Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 7 kết nối tri thức học kì II (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 7 kết nối tri thức học kì 2 (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ?

  • A. Không giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà.
  • B. Làm theo lời cha mẹ bất kể đúng hay sai.
  • C. Chỉ chăm sóc khi cha mẹ già, yếu.
  • D. Kính trọng, yêu thương cha mẹ.

Câu 2: “Do không có tiền ăn chơi, dù còn đang là một học sinh nhưng V đã chấp nhận bán dâm cho khách theo lời môi giới của bà Y và bị bắt ép uống rượu, bia hoặc hút thuốc lá. Đồng thời, bà Y còn đề nghị V lôi kéo thêm những người bạn của mình tham gia vào đường dây mại dâm. Vì được chia hoa hồng nên V đã dụ dỗ bạn L (15 tuổi) thực hiện hành vi bán dâm cho anh N.” Dưới đây các hành vi vi phạm pháp luật của V và bà Y về phòng, chống tệ nạn xã hội. Ý nào không đúng?

  • A. Bà Y môi giới mại dâm.
  • B. Bà Y dụ dỗ, lôi kéo người khác tham gia hoạt động mại dâm.
  • C. V bán dâm.
  • D. V môi giới mại dâm.

Câu 3: “Thấy My không tự giác học, bố của My nhắc nhở nhưng My không nghe lời.” Trong trường hợp này, ai thực hiện đúng quyền/nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

  • A. My.
  • B. Bố của My.
  • C. Mẹ của My.
  • D. Cả A và B.

Câu 4: “Gia đình bạn Sơn có ba thế hệ: ông bà, bố mẹ và hai chị em Sơn. Thương bố mẹ vất vả nên ngoài thời gian học, Sơn thường giúp bố mẹ hướng dẫn em học bài, giúp đỡ bố mẹ làm các công việc trong nhà. Thấy Sơn lúc nào cũng bận rộn việc học và việc nhà, bạn thân của Sơn là Phú cho rằng học sinh thì chỉ cần chú tâm vào việc học.” Em nhận xét thế nào về suy nghĩ và việc làm của bạn Sơn?

  • A. Sơn có tư duy nhìn xa trông rộng: làm vậy cốt để sau này bố mẹ yêu thương mình, cho mình nhiều tài sản hơn.
  • B. Sơn biết nghĩ cho gia đình, Sơn đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của con cái.
  • C. Sơn làm việc thừa thãi, không nên, đúng như lời Phú nói.
  • D. Sơn chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con cái, đúng ra Sơn phải yêu thương bố mẹ bằng tình cảm thay vì bằng hành động.

Câu 5: Đối với xã hội, gia đình có vai trò như thế nào?

  • A. Có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc. Mỗi một gia đình tốt là một tế bào lành mạnh cho xã hội.
  • B. Có vai trò thiết yếu trong việc duy trì nòi giống, góp phần giúp cho xã hội tránh khỏi thảm hoạ diệt vong.
  • C. Có vai trò nhỏ bé, thường chỉ có tác dụng là chỗ dựa về tinh thần và vật chất cho các cá thể của xã hội.
  • D. Không có vai trò gì đáng kể.

Câu 6: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình được thể hiện rõ nhất trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

  • A. Luật trẻ em.
  • B. Luật lao động.
  • C. Luật tố tụng hình sự.
  • D. Luật Hôn nhân và gia đình.

Câu 7: “Con ốm, nhưng chị M lại không đưa con đến bệnh viện khám chữa, mà lại tin ông X là thầy cúng trong làng. Mỗi lần cúng, ông X lại yêu cầu chị M đưa 10 triệu đồng, nhưng con chị vẫn không khỏi. Để lấy tiền cúng cho con, anh P là chồng chị M đã tổ chức đánh bạc nên đã bị công an bắt giữ.” Em hãy liệt kê các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của ông X, anh P.

  • A. Hành nghề mê tín dị đoan, đánh bạc.
  • B. Chữa bệnh bằng tâm linh, mở sòng bạc.
  • C. Hãm hại người khác, trốn tránh công an.
  • D. Họ không vi phạm pháp luật.

Câu 8: Các hành vi đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm quyền và nghĩa vụ của

  • A. cha mẹ đối với con.
  • B. con, cháu đối với cha mẹ, ông bà.
  • C. ông bà với các cháu.
  • D. anh, chị, em với nhau.

Câu 9: Ta không nên tán thành với ý kiến nào sau đây?

  • A. Mỗi một gia đình tốt là sẽ là một tế bào lành mạnh cho xã hội.
  • B. Xã hội tiến bộ sẽ góp phần thúc đẩy mỗi người thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình.
  • C. Gia đình là nơi bố mẹ yêu thương, chiều chuộng con vô điều kiện.
  • D. Gia đình là chỗ dựa vững chắc để mỗi người thực hiện được ước mơ của mình.

Câu 10: Người bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?

  • A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
  • B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
  • C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • D. Từ đủ 20 tuổi trở lên.

Câu 11: Đối với mỗi người, gia đình chính là

  • A. Mái ấm yêu thương
  • B. Nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách
  • C. Chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Câu tục ngữ nào dưới đây nói lên mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình?

  • A. Đi thưa về gửi.
  • B. Lá lành đùm lá rách.
  • C. Một giọt máu đào, hơn ao nước lã.
  • D. Lời chào cao hơn mâm cỗ.

Câu 13: Thiếu đức tính tiết kiệm, con người dễ rơi vào

  • A. phung phí, hư hỏng.
  • B. hoàn thiện.
  • C. hà tiện.
  • D. bao dung.

Câu 14: “Sau khi bố mẹ li hôn, H chán nản, bỏ học và theo bạn bè đến các địa điểm ăn chơi. Thấy H xinh đẹp, ham chơi, bà M chủ quán cà phê đã dụ dỗ H đến làm. Để có nhiều tiền ăn chơi, H đã đồng ý bán dâm cho khách của quán bà M.” Em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến việc H bán dâm cho khách.

  • A. H ham tiền và bị bà M mua chuộc.
  • B. H cảm thấy hứng thú với việc kiếm tiền bằng việc bán dâm, vừa vui cho mình vừa vui cho người.
  • C. H thiếu hiểu biết, bị dụ dỗ và không có môi trường sống lành mạnh.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Câu nào dưới đây không đúng?

  • A. Anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
  • B. Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
  • C. Chúng ta nên xây dựng gia đình theo kiểu gia đình ở các bộ phim nổi tiếng, dù nó có không phù hợp, nhằm hiện đại hoá gia đình, góp phần vào công cuộc hiện đại hóa đất nước.
  • D. Mỗi người phải tự giác, chủ động, bình đẳng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình, đồng thời tôn trọng quyền của người khác.

Câu 16: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình không đề cập đến các mối quan hệ nào dưới đây?

  • A. Cha mẹ với con cái.
  • B. Ông bà và con cháu.
  • C. Anh chị em với nhau.
  • D. Giáo viên với học sinh.

Câu 17: Đâu là định nghĩa đúng về gia đình?

  • A. Gia đình là một tế bào sống của xã hội hiện đại, gồm có bố mẹ, anh chị, con cái, ông bà, tổ tiên.
  • B. Gia đình là một nhóm những người thường xuyên sống với nhau, người này đẻ ra người kia, người kia lại nuôi lại người này. Nói chung là có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.
  • C. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Con đường nào ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS?

  • A. Ma túy, mại dâm.
  • B. Cờ bạc, rượu chè.
  • C. Xâm hại tình dục, bạo lực gia đình.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 19: “Gần đây, trên địa bàn xã của M thường xuyên xảy ra tình trạng một số đối tượng học sinh tụ tập sử dụng các chất cấm. Để phòng, chống tệ nạn ma tuý, nhà trường đã tổ chức tuyên tuyên về hậu quả cho học sinh. Tuy nhiên, một số bạn của lớp M lại không muốn tham gia với lí do là mình không sử dụng nên không cần biết.” Nếu là M trong trường hợp trên, em có đồng tình với ý kiến của các bạn không và em sẽ giải thích cho các bạn như thế nào?

  • A. Đồng tình. Em sẽ bảo các bạn là nhà trường đã nhấn mạnh quá mức hậu quả của ma tuý, nhưng thực tế ma tuý không nguy hại như thế.
  • B. Đồng tình. Em sẽ bảo các bạn là bài tập về nhà quan trọng hơn việc phòng chống ma tuý nên chúng ta không cần tham gia để làm gì.
  • C. Không đồng tình. Em sẽ giải thích cho các bạn hiểu rằng ma tuý rất có hại và đang len lỏi vào cuộc sống của chúng ta nên nếu không cẩn thận đề phóng chúng ta rất dễ trở thành nạn nhân.
  • D. Không đồng tình cũng không phản đối vì đó là quyền của mỗi người.

Câu 20: Tệ nạn nguy hiểm nhất là?

  • A. Cờ bạc.
  • B. Ma túy.
  • C. Mại dâm.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 21: Đối với ông bà, cháu có nghĩa vụ gì?

  • A. Mong cho ông bà nhanh chết để đỡ chật đất.
  • B. Kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.
  • C. Tôn thờ, thần tượng, nâng tầm ông bà lên trên mức có thể.
  • D. Cả B và C.

Câu 22: L và em trai học cùng trường. Nhà trường tổ chức đi tham quan Vườn Quốc gia Cúc Phương. Hai chị em đều muốn tham gia nhưng bố chỉ cho L đi, còn em trai phải ở nhà vì còn nhỏ. Nếu là L, em sẽ ứng xử như thế nào?

  • A. Hứa với bố sẽ chăm sóc và bảo vệ em thật tốt để bố yên tâm.
  • B. Dù rất buồn nhưng không đăng kí tham gia thăm quan nữa.
  • C. Giận dỗi bố, trốn trong phòng vì không cho mình đi chơi.
  • D. Tự ý lấy tiền tiết kiệm rồi lén dẫn em đi thăm quan.

Câu 23: “K và T là đôi bạn thân trong lớp. Gần đây, K thấy T có biểu hiện của người nghiện game như thường xuyên bỏ học, không làm bài tập về nhà, dành rất nhiều thời gian để chơi game. K băn khoăn, không biết phải làm thế nào để giúp bạn?” Nếu là K trong tình huống trên, em sẽ làm gì?

  • A. Em sẽ đánh bạn nếu bạn không chịu bỏ game.
  • B. Em sẽ giải thích cho bạn hiểu được tác hại về lâu về dài của việc nghiện chơi game.
  • C. Em sẽ chơi cùng và huỷ diệt T trong game để bạn ấy cảm thấy chán nản và quay lại học tập.
  • D. Em sẽ báo cho gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô của T biết về việc nghiện game của bạn ấy.

Câu 24: “Có ý kiến cho rằng, người lớn trong gia đình từng trải và có kinh nghiệm trong cuộc sống, nên con cháu trong nhà phải nghe theo lời khuyên của họ.” Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

  • A. Đồng ý. Vì kinh nghiệm là thứ rất quan trọng cho chúng ta bước nhanh hơn trên con đường sự nghiệp mà hơn nữa đó đều là người thân của mình thì không cần lo sợ gì cả, họ sẽ không bao giờ làm hại mình.
  • B. Không đồng ý. Vì người lớn sống ở một thời điểm trước con cháu rất nhiều, kinh nghiệm mà họ có được cũng vì thế mà khác biệt với thời điểm hiện tại, vậy nên tốt nhất con cháu nên học tập từ thực tế.
  • C. Không thể đưa ra ý kiến vì chưa có bằng chứng khoa học nào cho vấn đề này.
  • D. Có phần đồng tình và có phần phản đối. Việc nghe theo lời khuyên của một người từng trải là điều cần thiết để chúng ta phát triển, nhưng chúng ta cũng cần xem xét, đánh giá để đưa ra quyết định của chính mình vì có thể kinh nghiệm của những người đi trước là phiến diện hoặc lỗi thời.

Câu 25: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm?

  • A. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm.
  • B. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ.
  • C. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tý, sao phải nghĩ”.
  • D. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp.

Câu 26: Câu nào sau đây là đúng?

  • A. Chồng có quyền lớn hơn và nghĩa vụ nhỏ hơn vợ về mọi mặt trong gia đình.
  • B. Vợ có quyền lớn hơn và nghĩa vụ nhỏ hơn chồng về mọi mặt trong gia đình.
  • C. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
  • D. Chồng có nghĩa vụ làm việc quần quật cả tháng rồi đưa tiền cho vợ và không có quyền gì cả. Vợ có mọi quyền hành và không cần thực hiện nghĩa vụ nào.

Câu 27: Đối với các hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà chúng ta cần phải làm gì?

  • A. Lên án, phê phán, tố cáo.
  • B. Nêu gương.
  • C. Học làm theo.
  • D. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

Câu 28: Đối với con cháu, ông bà có quyền và nghĩa vụ gì?

  • A. Trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu.
  • B. Đánh, quát mắng nếu con cháu làm sai, không hợp ý với ông bà.
  • C. Kính trọng, nuông chiều con cháu.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 29: Câu ca dao, tục ngữ ngữ nào dưới đây phê phán việc tiêu xài hoang phí?

  • A. Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/ Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai.
  • B. Đi đâu mà chẳng ăn dè/Đến khi hết của, ăn dè chẳng ra.
  • C. Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn.
  • D. Năng nhặt, chặt bị.

Câu 30: Trong gia đình con cái có quyền gì?

  • A. Được cha mẹ giao phó công việc chăm sóc gia đình.
  • B. Được chơi game, bỏ bê học hành.
  • C. Được cha mẹ yêu thương, tôn trọng.
  • C. Được hành hạ cha mẹ.

Câu 31: Các loại tệ nạn xã hội là?

  • A. Tham nhũng, nghiện game không lành mạnh.
  • B. Xâm hại tình dục trẻ em, trộm cắp, lừa đảo.
  • C. Ma túy, mại dâm.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 32: Để quản lí tiền có hiệu quả, cần

  • A. đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền.
  • B. bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình.
  • C. không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học.
  • D. đòi mẹ mua những thứ mình thích mặc dù không dùng đến.

Câu 33: Câu tục ngữ nào sau đây nói lên mối quan hệ giữa anh em trong gia đình?

  • A. Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì.
  • B. Anh em như thể chân tay.
  • C. Con hơn cha là nhà có phúc.
  • D. Máu chảy ruột mềm.

Câu 34: Học sinh có được tham gia bàn bạc và đưa ra ý kiến của mình với các thành viên khác trong gia đình không? Vì sao?

  • A. Có vì bất cứ cá nhân nào cũng có quyền tự do ngôn luận. Hơn nữa, việc này không vi phạm gì đến quyền và nghĩa vụ của con cái với gia đình còn cha mẹ thì phải tôn trọng con cái.
  • B. Có vì ý kiến của học sinh bao giờ cũng là hay nhất.
  • C. Không vì trẻ con chẳng biết gì mà nói, kinh nghiệm, hiểu biết đều yếu kém.
  • D. Cả A và B.

Câu 35: Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nghiêm cấm hành vi nào dưới đây giữa con cái với cha mẹ?

  • A. Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ.
  • B. Chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ.
  • C. Ngược đãi và xúc phạm cha mẹ.
  • D. Giúp đỡ cha mẹ những công việc gia đình.

Câu 36:  Trong gia đình con cái có bổn phận gì?

  • A. Chiều lòng bố mẹ, nghe theo tất cả những gì bố mẹ yêu cầu.
  • B. Phải chấp nhận mọi ràng buộc của cha mẹ.
  • C. Yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 37: Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bao nhiêu năm tù?

  • A. 12 năm.
  • B. 13 năm.
  • C. 14 năm.
  • D. 17 năm.

Câu 38: Câu tục ngữ: Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần khuyên chúng ta điều gì dưới đây?

  • A. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
  • B. Anh, em phải trung thực với nhau.
  • C. Anh, em phải lo cho nhau.
  • D. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau.

Câu 39: Chi tiêu có kế hoạch là

  • A. chỉ mua những thứ thật sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả.
  • B. mua những gì là “mode” thịnh hành nhất, mặc dù không cần thiết.
  • C. tăng xin - giảm mua, tích cực “cầm nhầm”.
  • D. mua những gì “hot” nhất mặc dù phải đi vay tiền.

Câu 40: Chúng ta cần làm gì để ngăn chặn ma túy xâm nhập vào học đường hiện nay?

  • A. Chúng ta cần xây dựng một môi trường học tập, vui chơi bổ ích, không để các em bị dụ dỗ, lôi kéo vào những thứ vô bổ.
  • B. Các cơ quan chức năng cần làm mạnh mẽ hơn trong việc phát hiện, truy bắt những kẻ buôn bán, tàng trữ ma túy.
  • C. Chúng ta cần cho học sinh thử nghiệm với ma túy để họ thấy được sự độc hại của ma túy.
  • D. Cả A và B.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác