Soạn giáo án tiếng việt 2 cánh diều Bài đọc 2: Mít làm thơ (2 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tiếng việt 2 Bài đọc 2: Mít làm thơ (2 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON
BÀI 3: BẠN BÈ CỦA EM
BÀI ĐỌC 2: MÍT LÀM THƠ
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt
- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực ngôn ngữ:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu gạch ngang, ngắt nhịp các câu thơ hợp lí. Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật (Mít, Hoa Giấy).
- Hiểu nghĩa của từ ngữ được chú giải cuối bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: Vì yêu bạn bè, Mít tập là thơ tặng các bạn. Nhưng Mít mới học làm thơ nên thơ của Mít còn vụng về, khiến các bạn hiểu lầm.
+ Năng lực văn học:
- Cảm nhận được tính hài hước của câu chuyện qua những vần thơ ngộ nghĩnh của Mít và sự hiểu lầm của bạn bè. Yê thích tính cách ngộ nghĩnh, đáng yêu của nhận vật.
- Bước đầu hiểu thế nào là vần thơ. Biết tìm các tiếng bắt vần với nhau.
- Phẩm chất
- Câu chuyện vui này khuyên chúng ta nên thông cảm với bạn, tha thứ cho sự vụng về của bạn.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
- Đối với học sinh
- SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
- PPDH chính: tổ chức HĐ.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ đọc một đoạn trích trong một truyện nổi tiếng thế giới mà trẻ em rất yêu thích – Những cuộc phiêu lưu của Mít và các bạn của Nô-xốp, một nhà văn người Nga. Đoạn truyện vui này kể về ham thích làm thơ của bạn Mít. Các em cùng đọc truyện để biết: Mít là một cậu bé như thế nào? Cậu học làm thơ ra sao? Cậu đã viết những câu thơ tặng bạn như thế nào và cá bạn đã phản ứng ra sao? 2. HĐ 1: Đọc thành tiếng Mục tiêu: Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu gạch ngang, ngắt nhịp các câu thơ hợp lí. Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật (Mít, Hoa Giấy). Cách tiến hành: - GV đọc mẫu bài đọc (giọng nhí nhảnh, nhẹ nhàng). GV đọc xong, mời 4 HS nối tiếp nhau đọc lời giải nghĩa 4 từ ngữ: ngộ nghĩnh, thi sĩ, kỳ diệu, cá chuối. - GV mời 2 HS đọc tiếp nối 2 đoạn trong bài đọc, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo. 3. HĐ 3: Đọc hiểu Mục tiêu: Hiểu nghĩa của từ ngữ được chú giải cuối bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: Vì yêu bạn bè, Mít tập làm thơ tặng các bạn. Nhưng Mít mới học làm thơ nên thơ của Mít còn vụng về, khiến các bạn hiểu lầm. Câu chuyện vui này khuyên chúng ta nên thông cảm với bạn,tha thứ cho sự vụng về của bạn. Cách tiến hành: - GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 CH trong SGK.
- GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp, trả lời từng CH. - GV mời một số cặp HS làm mẫu: thực hành hỏi – đáp trước lớp. - GV nhận xét, chốt đáp án: + Câu 1: Thi sĩ Hoa Giấy dạy Mít làm thơ. + Câu 2: Mít tặng Biết Tuốt câu thơ: Một hôm đi dạo qua dòng suối Biết Tuốt nhảy qua con cá chuối. + Câu 3: Các bạn tỏ thái độ giận dỗi Mít vì cho là Mít chế giễu họ. + Câu 4: Nói 1 – 2 câu để giúp Mít giải thích cho các bạn hiểu và không giận Mít. VD: § Tớ mới tập làm thơ mà. Các cậu thông cảm nhé! § Bỏ qua cho mình nhé. Mình rất quý các bạn mà. § Mình mới tập làm thơ nên mới viết thế. Các cậu đừng giận nhé! 4. HĐ 3: Luyện tập Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản Cách tiến hành: - GV mời 2 HS đọc 2 BT phần Luyện tập.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. - GV mời một số HS trả lời CH. - GV nhận xét, chốt đáp án: + BT 1: Theo lời Hoa Giấy, hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần cuối giống nhau. + BT 2: Những tiếng vần với nhau trong câu thơ Mít tặng Biết Tuốt là: suối – chuối. Đây là hai tiếng có vần giống nhau hoàn toàn – vần uôi. - GV YC thêm: Mỗi HS tìm 1 tiếng cùng vần với tên mình. - GV mời một số HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi HS. 5. Củng cố, dặn dò Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học sau. Cách tiến hành: - GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài mới. |
- HS lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm theo bài đọc khi GV đọc. 4 HS nối tiếp nhau đọc lời giải nghĩa 4 từ ngữ.
- 2 HS đọc tiếp nối 2 đoạn trong bài đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 CH trong SGK: + Câu 1: Ai dạy Mít làm thơ? + Câu 2: Mít tặng Biết Tuốt câu thơ như thế nào? + Câu 3: Vì sao các bạn tỏ thái độ giận dỗi với Mít? + Câu 4: Hãy nói 1 – 2 câu để giúp Mít giải thích cho các bạn hiểu và không giận Mít. - HS trao đổi theo cặp, trả lời từng CH.
- Một số cặp HS mẫu: thực hành hỏi đáp. - HS lắng nghe GV nhận xét, chốt đáp án.
- 2 HS đọc 2 BT phần Luyện tập: + BT 1: Theo lời Hoa Giấy, hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng như thế nào? + BT 2: Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu thơ Mít tặng Biết Tuốt. - HS thảo luận nhóm đôi. - Một số HS trả lời CH trước lớp. - HS lắng nghe GV nhận xét, chốt đáp án.
- HS tìm 1 tiếng cùng vần với tên mình. - Một số HS trình bày trước lớp. VD: Loan – ngoan, Phương – thương, Hiền – biển, Chiến – tiến... - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, chuẩn bị ở nhà. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Tiếng Việt 2 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác