo dục.

  • A. (1) chê bai, (2) sai sự thật.
  • B. (1) khen ngợi, (2) sai sự thật.
  • C. (1) khen ngợi, (2) chính xác.
  • D. (1) quan tâm, (2) chính xác.

Câu 4: Đâu không phải nguyên nhân của bạo lực học đường:

  • A. Do thiếu đi sự quan tâm, dạy dỗ từ phía gia đình.
  • B. Sự thờ ơ, vô cảm không quan tâm sát xao của giáo viên.
  • C. Nhà trường và bố mẹ quan tâm giáo dục đạo đức.
  • D. Do đặc điểm sinh lí của lứa tuổi học sinh, thiếu kiến thức ký năng xã hội. 

Câu 5: Đâu không phải tác hại của bạo lực học đường:

  • A. Hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho cho trẻ.
  • B. Gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung
  • C. Gây bất hòa, chia rẽ các mối quan hệ trong gia đình.
  • D. Nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác hại của bạo lực học đường?

  • A. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho nạn nhân
  • B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập.
  • C. Gây không khí căng thẳng trong gia đình và xã hội thiến an toàn.
  • D. Người gây bạo lực học đường không phải chịu các hình thức kĩ luật.

Câu 7: Để phòng tránh bạo lực học đường, chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

  • A. Kết bạn với những người bạn tốt.
  • B. Giữ im lặng khi bị bạo lực học đường.
  • C. Ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực.
  • D. Tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè.

Câu 8: Việc phòng, chống bao lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

  • A. Bộ luật hình sự năm 2015.
  • B. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
  • C. Bộ luật lao động năm 2020.
  • D. Bộ luật tố tụng hình dân năm 2015.

Câu 9: Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây đúng hay sai. 

  • A. Bạo lực học đường chỉ diễn ra dưới hình thức tác động vật lí.
  • B. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra.
  • C. Bạo lực học đường chỉ gây ra tác hại về sức khỏe thể chất.
  • D. Bạo lực học đường chỉ gây ra tác hại về tinh thần người bị hại.

Câu 10: Trong các ý dưới đây, ý nào là biểu hiện của bạo lực học đường?

  • A. Tụ tập, hẹn gặp đánh nhau sau giờ học.
  • B. Đến thư viện học sau giờ học.
  • C. Giúp đỡ bạn học khuyết tật.
  • D. Ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô.

Câu 11: Nếu nhìn thấy tình trạng các bạn học sinh đang đánh nhau, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

  • A. Không quan tâm.
  • B. Lấy điện thoại quay chụp.
  • C. Reo hò, cổ vũ các bạn.
  • D. Nhanh chóng báo cho thầy cô.

Câu 12: Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là:

  • A. Cô lập một bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.
  • B. Quan tâm giúp đỡ những bạn khuyết tật.
  • C. Nghe lời cha, mẹ, thầy, cô giáo.
  • D. Giúp đỡ bạn học tập.

Câu 13: Trên đường đi học về, em bắt gặp một bạn cùng lớp đang bị chặn lại và doạ đánh do không chịu chỉ đáp án cho bạn khác khi làm bài kiểm tra. Em sẽ làm gì trong trường hợp này?

  • A. Mặc kệ, bỏ đi ngay.
  • B. Quay video đăng mạng xã hội.
  • C. Đi báo cáo thầy, cô giáo và bác bảo vệ trường.
  • D. Chạy lại đánh nhau với những người kia để bảo vệ bạn.

Câu 14: Khi trở thành mục tiêu bị bạo lực học đường, em cần làm gì?

  • A.  Báo cáo thầy cô giáo để kịp thời xử lí.
  • B. Gọi phụ huynh lên giải quyết với những bạn kia.
  • C. Rủ anh, chị, bạn bè đánh nhau với mấy bạn kia.
  • D. Chịu đựng hành vi bạo lực học đường của những bạn kia.

Câu 15:  Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường?

  • A. Do thiếu kiến thức về vấn đề bạo lực học đường.
  • B. Do ảnh hưởng từ các video độc hại trên mạng xã hội.
  • C. Do giáo dục từ phía gia đình,
  • D. Do bản thân người bị hại đáng bị như vậy.

Câu 16:  Những hành vi có tính chất bạo lực học đường có thể xâm hại tới quyền nào sau đây của nạn nhân?

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về tài sản.
  • B. Quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.
  • C. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe.
  • D. Tất cả các quyền trên.

Câu 17: Theo em, hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?

  • A. Cô lập một bạn học trong lớp.
  • B. Giúp bạn học tập.
  • C. Giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn.
  • D. Tích cúc tham gia các hoạt động của trường.

Câu 18: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau.
  • B. Bạo lực học đường chỉ gây ra những tác hại về sức khỏe, thể chất.
  • C. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành giáo dục.
  • D. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra.

Câu 19: Chúng ta cần làm gì để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường?

  • A. Tuyên truyền về tác hại, hậu quả của bạo lực học đường
  • B. Xây dựng mối quan hệ gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa bạn học.
  • C. Đấu tranh chống bạo lực học đường bằng các biện pháp phù hợp.
  • D. Tất cả các việc làm nêu trên.

Câu 20: Khi phát hiện bạo lực học đường, em cần làm gì?

  • A. Báo cáo với giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp xử lí kịp thời.
  • B. Mặc kệ không quan tâm đến.
  • C. Tham gia, cổ vũ bạo lực học đường.
  • D. Quay video đăng mạng xã hội câu view.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác