Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 7 kết nối tri thức học kì II (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 7 kết nối tri thức học kì 2 (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Pháp luật nước ta quy định gì về tệ nạn ma tuý?

  • A. Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
  • B. Nghiêm cấm cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
  • C. Người nghiện ma tuý bắt buộc phải đi cai nghiện.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình nhằm xây dựng gia đình

  • A. hiện đại, văn hóa.
  • B. dân chủ, văn minh.
  • C. truyền thống, tốt đẹp.
  • D. hòa thuận, hạnh phúc.

Câu 3: “K và C đều là học sinh lớp 7A. Do xích mích với nhau trên mạng xã hội, K đã hẹn gặp C để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, khi gặp nhau, hai bạn đã xảy ra xô xát.” Ai là người bị bạo lực học đường trong tình huống trên?

  • A. K.
  • B. C.
  • C. Cả K và C.
  • D. Không có ai.

Câu 4: Theo luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Người đánh bạc trái phép dưới bất kì hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5 triệu đồng hoặc dưới 5 triệu đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt như thế nào?

  • A. Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt từ từ 6 tháng đến 3 năm.
  • B.  Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt từ từ 3 tháng đến 4 năm.
  • C. Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 150 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt từ từ 6 tháng đến 5 năm.
  • D.  Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 5 năm hoặc phạt từ từ 6 tháng đến 3 năm.

Câu 5: Ta không nên đồng tính với ý kiến nào sau đây?

  • A. Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn dân.
  • B. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, chỉ cần nhắc nhở để mọi người thay đổi hành vi.
  • C. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, cần thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật.
  • D. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, nên thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn.

Câu 6: Đâu không phải nguyên nhân dẫn tệ nạn xã hội?

  • A. Nghe lời người xấu.
  • B. Tò mò và bị lôi cuốn bởi những hành vi vi phạm pháp luật.
  • C. Học theo clip chứa nội dung rác trên mạng.
  • D. Nghe lời thầy cô, bố mẹ.

Câu 7: Nhân vật nào dưới đây đã biết cách quản lí tiền hiệu quả?

  • A. Anh P lấy hết tiền lương và vay thêm tiền để chiếc đồng hồ hàng hiệu.
  • B. Bạn T đòi bố mua cho chiếc iPhone 14 Pro Max dù gia đình còn khó khăn.
  • C. Dì tủ đồ đã chật cứng, nhưng chị K vẫn mua thêm vì “không có gì để mặc”.
  • D. Trước khi chi tiêu, bạn A thường lên danh sách những món đồ thực sự cần.

Câu 8: Tình huống gây căng thẳng là những tình huống như thế nào?

  • A. Là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần của con người.
  • B. Là những tình huống làm cho con người suy sụp, rơi vào vực thẳm chết chóc và không thể gượng lại được.
  • C. Là những tình huống làm ta cảm thấy khó chịu trong người, cần phải đi ăn hay làm gì đó.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Bạn học sinh nào dưới đây đã biết cách tạo ra nguồn thu nhập phù hợp với khả năng, lứa tuổi?

  • A. Bạn K làm các món đồ thủ công (thiệp, hộp bút,..) để bán.
  • B. Bạn H nói dối bố mẹ, lấy tiền đóng học để tiêu xài cá nhân.
  • C. Bạn T trốn học, đi làm thêm tại quán ăn để lấy tiền mua váy.
  • D. Bạn X chơi đánh bài ăn tiền, lấy tiền thắng được để mua đồ.

Câu 10: Tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Gia đình.
  • B. Xã hội.
  • C. Cộng đồng.
  • D. Tập thể.

Câu 11: Hành vi “Véo tai, giật tóc một bạn khi đang nô đùa” có phải là bạo lực học đường không?

  • A. Có vì đây là hành vi hành hạ, ngược đãi người khác.
  • B. Có vì đây là hành vi vừa gây tổn hại về mặt thể xác, vừa gây tổn hại về tinh thần cho người bị bạo lực.
  • C. Không vì đây chỉ là hành vi trong lúc nô đùa, không gây ra sự tổn hại về thể chất hay tinh thần.
  • D. Không vì đây là một hành vi phạm pháp luật, chứ không phải chỉ ở mức bạo lực học đường.

Câu 12: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây không nói về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

  • A. Anh em như thể chân tay/Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
  • B. Uống nước nhớ nguồn.
  • C. Cá không ăn muối cá ươn/Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
  • D. Khôn ngoan đối đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

Câu 13: Một trong những biểu hiện của trạng thái căng thẳng là

  • A. lo lắng, thiếu tập trung.
  • B. tinh thần vui vẻ, lạc quan.
  • C. cơ thể nhẹ nhàng, sảng khoái.
  • D. nét mặt tươi sáng, tinh thần phấn khởi.

Câu 14: Cuối tuần Q sang rủ M đi chơi bài ăn tiền cùng một nhóm bạn. Nếu là M em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?

  • A. Đồng ý và tham gia chơi cùng các bạn.
  • B. Đồng ý và yêu cầu rủ thêm bạn cùng lớp.
  • C. Từ chối và khuyên bạn không nên tham gia.
  • D. Mặc kệ bạn chơi nhưng bản thân không chơi.

Câu 15: Đâu không phải một cách để ứng phó với căng thẳng?

  • A. Làm bài tập với tính chất là một hình thức giải trí sau những giờ chơi game căng thẳng.
  • B. Chia sẻ, tâm sự và tìm kiếm sự trợ giúp từ những người thân, người xung quanh.
  • C. Suy nghĩ tích cực.
  • D. Viết nhật kí.

Câu 16: Hậu quả của bạo lực học đường đối với người gây ra bạo lực là gì?

  • A. Có thể bị tổn thương về thể chất, tinh thần.
  • B. Có thể bị lệch lạc nhân cách.
  • C. Có thể phải chịu các hình thức kỉ luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 17: Sau dịp tết Nguyên đán, T thống kê lại và thấy mình đã nhận được số tiền lì xì là 1 triệu đồng. T muốn mua rất nhiều thứ, từ váy áo, phụ kiện, đồ dùng học tập,… Theo em, T cần làm gì để chi tiêu hợp lí với số tiền lì xì hiện có?

  • A. Mua những thứ thực sự cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.
  • B. Mua hết những thứ muốn mua nếu không đủ sẽ đi vay thêm.
  • C. Nói dối bố mẹ xin thêm tiền đóng học để có đủ tiền mua đồ.
  • D. Cố gắng lấy lí do để xin thêm bố mẹ một khoản tiền nữa.

Câu 18: Phương án nào sau đây trái với quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình?

  • A. Chị T chăm sóc bố mẹ khi về già.
  • B. Q thường xuyên đánh đập, cãi lời ông bà.
  • C. P thường dành thời gian phụ giúp bố mẹ việc nhà.
  • D. Bà M luôn chăm sóc, yêu thương các cháu như nhau.

Câu 19: Đâu không phải là một biểu hiện của bạo lực học đường?

  • A. Vu khống, đổ lỗi cho người khác.
  • B. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập
  • C. Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
  • D. Chiếm đoạt, huỷ hoại gây tổn thất tài sản của người khác.

Câu 20: Hành vi của trẻ em nào sau đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

  • A. Tụ tập sử dụng heroin.
  • B. Buôn bán ma túy.
  • C. Chơi bài ăn tiền.
  • D. Tuyên truyền chống mê tín dị đoan.

Câu 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình được thể hiện rõ nhất trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

  • A. Luật trẻ em.
  • B. Luật lao động.
  • C. Luật tố tụng hình sự.
  • D. Luật Hôn nhân và gia đình.

Câu 22: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của quản lí tiền hiệu quả?

  • A. Mua lượng thức ăn đủ dùng.
  • B. Ngắt nguồn điện khi không sử dụng.
  • C. Mua tất cả những thứ mà mình thích.
  • D. Chỉ mua những thứ mình thực sự cần.

Câu 23: Đâu là một cách để ứng phó với căng thẳng?

  • A. Lập kế hoạch một cách khoa học và vừa sức.
  • B. Học tập và làm việc không ngừng nghỉ như các tỉ phú.
  • C. Tìm kiếm sự trợ giúp từ các bác sĩ nội khoa.
  • D. Tự tử.

Câu 24: Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tệ nạn xã hội bao gồm nội dung nào sau đây?

  • A. Xây dựng gia đình văn hóa, lành mạnh và phát triển.
  • B. Tích cực tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng.
  • C. Tuyên truyền, vận động mọi người tránh xa tệ nạn xã hội.
  • D. Thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn và tuân thủ pháp luật.

Câu 25: Tình huống nào dưới đây có thể gây ra căng thẳng?

  • A. H được cô giáo khen thưởng vì đã dám đứng lên chỉ trích những việc làm không đúng của các bạn trong lớp.
  • B. K giải thích cho những người bạn của mình hiểu ra rằng K không phải người xấu như mọi người vẫn nghĩ.
  • C. Tới ngày chủ nhật này, M sẽ có trận đấu thứ 1040 cho câu lạc bộ của anh. Với bản lĩnh và kinh nghiệm dày dặn, anh quyết tâm sẽ nghiền nát các đối thủ.
  • D. X gặp khó khăn trong cuộc sống và phải đi vay trả góp để có tiền trang trải cuộc sống. X tính kiếm việc làm để trả nợ nhưng ngày qua ngày vẫn không tìm được công việc nào.

Câu 26: Đâu là các hành vi bị cấm?

  • A. Nghiện, hút chất ma túy.
  • B. Học sinh hút thuốc là điện tử.
  • C. Vận chuyển, tàng trữ chất cấm.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 27: “Gần đây, sau giờ tan trường, D thường rủ K đi chơi xóc đĩa ăn tiền. D chia sẻ trong lớp mình có rất nhiều bạn đã tham gia và kiếm được rất nhiều tiền. Tuy nhiên, khi bị K từ chối với lí do là không có tiền để tham gia thì D đã đe dọa và ép buộc K đi cùng với các bạn của mình.” Theo em, hành vi của D có vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội không?

  • A. Có vì D rủ rê, lôi kéo, ép buộc người khác tham gia đánh bạc.
  • B. Có vì D tham gia đánh bạc và rủ rê, lôi kéo, ép buộc người khác tham gia đánh bạc.
  • C. Không vì D không gây thương tích gì cho K.
  • D. Không vì pháp luật không có quy định nào về việc rủ rê người khác đánh bạc.

Câu 28: Câu tục ngữ nào sau đây nói lên mối quan hệ giữa anh em trong gia đình?

  • A. Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì.
  • B. Chị ngã em nâng.
  • C. Con hơn cha là nhà có phúc.
  • D. Máu chảy ruột mềm.

Câu 29: Trong gia đình không tồn tại quan hệ nào sau đây?

  • A. Quan hệ xã hội.
  • B. Quan hệ hôn nhân.
  • C. Quan hệ huyết thống.
  • D. Quan hệ nuôi dưỡng.

Câu 30: Đâu không phải một biểu hiện khi căng thẳng?

  • A. Cơ thể mệt mỏi.
  • B. Mặt tái ngắt, tim ngừng đập.
  • C. Luôn cảm thấy chán nản, thiếu tập trung.
  • D. Dễ cáu gắt, tức giận.

Câu 31: Hành vi nào dưới đây biểu hiện cho tệ nạn xã hội?

  • A. Học sinh hút thuốc.
  • B. Đi chơi công viên với bố mẹ.
  • C. Học hành chăm chỉ.
  • D. Nghe lời thầy cô.

Câu 32: “Gần đây, sau giờ tan trường, D thường rủ K đi chơi xóc đĩa ăn tiền. D chia sẻ trong lớp mình có rất nhiều bạn đã tham gia và kiếm được rất nhiều tiền. Tuy nhiên, khi bị K từ chối với lí do là không có tiền để tham gia thì D đã đe doạ và ép buộc K đi cùng với các bạn của mình.” Nếu là K trong trường hợp này, em sẽ làm gì để không mắc vào tệ nạn cờ bạc?

  • A. Em sẽ nhờ sự trợ giúp của bạn bè, thầy cô, gia đình hoặc các cơ quan chức năng.
  • B. Em sẽ phản kháng bằng cách đánh trả, nếu bị thương thì D sẽ không dám tiếp tục ép buộc nữa.
  • C. Em sẽ vào chơi và chơi thắng tất cả.
  • D. Cờ bạc không được nhà nước quy định là một tệ nạn.

Câu 33: Nhân vật nào dưới đây đang rơi vào trong trạng thái căng thẳng tâm lí?

  • A. Bạn H đạt giải nhất trong cuộc thi hùng biện bằng tiếng Anh.
  • B. Bố mẹ thưởng cho T vì bạn đã có nhiều cố gắng trong học tập.
  • C. Cô giáo tuyên dương V vì bạn luôn ngoan ngoãn, chăm chỉ.
  • D. Bạn P cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung trong kì thi cuối kì sắp tới.

Câu 34: “Gia đình Tô không được hạnh phúc. Bố mẹ cậu thường xuyên xảy ra cãi vã. Mỗi lần như vậy Tô cảm thấy rất chán nản, cậu thường bỏ nhà ra cửa hàng chơi game online. Có lần cậu ở lì tại cửa hàng 3 ngày chỉ ăn bánh mì và mì tôm cho qua bữa.” Em nhận xét gì về việc Tô bỏ nhà và chơi game online mỗi khi bố mẹ cãi nhau? Em có lời khuyên gì cho bạn trong tình huống trên?

  • A. Tình huống không hợp lí: làm gì có chuyện một học sinh lớp 7 có thể ra ngoài quán net chơi mấy ngày mấy đêm mà bố mẹ không đi tìm. Nếu ở một gia đình như vậy thì Tô cũng chẳng làm gì hơn được.
  • B. Việc làm của Tô là hợp lí. Cuộc sống của con người không thể nào ở trong trạng thái căng thẳng được. Chơi game như vậy là một hình thức ứng phó với căng thẳng rất tốt. Tô nên phát huy.
  • C. Việc làm của Tô là không phù hợp. Việc làm đó thể hiện sự bất hiếu, không giúp đỡ bố mẹ, những người đã sinh ra mình, khi gặp khó khăn. Tô nên dùng số tiền đi chơi game để mua cái gì đó cho bố mẹ.
  • D. Việc làm của Tô là không nên. Việc làm đó thể hiện sự né tránh và vấn đề sẽ mãi không thể được giải quyết. Tô nên khuyên can hay tìm sự trợ giúp ở người khác khi thấy bố mẹ cãi nhau, đồng thời thường xuyên nói chuyện với họ để tìm cách giải quyết vấn đề.

Câu 35: Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nào đối với con cái?

  • A. đánh đập, sai bảo.
  • B. Chỉ trích, điều khiển.
  • C. Thương yêu, chăm sóc.
  • D. Phụng dưỡng, hiếu thảo.

Câu 36: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả của tệ nạn xã hội?

  • A. Gây ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe, tâm lí.
  • B. Suy giảm kinh tế bản thân và gia đình.
  • C. Cản trở sự phát triển của đất nước.
  • D. Góp phần ổn định trật tự an ninh xã hội.

Câu 37: “Mẹ G có quan niệm rằng mỗi người đều phải cố gắng mọi lúc mọi nơi nên thường đặt ra những tiêu chí cho G phấn đấu, nỗ lực. Khi G đã đạt được tiêu chí nào thì mẹ G sẽ nâng tiêu chí đó lên một mức mới. Còn khi G không đạt được chỉ tiêu thì mẹ G sẽ quát mắng, trách móc, bắt G phải học nhiều hơn nữa, đã lên số 1 của lớp thì phải lên được số 1 của trường,… G luôn cảm thấy căng thẳng”. Nguyên nhân nào gây ra căng thẳng cho G?

  • A. G không đủ năng lực để tiến đến những bậc cao trong học tập.
  • B. G không có một phương pháp học tập tốt để đáp ứng tiêu chỉ của mẹ.
  • C. Mẹ G đã tạo ra áp lực học tập quá lớn cho G.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 38: “Một buổi tối khi đến nhà bạn, Lan cùng các bạn đã nhìn thấy một đám thanh niên tụ tập hút ma tuý. Về nhà, Lan đã quyết định chia sẻ điều đó với bố mẹ. Sau khi đã hỏi kĩ về hành vi của đám thanh niên, bố mẹ Lan đã đến báo cho công an xã.” Em có nhận xét gì về thái độ, hành vi của Lan và gia đình?

  • A. Thái độ, hành vi của Lan và gia đình là không phù hợp vì làm thế chỉ khiến cho những người hút ma tuý khác tăng cường cảnh giác.
  • B. Thái độ, hành vi của Lan và gia đình là không phù hợp vì sẽ khiến cho Lan và gia đình bị mọi người thù ghét.
  • C. Thái độ, hành vi của Lan và gia đình là đúng, thể hiện rõ trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội.
  • D. Thái độ, hành vi của Lan và gia đình là đúng, nó góp phần tăng cường tình trạng hút chích ma tuý.

Câu 39: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của

  • A. làng xã.
  • B. cộng đồng.
  • C. pháp luật. 
  • D. hương ước.

Câu 40: Đâu là cách giải quyết hợp lí cho X trong trường hợp: “X cảm thấy mệt mỏi, uể oải suốt ngày”?

  • A. X nên uống thuốc hạ sốt để khỏi ốm.
  • B. X nên đi gặp bác sĩ để điều trị bệnh mất trí nhớ của mình.
  • C. X nên đi tập thể dục, chơi thể thao hay học một thứ gì đó để cảm thấy tươi mới.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác