Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 7 kết nối tri thức bài 2 Quan tâm, cảm thông và chia sẻ (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công dân 7 Bài 2 Quan tâm, cảm thông và chia sẻ - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Thường xuyên chú ý đến người khác là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?
  • A. Quan tâm.
  • B. Cầm thông.
  • C. Chia sẻ.
  • D. Yêu thương.

Câu 2: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về sự cảm thông?

  • A. Tất cả mọi lỗi lầm đều có thể bỏ qua nếu biết cảm thông.
  • B. Người biết cảm thông và thấu hiểu sẽ biết cách ứng xử phù hợp.
  • C. Chỉ những người giỏi giang mới biết cách cảm thông.
  • D. Người biết cảm thông thì luôn phải chịu thiệt thòi.

Câu 3: Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

  • A. Quan tâm.
  • B. Cảm thông.
  • C. Chia sẻ.
  • D. Yêu thương.

Câu 4: Quan tâm là thường xuyên chú ý đến

  • A. Mọi người và sự việc xung quanh.
  • B. Những vấn đề thời sự của xã hội.
  • C. Những người thân trong gia đình.
  • D. Một số người thân thiết của bản thân.

Câu 5: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự chia sẻ?

  • A. Chỉ khi giàu có mới cần chia sẻ.
  • B. Chia sẻ giúp mọi người gắn kết với nhau.
  • C. Chỉ chia sẻ với người mình thích.
  • D. Người biết chia sẻ sẽ bị người khác bắt nạt.

Câu 6: Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để

  • A. Hiểu được cảm xúc của người đó.
  • B. Làm theo người đó một cách máy móc.
  • C. Đồng hành với việc làm của người đó.
  • D. Chứng tỏ bản thân mình trước người đó

Câu 7: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

  • A. Chị ngã em nâng.
  • B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
  • C. Nhường cơm, sẻ áo.
  • D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.

Câu 8: Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Quan tâm.
  • B. Chia sẻ.
  • C. Đồng cảm.
  • D. Thấu hiểu.

Câu 9: Quan tâm, cảm thông, chia sẻ được biểu hiện thông qua hành vi, việc làm nào sau đây?

  • A. Chửi mắng
  • B. Động viên.
  • C. Bắt nạt.
  • D. Châm chọc.

Câu 10: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

  • A. Quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão lũ.
  • B. Bắt nạt bạn bè.
  • C. Chửi mắng, coi thường người vô gia cư.
  • D. Phá hoại của công.

Câu 11: Sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Chia sẻ.
  • B. Cảm thông.
  • C. Đồng cảm.
  • D. Quan tâm.

Câu 12: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

  • A. Quyên góp từ thiện.
  • B. Giúp đỡ bạn bè học tập.
  • C. Yêu thương bố mẹ.
  • D. Bao che cho bạn khi mắc lỗi.

Câu 13: Việc làm nào sau đây có ở người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

  • A. Bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích.
  • B. Thường xuyên động viên, an ủi người gặp khó khăn.
  • C. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu.
  • D. Thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người.

Câu 14: Gia đình Q có hoàn cảnh khó khăn, bố mất sớm, mẹ Q phải một mình làm lụng nuôi hai con. Gần đây, mẹ của Q bị ốm nên Q thường xuyên phải nghỉ học để chăm mẹ. Nếu là bạn cùng lớp, biết được hoàn cảnh của Q em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

  • A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân mình.
  • B. Kêu gọi các bạn cùng lớp quyên góp, hỗ trợ Q.
  • C. Kêu gọi các bạn trong lớp xa lánh Q.
  • D. Khuyên Q nên nghỉ học để ở nhà làm việc giúp mẹ.

Câu 15: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ nhận được điều gì sau đây?

  • A. Được mọi người yêu mến, kính trọng.
  • B. Luôn phải chịu thiệt thòi về mình.
  • C. Luôn phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống.
  • D. Bị mọi người xa lánh, khinh rẻ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác