Trắc nghiệm Công dân 7 kết nối bài 5 bảo tồn di sản văn hóa
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 7 Bài 5 bảo tồn di sản văn hóa - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Di sản văn hóa là gì?
A. Là kết tinh từ kinh nghiệm lao động sáng tạp mà ông cha ta đã dày công tạo dựng, là sự nhắc nhở con cháu về cội nguồn dân tộc.
- B. Là những đức tính, tập quán, tư tưởng và lối sống được hình thành trong đời sống và được xã hội công nhận
- C. Là sự sáng tạo trong mọi hoạt động để tạo ra các sản phẩm chứa đựng những giá trị tinh thần, văn hóa...
- D. Là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Câu 2: Gần nhà K có một ngôi chùa cổ lâu đời, chùa có rất nhiều cổ vật có giá trị cao. Một lần khi đi học về muộn, K phát hiện một nhóm người lén lút trèo qua tường chùa ở một góc vắng. Theo em, K nên làm gì trong trường hợp này?
- A. Mặc kệ đi về nhà vì đó không phải việc của mình.
- B. Đi theo rình xem họ làm gì.
C. Nhanh chóng tìm người dân, bảo vệ ngôi chùa để báo cáo.
- D. Xông vào đánh nhau nhóm người kia.
Câu 3: Đâu là di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam?
- A. Quần thể danh thắng Tràng An.
B. Nhã nhạc cung đình Huế.
- C. Nhạc tế lễ Tông miếu.
- D. Chùa Hương.
Câu 4: Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị về mặt
A. Lịch sử, văn hóa, khoa học.
- B. Văn hóa, chính trị, xã hội.
- C. Kinh tế, giáo dục, tôn giáo.
- D. Kinh tế, chính trị, xã hội.
Câu 5: Quy định nào sau đây về nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa là đúng theo pháp luật hiện nay?
- A. Không được phép sở hữu di sản văn hoá.
B. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.
- C. Không bắt buộc phải giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- D. Cả 2 phương án A, C đều đúng.
Câu 6: Những câu ca dao, tục ngữ nào nói về di sản văn hoá của Việt Nam?
- A. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
B. Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng Ba.
- C. Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
- D. Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
Câu 7: Có mấy loại di sản văn hóa?
- A. 3.
- B. 4.
C. 2.
- D. 5.
Câu 8: Tính đến năm 2022, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận?
A. 14.
- B. 15.
- C. 16.
- D. 17.
Câu 9: Bảo tồn di sản văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với người dân địa phương và cả nước?
- A. Mang lại thu nhập cho ngành du lịch địa phương nói riêng và cả nước nói chung
- B. Thể hiện bản sắc và nét đẹp truyền thống của dân tộc, là niềm tự hào của người dân Việt Nam.
- C. Lưu giữ tranh ảnh về di sản văn hoá ở địa phương
D. Cả 2 phương án A, B đều đúng.
Câu 10: Những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác được gọi là gì?
- A. Di vật, cổ vật
- B. Bảo vật quốc gia.
C. Di sản văn hóa.
- D. Di sản lịch sử.
Câu 11: Học sinh có thể ngăn chặn các hành vi phá hoại di sản văn hóa bằng những cách nào?
- A. Phát hiện và tố cáo những hành vi không bảo tồn di sản văn hóa.
- B. Có ý thức bảo vệ di tích lịch sử.
- C. Chấp hành, tuyên truyền quy định của pháp luật về bảo vệ di sản.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 12: Những sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- A. Văn hóa nghệ thuật.
B. Di sản phi vật thể.
- C. Di sản vật thể.
- D. Di sản văn hóa.
Câu 13: Nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, trường Vĩ tổ chức buổi tham quan Đền thờ thầy Chu Văn An. Trong buổi tham quan, Vĩ phát hiện có một nhóm bạn đua nhau thả tiền giấy vào giếng Ngọc trong khi bên cạnh có biển ghi cấm thả tiền xuống giếng. Nếu là Vĩ, em sẽ làm gì trong trường hợp này?
A. Nhắc nhở các bạn không thả tiền xuống giếng, nếu còn tiếp tục sẽ báo thầy cô dẫn đoàn.
- B. Tham gia cùng mọi người thả tiền xuống giếng.
- C. Đợi các bạn thả xong mới báo các thầy cô dẫn đoàn hoặc ban quản lí khu di tích.
- D. Nhắc nhở hời hợt cho có rồi bỏ đi.
Câu 14: Quần thể di sản Thánh Địa Mĩ Sơn thuộc địa phận tỉnh nào của nước ta?
A. Quảng Nam
- B. Thanh Hóa
- C. Đà Nẵng
- D. Thừa Thiên Huế
Câu 15: Thành cổ Quảng Trị thuộc loại di sản văn hóa nào ?
- A. Danh lam thắng cảnh.
- B. Di sản văn hóa phi vật thể.
C. Di tích lịch sử.
- D. Di sản văn hóa vật thể.
Câu 16: Theo em, trong các ý sau đây, ý nào là di sản văn hóa?
A. Chùa một cột.
- B. Lotte.
- C. Cafe Trung Nguyên.
- D. Trường mới xây.
Câu 17: Em đồng ý với nhận định nào sau đây khi bàn về bảo vệ di sản văn hóa?
A. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
- B. Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể bảo vệ được các di sản văn hoá.
- C. Chỉ bảo vệ di tích lịch sử – văn hoá đã được Nhà nước xếp hạng.
- D. Tất cả danh lam, thắng cảnh nổi tiếng đều được UNESCO công nhận được gọi là di sản văn hoá.
Câu 18: Quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá được thể hiện trong văn bản nào hiện nay?
- A. Luật Nhà ở 2014.
- B. Luật Đất Đai 2014.
- C. Bộ luật Dân sự 2015.
D. Luật Di sản văn hoá năm 2001.
Câu 19: Theo em, chúng ta cần làm gì khi phát hiện nhóm người có hành vi phá hoại khu di tích?
A. Báo cho cơ quan chức năng, ban quản lí khu di tích.
- B. Mặc kệ không quan tâm.
- C. Tham gia cùng những người đó.
- D. Quay video đăng lên mạng mà không báo cáo ban quản lí khu di tích.
Câu 20: Nhà ông T muốn xây một căn nhà trên khu đất mới mua. Trong lúc đào móng, ông vô tình phát hiện một số hiện một bộ lư cổ có niên đại cách đây 300 năm. Theo em, ông T lên làm gì với cổ vật này?
A. Giao cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- B. Mang ra đình thờ thần.
- C. Giữ lại để thờ hoặc trung bày trong nhà.
- D. Cho người khác.
Xem toàn bộ: Giải bài 5 bảo tồn di sản văn hóa
Bình luận