Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 7 kết nối bài 4: Giữ chữ tín

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 7 Bài 4: Giữ chữ tín - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Theo em, điều nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc giữ chữ tín? 

  • A. Người giữ chữ tín sẽ có được niềm tin từ người khác.
  • B. Khi giữ chữ tín sẽ nhận được sự hợp tác tích cực từ người khác.
  • C. Việc giữ chữ tín sẽ xây dựng được tinh thần đoàn kết với mọi người.
  • D. Giữ chữ tín sẽ làm cuộc sống bị bó buộc theo khuôn mẫu.

Câu 2: Câu tục ngữ: Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay nói đến điều gì?

  • A. Lòng chung thủy.
  • B. Lòng trung thành.
  • C. Giữ chữ tín.
  • D. Lòng vị tha.

Câu 3: Giữ chữ tín là 

  • A. Biết giữ lời hứa
  • B. Tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối
  • C. Không trọng lời nói của nhau
  • D. Không tin tưởng nhau

Câu 4: Câu ca dao trên thể hiện điều gì?

"Nói chín thì phải làm mười

Nói mười làm chín kẻ cười người chê."

A. Giữ chữ tín

B. Tôn trọng người khác

C. Tự trọng

D. Trách nhiệm

Câu 5: Câu tục ngữ: Hay gì lừa đảo kiểm lời/ Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang khuyên chúng ta điều gì?

  • A. Giữ chữ tín.
  • B. Giữ lòng tin.
  • C. Giữ lời nói.
  • D. Giữ lời hứa.

Câu 6: An hứa với bó mẹ sẽ chăm chỉ học tập thật tốt, để cuối năm có giấy khen. Một ngày An đang trên đường đi học, Vĩ (bạn thân của An) khoác vai và rủ cậu trốn học đi chơi. Nếu là An, em sẽ làm gì trong trường hợp này?

  • A. Đồng ý đi chơi với An ngay.
  • B. Từ chối và tiếp tục đi học.
  • C. Giả gặp vấn đề và xin vào muộn.
  • D. Gọi cho cô xin nghỉ vì ốm.

Câu 7: Người biết giữ chữ tín sẽ 

  • A. Được mọi người tin tưởng
  • B. Bị lợi dụng
  • C. Bị xem thường
  • D. Không được tin tưởng

Câu 8: Biểu hiện không có chữ tín là?

  • A. Hứa suông.
  • B. Buôn bán hàng giả thu lợi nhuận cao.
  • C. Nói một đằng làm một nẻo.
  • D. Tất cả ý trên.

Câu 9: Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người cần phải làm gì?

  • A. Làm tốt chức trách, nhiệm vụ.
  • B. Giữ đúng lời hứa.
  • C. Đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 10: Bà P mở cửa hàng bán rau sạch bà quan niệm rằng mặc dù lãi ít nhưng bà thấy vui vì cung cấp rau sạch là niềm vui cho mọi người, bảo vệ sức khỏe mọi người. Nhiều lần bà C ngỏ lời bảo bà P nhập thêm rau Trung Quốc cho rẻ, mã đẹp và thu lợi nhuận cao nhưng bà nhất quyết không đồng ý. Việc làm đó của bà P thể hiện điều gì?

  • A. Bà P là người giữ lời hứa.
  • B. Bà P là người thật thà.
  • C. Bà P là người giữ chữ tín.
  • D. Bà P là người tốt bụng.

Câu 11: Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau được gọi là?

  • A. Liêm khiết.
  • B. Công bằng.
  • C. Lẽ phải.
  • D. Giữ chữ tín.

Câu 12: Theo em, học sinh muốn giữ chữ tín cần phải:

  • A. Phân biệt được đâu là hành vi giữa chữ tín và đâu là hành vi không giữ chữ tín.
  • B. Học tập và noi gương những người biết giữ chữ tín
  • C. Thật thà, trung thực và tôn trọng người khác.
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 13: Giữ chữ tín sẽ nhận được điều gì điều gì?

  • A. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người.
  • B. Giúp mọi người đoàn kết.
  • C. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 14: Biểu hiện của giữ chữ tín là?

  • A. Giữ đúng lời hứa.
  • B. Không buôn bán hàng kém chất lượng.
  • C. Quyết tâm làm cho đến cùng.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 15: Biểu hiện không có chữ tín là?

  • A. Hứa suông.
  • B. Buôn bán hàng giả thu lợi nhuận cao.
  • C. Nói một đằng làm một nẻo.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 16: Hành vi không giữ chữ tín

  • A. Luôn đến hẹn đúng giờ
  • B. Là ngôi sao hàng đầu thường đến trễ các buổi diễn
  • C. Luôn hoàn thành nhiệm vụ đúng hẹn
  • D. Luôn giữ đúng lời hứa với mọi người

Câu 17: Nhiều lần B vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, B đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn B cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của B thể hiện điều gì?

  • A. B là người không giữ chữ tín.
  • B. B là người giữ chữ tín.
  • C. B là người không tôn trọng người khác.
  • D. B là người tôn trọng người khác.

Câu 18: Giữ chữ tín là gì?

  • A. Tôn trọng mọi người.
  • B. Coi thường lòng tin của mọi người đối với mình.
  • C. Giữ niềm tin của người khác đối với mình.
  • D. Yêu thương, tôn trọng mọi người. 

Câu 19: Điền vào chỗ trống: “ Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm. ...”

  • A. Ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân. 
  • B. Kiến thức, mở rộng hiểu biết.
  • C. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người khác. 
  • D. Được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau,...

Câu 20:  Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, chúng ta phải 

  • A. Nghiêm túc thực hiện đúng lời hứa. 
  • B. Nói dối. 
  • C. Hứa thôi, không làm.
  • D. Mặc kệ không quan tâm ý kiến người khác. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác