Trắc nghiệm Công dân 7 kết nối tri thức học kì II
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 7 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hành động thể hiện quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái là
- A. ép buộc con làm theo ý mình.
- B. ép con nghỉ học để đi làm kiếm tiền.
- C. không coi trọng ý kiến của con.
D. nuôi dạy, bảo vệ và tôn trọng con.
Câu 2: Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện thói quen
- A. ứng phó với bạo lực học đường.
- B. học tập tự giác, tích cực.
C. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm.
- D. ứng phó với tâm lí căng thẳng.
Câu 3: “Học sinh nên tập trung vào học hành, không nên quan tâm đến tiền bạc.” Em có đồng tình với ý kiến này không?
- A. Có. Vì có ở độ tuổi học sinh, các em chỉ biết cách học tập sao cho hiệu quả, còn tiền bạc thì lại là một vấn đề hết sức nan giải, ngay cả các giáo sư đại học cũng không thể giải quyết triệt để được.
- B. Có. Vì học thật tốt thì học sinh sau này mới có thể kiếm được tiền, còn một chút tiền nhỏ nhoi mà học sinh có được bây giờ không thực sự quan trọng mà phải cần đến việc quản lí.
- C. Không. Vì Luật Tài chính Việt Nam năm 2020 quy định nghiêm cấm học sinh sở hữu, sử dụng tiền bạc.
D. Không. Vì quản lí chi tiêu luôn là cần thiết với mỗi người ngay từ khi có nhu cầu chi tiêu nên học sinh cần có kĩ năng tài chính để đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp khi cần chi tiêu tiền.
Câu 4: Mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội sẽ
A. Bị xử lí theo quy định của pháp luật.
- B. Bị xử lí theo quy định của nhà trường.
- C. Được xử lí theo quy định của Trung ương Đảng.
- D. Được khoan hồng nếu người vi phạm là học sinh lớp 7.
Câu 5: Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nghiêm cấm hành vi nào dưới đây giữa con cái với cha mẹ?
- A. Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ.
- B. Chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ.
C. Ngược đãi và xúc phạm cha mẹ.
- D. Giúp đỡ cha mẹ những công việc gia đình.
Câu 6: Để quản lí tiền có hiệu quả, cần
A. đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền.
- B. bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình.
- C. không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học.
- D. đòi mẹ mua những thứ mình thích mặc dù không dùng đến.
Câu 7: “Học sinh không nên giữ tiền vì không giữ được tiền cẩn thận và hay chi vào những việc không cần thiết.” Em có đồng tình với ý kiến này không?
- A. Có. Vì hiện nay, điện thoại rất phổ biến, nếu có biến cố gì xảy ra thì học sinh có thể gọi cho bố mẹ, nên không học sinh không nên giữ tiền.
- B. Có. Vì luật pháp Việt Nam không cấm một người ở độ tuổi học sinh không được giữ tiền.
C. Không. Vì trong thực tế, mỗi học sinh sẽ có lúc cần có tiền để chi cho những việc cần thiết. Vì vậy, mỗi người cần có một số tiền nhất định dự phòng trong người.
- D. Không. Vì học sinh biết giữ tiền cẩn thận nhưng lại hay chi vào những việc không cần thiết.
Câu 8: Câu tục ngữ nào sau đây khuyên con người phải quản lí tiền hiệu quả?
- A. Hay đi chợ để nợ cho con.
- B. Tốt vay dày nợ.
C. Ăn phải dành, có phải kiệm.
- D. Của đi thay người.
Câu 9: Là một học sinh, chúng ta không nên kiếm tiền bằng cách nào sau đây?
- A. Làm đồ thủ công để bán.
- B. Làm phụ giúp bố mẹ.
- C. Nhờ bố mẹ gửi tiết kiệm ngân hàng nếu có tiền mà chưa cần dùng vào việc gì.
D. Bỏ học để đi làm.
Câu 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình được thể hiện rõ nhất trong văn bản pháp luật nào dưới đây?
- A. Luật trẻ em.
- B. Luật lao động.
- C. Luật tố tụng hình sự.
D. Luật Hôn nhân và gia đình.
Câu 11: Đâu là những tệ nạn xã hội phổ biến?
- A. Ma tuý, game online, cờ vua, cờ tướng.
B. Ma tuý, cờ bạc, mại dâm, mê tín.
- C. Game online, đọc sách, nhảy dây, nhảy cầu.
- D. Cá độ, cờ bạc, lô đề xổ số, gái gú.
Câu 12: “Tiết kiệm tiền chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều.” Em có đồng tình với ý kiến này không?
- A. Có. Vì chi tiêu tiền một cách không tiết kiệm sẽ khiến người tiêu tiền sa đà vào tệ nạn xã hội.
- B. Không. Vì tiết kiệm tiền chỉ dành cho người có thu nhập thấp, nếu tiêu quá nhiều sẽ dẫn đến nợ nần.
- C. Không. Vì tiết kiệm tiền không chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều tiền mà còn rất cần với người chi tiêu ít, vì người chi tiêu ít có thể là vì họ có thu nhập thấp, không có nhiều tiền.
D. Cả B và C.
Câu 13: Trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ
- A. phân biệt đối xử giữa các con.
B. nuôi dạy con thành công dân tốt.
- C. ép buộc con làm điều trái pháp luật.
- D. ép buộc con làm điều trái đạo đức.
Câu 14: Em không tán thành với ý kiến nào dưới đây?
- A. Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực trên nhiều mặt đời sống xã hội.
- B. Tích cực học tập, lao động tập thể sẽ giúp chúng ta tránh xa được tệ nạn xã hội.
- C. Trẻ em mắc tệ nạn xã hội sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai của bản thân.
D. Ma túy và mại dâm không phải là con đường lây nhiễm căn bệnh HIV/AIDS.
Câu 15: Hậu quả của bạo lực học đường đối với người gây ra bạo lực là gì?
- A. Có thể bị tổn thương về thể chất, tinh thần
- B. Có thể bị lệch lạc nhân cách
- C. Có thể phải chịu các hình thức kỉ luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 16: Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn xã hội là gì?
- A. Thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn và tuân thủ pháp luật.
- B. Tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do trường, lớp và địa phương tổ chức.
- C. Đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 17: Đâu là một biện pháp mà mỗi học sinh cần làm để phòng ngừa bạo lực học đường?
A. Khéo léo và kịp thời trong giải quyết các hiểu lầm, xích mích nhỏ.
- B. Khi bị ai đó bạo lực, cần phải cương quyết đánh trả, không thể để cho nó thắng thế.
- C. Tìm hiểu, tích cực tham gia vào các vụ việc bạo lực học đường.
- D. Tập tham gia vào các tệ nạn xã hội để hiểu thêm về thế giới bên ngoài.
Câu 18: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến tệ nạn xã hội?
- A. Thiếu hiểu biết.
- B. Ham chơi, đua đòi.
- C. Bị dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc hoặc ép buộc.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 19: Chi tiêu như thế nào là chi tiêu có kế hoạch?
- A. Vay nợ trước để đầu tư rồi làm việc để trả nợ.
B. Chỉ mua những thứ thực sự cần và phù hợp với khả năng chi trả.
- C. Tập trung mua những món đồ công nghệ mới, có tác dụng mạnh mẽ trong việc giáo dục con trẻ.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 20: Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội?
- A. Nhận thức được tác hại của các tệ nạn xã hội.
- B. Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
- C. Sống giản dị, lành mạnh.
D. Chú trọng làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái.
Câu 21: Hậu quả của bạo lực học đường đối với người bị bạo lực là gì?
- A. Có thể bị đưa đi tù nếu không thể chịu đựng được bạo lực.
- B. Có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần, giảm sút kết quả học tập và rèn luyện.
- C. Có thể mất năng lực vượt lên số phận.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 22: “Ngay tuần đầu tiên, H đã dùng hết số tiền mẹ cho để chi tiêu trong cả tháng.” Em có nhận xét gì về việc làm của H?
- A. Việc làm của H thể hiện H là một con người chịu chơi, không vì tiếc rẻ mấy đồng tiền tiêu vặt mà làm bản thân mất vui.
- B. Việc làm của H là không thể chấp nhận được. H đã sử dụng tiền một cách quá phung phí, không có mục tiêu, kế hoạch.
- C. Việc làm của H sẽ khiến H rất vào tình trạng nợ nần, ảnh hưởng đến học tập, gia đình và người thân.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 23: “Bà K tổ chức dịch vụ bói toán tại nhà”. Hành vi này có vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội không?
A. Có vì pháp luật nước ta nghiêm cấm các hành vi mê tín dị đoan.
- B. Có vì pháp luật nước ta nghiêm cấm đưa bói toán thành dịch vụ kiếm tiền.
- C. Không vì pháp luật nước ta không cấm đoán hành vi mê tín dị đoan.
- D. Không vì bà K chỉ tổ chức bói toán tại nhà.
Câu 24: Sử dụng hình ảnh cá nhân để uy hiếp, đe dọa, ép buộc người khác làm theo ý mình là biểu hiện của
- A. Hành vi bạo lực thể chất.
B. Hành vi bạo lực về tinh thần.
- C. Hành vi chiếm đoạt, huỷ hoại tài sản.
- D. Hành vi bạo lực trực tuyến.
Câu 25: Những hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ?
- A. Lễ phép, kính trọng.
- B. Chăm sóc, giúp đỡ.
C. Ngược đãi, xúc phạm.
- D. Vâng lời, ngoan ngoãn.
Câu 26: Chúng ta chỉ nên vay tiền khi nào?
- A. Khi đã trả xong nợ cũ.
- B. Khi cần lấy tiền của người này đắp vào chỗ nợ của người kia.
- C. Khi thực sự cần thiết.
D. Cả A và C.
Câu 27: Em sẽ ứng xử như thế nào trong trường hợp bạn em mời hút heroin?
- A. Em sẽ đồng ý hút cùng vì được miễn phí thì tội gì không hút.
B. Em sẽ từ chối và khuyên can bạn đừng dính dáng đến heroin nữa vì nó rất hại cho sức khoẻ, nếu không em sẽ báo công an.
- C. Em sẽ báo công an.
- D. Em sẽ đồng ý nếu bạn cho em nhiều heroin hơn.
Câu 28: Đâu không phải một biện pháp mà mỗi học sinh cần làm để phòng ngừa bạo lực học đường?
A. Có lối sống lành mạnh, tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
- B. Thành lập hội nhóm, chèo kéo, o ép những người khác không phục tùng.
- C. Thân thiện, hoà đồng và xây dựng tình bạn lành mạnh.
- D. Kiềm chế cảm xúc, đặc biệt là các cảm xúc tiêu cực.
Câu 29: Nguyên nhân chủ quan nào dưới đây dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội?
- A. Bố mẹ nuông chiều con cái.
- B. Ảnh hưởng từ môi trường xã hội.
- C. Kinh tế kém phát triển.
D. Lười làm, ham chơi, đua đòi.
Câu 30: Đâu không phải một hậu quả của tệ nạn xã hội?
- A. Gây tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khoẻ, tinh thần, trí tuệ, thậm chí là tính mạng con người.
- B. Dẫn đến những tổn thất về kinh tế, tình trạng bạo lực và phá vỡ hạnh phúc của gia đình.
C. Tác động đến những chuẩn mực trong việc dạy và học ở trường lớp và việc nghiên cứu khoa học ở đại học.
- D. Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; chuẩn mực đạo đức; thuần phong mĩ tục và vi phạm các quy định pháp luật của Nhà nước
Câu 31: Chúng ta có thể tiết kiệm tiền bằng cách
A. Không lãng phí thức ăn, điện, nước,…
- B. Đầu tư vào các sàn giao dịch chứng khoán, bitcoin.
- C. Lấy tiền tiết kiệm của người khác.
- D. Tham gia khoá học “Tiết kiệm tiền”.
Câu 32: Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. Nghiêm cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc.
- B. Cho phép mọi cá nhân sản xuất chất ma tuý.
- C. Trẻ em dưới 18 tuổi được phép hút thuốc lá.
- D. Cho phép mọi cá nhân được sử dụng ma tuý.
Câu 33: “K đã từng bị nghiện và đi cai nghiện thành công. Một lần tham gia sinh nhật, K thấy các bạn có ý định thử hút ma túy. Từ những hậu quả mà bản thân trải qua, K đã khuyên ngăn các bạn là không nên thử.” Em hãy nhận xét thái độ và hành vi của K trong trường hợp trên.
A. Thái độ và hành vi của K là đúng đắn và kịp thời, tránh để bạn của mình trở thành nạn nhân của ma tuý.
- B. Hành vi của K thì đúng nhưng thái độ thì chưa phù hợp. K phải có một thái độ cương quyết.
- C. Thái độ và hành vi của K là thừa thãi, nếu chúng nó thích chết thì cứ để chúng nó chết.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 34: Bạo lực học đường là hành vi như thế nào?
- A. Là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
- B. Là hành vi lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập
- C. Là hành vi cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 35: Có thể đồng tình với hành vi của nhân vật nào trong các trường hợp dưới đây?
- A. N thường vay tiền để chơi điện tử.
- B. Mỗi khi có tiền, H nghĩ đến rất nhiều thứ mình thích và tìm cách mua ngay để tiêu hết số tiền đang có.
- C. Để có thêm tiền chi tiêu, L thường đề nghị bố mẹ cho tiền khi nhổ tóc bạc cho bố, lau nhà, rửa bát, phơi quần áo,...
D. Mỗi khi Tết đến, M lại đặt ra mục tiêu sẽ tiết kiệm một khoản tiền trong một năm để thực hiện kế hoạch của cá nhân trong năm tiếp theo.
Câu 36: Hành vi nào dưới đây là tệ nạn xã hội?
A. Anh Q thường xuyên sử dụng ma túy.
- B. Chị M không xa lánh người bị nhiễm HIV.
- C. Bạn T luôn thực hiện nghiêm túc các nội quy của nhà trường.
- D. Bạn H đã từ chối việc hút thuốc lá khi bị bạn bè dụ dỗ.
Câu 37: Để phòng, chống bạo lực học đường, pháp luật nước ta quy định
- A. Không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường và người khác
- B. Không được đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng
- C. Nhà trường, cha mẹ học sinh có trách nhiệm giáo dục học sinh về phòng, chống bạo lực học đường; phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa, can thiệp kịp thời và bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh trước các hành vi bạo lực học đường.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 38: Em tán thành với ý kiến nào sau đây?
- A. Dùng thử ma túy một lần thì cũng không sao.
- B. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma túy.
- C. Thấy người buôn bán ma túy nên lờ đi, coi như không biết.
D. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác.
Câu 39: Pháp luật nước ta quy định gì về tệ nạn ma tuý?
- A. Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
- B. Nghiêm cấm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
- C. Người nghiện ma túy bắt buộc phải đi cai nghiện.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 40: Đâu không phải là một biểu hiện của bạo lực học đường?
- A. Vu khống, đổ lỗi cho người khác.
- B. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập
- C. Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
D. Chiếm đoạt, huỷ hoại gây tổn thất tài sản của người khác.
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Công dân 7 kết nối tri thức học kì II
Bình luận