Soạn giáo án tiếng việt 2 cánh diều Bài 29 Bài đọc 2: Mùa nước nổi (2 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tiếng việt 2 Bài 29 Bài đọc 2: Mùa nước nổi (2 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI ĐỌC 2: MÙA NƯỚC NỔI

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Đọc trơn cả bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết nhấn giọng các từ ngừ gợi tả, gợi cảm.
  • Hiểu các từ ngừ khó trong bài: lũ, hiền hoà, Cửu Long, phù sa, cá ròng ròng, lắt lẻo. Hiểu thực tế hàng năm ở Nam Bộ có mùa nước nổi. Nước mưa hoà lẫn nước sông Cửu Long dâng lên tràn ngập đồng ruộng, khi nước rút để lại phù sa màu mỡ. Qua bài đọc, hiểu sự thích nghi của người dân Nam Bộ với môi trường thiên nhiên.
  • Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Thế nào?.
  • Đặt câu theo mẫu Ai thế nào?.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
  • Năng lực riêng: Yêu thích nhừng hình ảnh đẹp, ngộ nghĩnh trong bài đọc.
  1. Phẩm chất
  • Yêu thích các mùa ở nước ta.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Máy tính, máy chiếu để chiếu.
  • Giáo án.
  1. Đối với học sinh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV chỉ tranh minh họa và giới thiệu bài học: Bài Mùa nước nổi đưa các em về với các tỉnh miền Nam vào mùa mưa. Qua bài đọc này, các em sẽ hình dung được quang cảnh sông nước ở miền Nam vào mùa nước nổi.

 

 

 

 

 

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Mùa nước nổi biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết nhấn giọng các từ ngừ gợi tả, gợi cảm.

b. Cách tiến hành :

- GV đọc mẫu bài đọc:

+ Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

+ Biết nhấn giọng các từ ngừ gợi tả, gợi cảm: dầm dề, sướt mướt, nhảy lên bờ, hòa lẫn, biết giữ lại, lắt lẻo.

- GV mời 1 HS đọc phần chú giải từ ngữ trong bài: Cửu Long, cá ròng ròng, lắt lẻo.

 

 

 

 

 

- GV giải thích thêm cho HS một số từ ngữ khó hiểu ngoài phần chú giải từ ngữ trong SGK:

+ Rằm tháng Bảy: ngày giữa tháng Bảy âm lịch, thường vào khoảng giữa tháng Tám dương lịch.

+ Dầm dề, sướt mướt: mưa nhiều, kéo dài liên miên suốt ngày này qua ngày khác.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 2 đoạn trong bài đọc như SGK đã đánh số.

- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: hòa lẫn, lắt lẻo,…

- GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 2 đoạn trong bài đọc như SGK đã đánh số.

- GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

- GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 93.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc 3 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào?

+ HS2 (Câu 2): Vì sao người ta gọi đó là mùa nước nổi? Chọn ý đúng:

a. Vì nước dâng lên hiền hòa.

b. Vì nước lũ đổ về dữ dội.

c. Vì mưa dầm dề.

+ HS3 (Câu 3): Tìm một vài hình ảnh về mùa nước nổi trong bài.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi.

- GV mời một số HS trình bày kết quả thảo luận.

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài đọc giúp em hiểu điều gì?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 93.

b. Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS đứng dậy đọc yêu cầu 2 bài tập:

+ HS1 (Câu 1): Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Thế nào?

a. Nước dâng lên cuồn cuộn.

b. Mưa dầm dề ngày này qua ngày khác.

+ HS2 (Câu 2): Đặt một câu nói về mùa nước nổi theo mẫu Ai thế nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận và làm bài vào giấy. Nhóm nào làm nhanh, đúng là thắng cuộc.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

 

- HS đọc phần chú giải từ ngữ:

+ Cửu Long: dòng sông lớn, chảy qua nhiều tỉnh ở miền Nam nước ta.

+ Cá ròng ròng: cá lóc (cá chuối, cá quả) nhỏ.

+ Lắt lẻo: đung đưa, do không có điểm tựa chắc chắn.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS đọc bài.

 

- HS luyện phát âm.

 

- HS luyện đọc.

 

- HS thi đọc.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

 

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

- HS trình bày:

+ Câu 1: Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Câu 2: a.

+ Câu 3: Một vài hình ảnh về mùa nước nổi trong bài: Nước mỗi ngày một dâng lên, cuồn cuộn đầy bờ./Mưa dầm dề, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác,...

- HS trả lời: Bài đọc miêu tả mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long, giúp em hiểu thế nào là mùa nước nổi, giúp em hiểu thêm về cuộc sống của người dân nơi đây và cảnh tượng lạ mắt ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa nước nổi.

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm.

 

- HS trình bày:

+ Câu 1:

a. dâng lên cuồn cuộn.

b. dầm dề ngày này qua ngày khác.

+ Câu 2:

a. Vào mùa nước nổi, nước dâng lên hiền hòa.

b. Vào mùa nước nổi, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác.

c. Nước tràn qua nền nhà.

d. Dòng sông Cửu Long no đầy nước.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Tiếng Việt 2 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác