Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 cánh diều bài 9: Thực hành tiếng Việt (trang 62)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 cánh diều bài 9: Thực hành tiếng Việt (trang 62). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. LÝ THUYẾT

1. Từ Hán Việt

- Từ Hán Việt là từ mượn tiếng Việt, có nghĩa gốc của tiếng Hán nhưng được ghi bằng hệ chữ Quốc ngữ và âm đọc là âm đọc tiếng Việt. 

2. Cách xác định nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt

- Tách từng từ đó ra thành các yếu tố riêng biệt để xem xét.

- Tập hợp những từ đã biết có một trong các yếu tố của từ được tách ra ở trên và xếp chúng vào các nhóm khác nhau.

- Dựa vào nghĩa chung của một vài từ đã biết trong mỗi nhóm để suy ra nghĩa của từng yếu tố, từ đó, bước đầu xác định nghĩa của từ có yếu tố Hán Việt muốn tìm hiểu.  

II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK

BT1 SGK/62

+ Tìm từ Hán Việt trong những câu đã cho: thanh cao, giản dị, khai hoang, nông dân, bất khuất.

+ Xác định nghĩa của các từ Hán Việt và nghĩa của các yếu tố cấu tạo:

Thanh cao: trong sạch và cao thượng (thanh: trong sạch, thuần khiết, cao: hơn hẳn mức bình thưởng về phẩm chất).

Giản dị: không cầu kì, phức tạp, rườm rà (giản: gọn, sơ lược, không phức tạp; dị: dễ dàng).

Khai hoang: khai phá vùng đất chưa được con người sử dụng (khai: mở, mở rộng, phát triển; hoang: vùng đất chưa được con người sử dụng).

Nông dân: người lao động sản xuất nông nghiệp (nông: nghề làm ruộng; dân: người sống trong một khu vực địa lí hoặc hành chính).

Bất khuất: không chịu khuất phục (bất: không; khuất: chịu quy phục).

BT 2 SGK/62

Phiếu bài tập

Họ và tên:.......................................................................

Nhóm:.......................

Phân biệt nghĩa của các yếu tố cấu tạo Hán Việt trong các từ Hán Việt sau:

Trường hợp a: Giác

Trường hợp c: Thiên

- Trong tam giác, tứ giác, ngũ giác, đa giác có nghĩa là: góc.

- Trong khứu giác, thị giác, thính giác, vị giác có nghĩa là: phản ứng, cảm nhận của các bộ phận cơ thể chuyên tiếp nhận kích thích từ bên ngoài.

- Trong thiên lí, thiên li mã, thiên niên kỉ có nghĩa là: nghìn. 

- Trong thiên cung, thiên nga, thiên đình, thiên tử có nghĩa là: trời, tự nhiên.

- Trong thiên cư, thiên đô có nghĩa là: dời đi nơi khác.

Trường hợp b: Lệ

Trường hơp d: Trường

- Trong luật lệ, điều lệ, ngoại lệ, tục lệ có nghĩa là: điều quy định và đã trở thành nếp.

- Trong diễm lệ, hoa lệ, mĩ lệ, tráng lệ có nghĩa là: đẹp.

- Trong trường ca, trường độ, trường kì, trường thành có nghĩa là: dài.

- Trong chiến trường, ngư trường, phi trường, quảng trường có nghĩa là: nơi diễn ra một loạt hành động nhất định có đông người tham gia.

Bài tập 3 SGK/62-63

+ Ở cặp từ đồng nghĩa thứ nhất (phu nhân, vợ) và cặp từ đồng nghĩa thứ hai (phụ nữ, đàn bà), các từ Hán Việt (phu nhân, phụ nữ) phù hợp với ô trống ở câu đứng trước trong cặp câu đưa ra; các từ thuần Việt (vợ, đàn bả) phù hợp với ô trống ở câu đứng sau.

+ Ở cặp từ đồng nghĩa thứ ba (nhi đồng, trẻ em), từ Hán Việt (nhi đồng) phù hợp với ô trống ở câu đứng sau trong cặp câu đưa ra; từ thuần Việt (trẻ em) phù hợp với ô trống ở câu đứng trước.

- Từ bài tập trên, GV đưa ra kết luận và yêu cầu HS ghi nhớ: 

+ Từ Hán Việt thường được sử dụng trong trường hợp cần biểu thị sắc thái trang trọng.

+  Từ thuần Việt thường được sử dụng trong trường hợp cần biểu thị sắc thái thân mật.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 7 CD bài 9 Thực hành tiếng Việt (trang 62), kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 cánh diều bài 9: Thực hành tiếng Việt (trang 62), Ôn tập văn 7 cánh diều bài Thực hành tiếng Việt (trang 62)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác