Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 7 kết nối tri thức học kì II (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 7 kết nối tri thức học kì 2 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội?

  • A. Nhận thức được tác hại của các tệ nạn xã hội.
  • B. Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
  • C. Sống giản dị, lành mạnh.
  • D. Chú trọng làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái.

Câu 2: Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện tính tiết kiệm và ý thức

  • A. trách nhiệm.
  • B. tự lập.
  • C. thông cảm.
  • D. chia sẻ.

Câu 3: Theo em, hành vi nào dưới đây thể hiện sự thiếu tôn trọng của con cái với cha mẹ?

  • A. Chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ ốm.
  • B. Văng tục, chửi bậy với cha mẹ.
  • C. Lắng nghe lời khuyên của cha mẹ.
  • D. Giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà.

Câu 4: Nhận định nào dưới đây không đúng về bạo lực học đường?

  • A. Bạo lực học đường là vấn đề nan giải, gây những tác hại về nhiều mặt.
  • B. Đánh đập, ngược đãi, chê bai,… là những biểu hiện của bạo lực học đường.
  • C. Nguyên nhân chủ quan gây bạo lực học đường là do thiếu sự quan tâm từ gia đình.
  • D. Khi gặp bạo lực học đường chúng ta cần bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc tiêu cực.

Câu 5: Đối với những truyền thống tốt đẹp của quê hương dân tộc, gia đình có vai trò nào sau đây?

  • A. Bảo tồn, lưu giữ.
  • B. Giữ gìn, phát huy.
  • C. Bài trừ, gạt bỏ.
  • D. Nâng cấp, đầu tư.

Câu 6: Quản lí tiền hiệu quả là việc lên kế hoạch chỉ tiêu, tiết kiệm sao cho

  • A. cân đối và tằn tiện.
  • B. cân đối và có nhiều lợi ích nhất.
  • C. cân đối và phù hợp.
  • D. hiệu quả và tiết kiệm.

Câu 7: Nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường là

  • A. Ảnh hưởng từ môi trường gia đình môi trường xa hội không lành mạnh.
  • B. Thiếu quan tâm, giáo dục từ gia đình, nhà trường…
  • C. Tác động từ các game có tính.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 8: Có thể chia bạo lực học đường thành những loại chính nào?

  • A. Bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần.
  • B. Bạo lực thể xác, bạo lực ngôn ngữ.
  • C. Bạo lực ngôn ngữ, bạo lực mạng.
  • D. Bạo lực thể xác, bạo lực mạng.

Câu 9: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

  • A. Tâm sự, chia sẻ khi bạn cùng lớp có chuyện buồn.
  • B. Tẩy chay, xa lánh bạn cùng lớp.
  • C. Gây gổ, đánh nhau với các bạn cùng lớp.
  • D. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn học.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác hại của bạo lực học đường?

  • A. Gây ra những tổn thương về thân thể và tâm lý cho nạn nhân.
  • B. Người bị bạo lực học đường có thể bị giảm sút kết quả học tập.
  • C. Gây không khí căng thẳng trong gia đình và xã hội thiến an toàn.
  • D. Người gây bạo lực học đường không phải chịu các hình thức kỉ luật.

Câu 11: Phương án nào sau đây trái với quyền và nghĩa vụ của công dân với các thành viên trong gia đình?

  • A. Chị T chăm sóc bố mẹ khi về già.
  • B. P thường dành thời gian phụ giúp bố mẹ việc nhà.
  • C. Q thường xuyên cãi lời ông bà, cha mẹ.
  • D. Bà M luôn chăm sóc, yêu thương các cháu như nhau.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả?

  • A. Chi tiêu hợp lí.
  • B. Tiết kiệm thường xuyên.
  • C. Tăng nguồn thu nhập.
  • D. Mua nhiều đồ xa xỉ.

Câu 13: Theo em, đâu là biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội?

  • A. Ít tuyên truyền, giáo dục người dân kiến thức về tệ nạn xã hội.
  • B. Đẩy mạnh tuyên truyền để phòng, chống tệ nạn xã hội.
  • C. Chỉ cảnh cáo nhẹ với những hành vi phạm tội.
  • D. Không vận động người dân tố cáo những người có hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 14: Trong các ý dưới đây, đâu là tệ nạn thường xuất hiện ở học sinh?

  • A. Cờ bạc.
  • B. Ma túy.
  • C. Mại dâm.
  • D. Bạo lực học đường.

Câu 15: Một trong những biểu hiện của bạo lực học đường là

  • A. hành hung.
  • B. quan tâm.
  • C. sẻ chia.
  • D. cảm thông.

Câu 16: Em sẽ làm gì khi thấy bạn mình đang giúp một người vận chuyển chất ma túy?

  • A. Báo cáo cơ quan chức năng.
  • B. Khuyên bạn dừng lại rồi báo cáo cơ quan chức năng.
  • C. Mặc kệ không quan tâm.
  • D. Nói với các bạn khác.

Câu 17: Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường là

  • A. Đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh.
  • B. Thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống.
  • C. Thiếu quan tâm, giáo dục từ gia đình, nhà trường…
  • D. A và B đều đúng.

Câu 18: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do (1)..……., quan hệ huyết thống hoặc quan hệ (2)………, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của (3)………..”

  • A. (1) hôn nhân; (2) nhận nuôi; (3) pháp luật.
  • B. (1) hôn nhân; (2) nuôi dưỡng; (3) đạo đức.
  • C. (1) hôn nhân; (2) nuôi dưỡng; (3) pháp luật.
  • D. (1) cưới hỏi; (2) nuôi dưỡng; (3) pháp luật.

Câu 19: Theo em, chúng ta cần làm gì để tránh trở thành nạn nhân của bạo lực học đường?

  • A. Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng bạn bè, lớp.
  • B. Xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè.
  • C. Ít nói, lầm lì, không quan tâm đến mối quan hệ của mình với người khác.
  • D. Học tập tốt, năng động trong học tập, thể thao.

Câu 20: Biết cách quản lí tiền giúp ta chủ động

  • A. trong cuộc sống và có nhiều cơ hội phát triển.
  • B. trong lao động.
  • C. làm những gì mình thích.
  • D. tìm kiếm việc làm.

Câu 21: Bố mẹ C thường xuyên vắng nhà vì công việc bận rộn, không chăm sóc và quan tâm C. Do đó, C kết bạn với các đối tượng xấu và nhiều lần tụ tập gây gổ đánh nhau. Một lần, C cho rằng bạn học cùng lớp nói xấu mình nên đã dẫn người chặn đường đánh khiến bạn đó bị thương nặng. Trong trường hợp trên, nguyên nhân khách quan nào dẫn đến hành vi bạo lực học đường của bạn C?

  • A. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.
  • B. Bạn C thiếu kĩ năng sống, thiếu kiến thức.
  • C. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.
  • D. Tính cách nông nổi, bồng bột của bạn C.

Câu 22: Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Bạo lực học đường là một tình trạng xấu cần phải ngăn chặn trong môi trường giáo dục.
  • B. Mỗi học sinh cần cho trang bị cho mình hiểu biết về bạo lực học đường và cách phòng chống nó.
  • C. Bạo lực học đường là lẽ tất nhiên thường xảy ra trong môi trường giáo dục.
  • D. Khi phát hiện tình hành vi liên quan đến bạo lực học đường cần nhanh chóng báo cáo tới giáo viên.

Câu 23: Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trong gia đình

  • A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
  • B. Nuôi dạy con thành những công dân tốt.
  • C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.
  • D. Tôn trọng ý kiến của con.

Câu 24: Theo em, hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?

  • A. Cô lập một bạn học trong lớp.
  • B. Giúp bạn học tập.
  • C. Giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn.
  • D. Tích cức tham gia các hoạt động của trường.

Câu 25: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

  • A. Tẩy chay, xa lánh bạn cùng lớp.
  • B. Tâm sự, chia sẻ khi bạn cùng lớp có chuyện buồn.
  • C. Gây gổ, đánh nhau với các bạn cùng lớp.
  • D. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn học.

Câu 26: Hôn nhân hạnh phúc phải được xây dựng trên cơ sở quan trọng nào dưới đây?

  • A. Hoàn cảnh gia đình tương xứng.
  • B. Hợp nhau về gu thời trang.
  • C. Tình yêu chân chính.
  • D. Có việc làm ổn định.

Câu 27: Ý nào sau đây không phải là nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả?

  • A. Chi tiêu có kế hoạch.
  • B. Chỉ vay tiền khi thực sự cần và phải trả đúng hẹn.
  • C. Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền.
  • D. Lãng phí thức ăn, điện, nước.

Câu 28: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

  • A. Tuyệt đối không giao lưu, tiếp xúc với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lây nghiện và mang tiếng xấu.
  • B. Thấy người buôn bán ma tuý thì nên lờ đi coi như không biết.
  • C. Không mang hộ đồ vật của người khác khi không biết rõ đó là gì cho dù được trả nhiều tiền.
  • D. Nên dùng thử ma tuý một lần để biết cảm giác rồi tránh.

Câu 29: Theo em, bạo lực học đường không gây ra điều gì với người bị hại?

  • A. Ám ảnh tâm lí với người bị bạo lực học đường.
  • B. Có thể khiến tâm lí người bạo lực và bị bạo lực bị vặn vẹo.
  • C. Sự trầm cảm của nạn nhân.
  • D. Làm người bị hại mạnh mẽ hơn, tự tin hơn.

Câu 30: Để quản lí tiền có hiệu quả, cần

  • A. đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền.
  • B. bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình.
  • C. không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học.
  • D. đòi mẹ mua những thứ mình thích mặc dù không dùng đến.

Câu 31: Câu ca dao dưới đây nói lên điều gì?

Công cha nghĩa mẹ cao dày

Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ

Nuôi con khó nhọc đến giờ

Trưởng thành con phải biết thờ song thân.

  • A. Răn dạy ý nghĩa, sâu sắc về tình thân.
  • B. Ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ.
  • C. Tình nghĩa bạn bè sâu nặng.
  • D. Khắc ghi công ơn của thầy cô.

Câu 32: Quản lý tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta

  • A. tăng thu nhập hàng tháng.
  • B. nâng cao đời sống vật chất.
  • C. chủ động chi tiêu hợp lí.
  • D. nâng cao đời sống tinh thần.

Câu 33: Pháp luật không nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

  • A. Hành nghề mê tín, dị đoan.
  • B. Mua bán trái phép chất ma túy.
  • C. Trẻ em được đến trường đi học.
  • D. Đánh bạc và tổ chức đánh bạc.

Câu 34: Hậu quả nào dưới đây không phải của nạn tảo hôn?

  • A. Không thể gặp mặt cha mẹ.
  • B. Không thể tiếp tục đi học.
  • C. Sức khỏe của người mẹ trẻ yếu.
  • D. Gia đình không hạnh phúc.

Câu 35: Trên đường đi học về, em bắt gặp một bạn cùng lớp đang bị chặn lại và doạ đánh do không chịu chỉ đáp án cho bạn khác khi làm bài kiểm tra. Em sẽ làm gì trong trường hợp này?

  • A. Mặc kệ, bỏ đi ngay.
  • B. Quay video đăng mạng xã hội.
  • C. Đi báo cáo thầy, cô giáo và bác bảo vệ trường.
  • D. Chạy lại đánh nhau với những người kia để bảo vệ bạn.

Câu 36: Mẹ cho em 150.000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng ba người bạn thân. Em nên lựa chọn phương án nào dưới đây chứng tỏ biết sử dụng số tiền đó hiệu quả để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm?

  • A. Nói các bạn góp tiền thêm để tổ chức sinh nhật cho mình.
  • B. Không tổ chức sinh nhật nữa, lấy tiền đó chơi điện tử. 
  • C. Không lấy tiền nữa vì mẹ cho quá ít.
  • D. Rủ các bạn mua đồ về làm bánh, làm nước ép.

Câu 37: Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện thói quen

  • A. ứng phó với bạo lực học đường.
  • B. học tập tự giác, tích cực.
  • C. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm.
  • D. ứng phó với tâm lí căng thẳng.

Câu 38: M muốn mua một quả bóng đá giá 100.000 đồng nhưng bạn chỉ có 40.000 đồng. M hỏi vay bạn Q thêm 60.000 đồng và hứa sẽ trả khi được mẹ cho tiền và sẽ cho Q cùng chơi. Nếu là Q, em nên lựa chọn các ứng xử nào sau đây để thể hiện mình là người biết quản lí tiền.

  • A. Không cho M vay, vì sợ bạn không trả cho mình.
  • B. Cho M vay, vì bạn sẽ cho mình chơi cùng.
  • C. Khuyên M nên tiết kiệm tiền khi nào đủ tiền sẽ mua bóng.
  • D. Nói dối M là: mình không có tiền nên không thể cho M vay.

Câu 39: Để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể thực hiện hoạt động nào dưới đây?

  • A. Tho gom chai lọ để bán. 
  • B. Nghỉ học để đi làm kiếm tiền.
  • C. Làm tài xế xe ôm công nghệ.
  • D. Đòi bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt.

Câu 40: Một anh học lớp trên, rủ em cùng “xử lí” một nhóm bạn khác đã “chơi trội” sau buổi thi văn nghệ toàn trường. Em sẽ làm gì trong tình huống này?

  • A. Tham gia cùng anh ngay lập tức.
  • B. Từ chối và khuyên anh hãy từ bỏ ý định này. Nếu không khuyên được thì báo thầy, cô giáo.
  • C. Bỏ đi và báo cáo cô.
  • D. Từ chối tham gia.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác