Soạn giáo án tiếng việt 2 cánh diều Bài 28 Bài đọc 2: Buổi trưa hè (2 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tiếng việt 2 Bài 28 Bài đọc 2: Buổi trưa hè (2 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI ĐỌC 2: BUỒI TRƯA HÈ
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Đọc trôi chày toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ. Ngẳt nghi hơi đúng sau các dấu câu và sau mỗi dòng thơ. Biết đọc bài thơ với giọng vui; gây ấn tượng với những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung bài thơ: Miêu tả một buổi trưa mùa hè yên ả nhưng vẫn thấy hoạt động của muôn loài: cây cỏ, con vật, con người; vẫn nghe thấy âm thanh những hoạt động của muôn loài (tiếng tằm ăn dâu, tay bà lao xao).
- Tìm từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm trong bài thơ.
- Luyện tập đặt câu theo mẫu: Ai thế nào?.
- Năng lực
- Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
- Năng lực riêng: Cảm nhận được vẻ đẹp của những từ ngữ, hình ành trong bài thơ.
- Phẩm chất
- Yêu một thời điểm giữa trưa của một ngày mùa hè, yêu thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Máy tính, máy chiếu để chiếu.
- Giáo án.
- Đối với học sinh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV chỉ hình minh hoạ bài thơ và giới thiệu: Bài thơ Buổi trưa hè nói về thời điểm của một ngày - buổi trưa, vào mùa hè. Bài thơ có gì hay, miêu tà một “ buổi trưa mùa hè có gì đặc biệt? Các em hãy cùng lắng nghe.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Buổi trưa hè với giọng vui; gây ấn tượng với những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. b. Cách tiến hành : - GV đọc mẫu bài đọc: giọng vui; gây ấn tượng với những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - GV mời 1 HS đọc phần chú giải từ ngữ trong bài: chập chờn, lao xao.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 5 khổ thơ trong bài đọc. - GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: lim dim, chập chờn, rạo rực mưa rào, lao xao. - GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 5 khổ thơ như GV đã phân công. - GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ). - GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài. Hoạt động 2: Đọc hiểu a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 85. b. Cách tiến hành: - GV mời 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 yêu cầu câu hỏi: + HS1 (Câu 1): Tìm những từ ngữ, hình ảnh ở khổ thơ 1 tả buổi trưa hè yên tĩnh. + HS2 (Câu 2): Giữa buổi trưa hè yên tĩnh có những hoạt động gì? a. Họat động của con vật. b. Hoạt động của con người. + HS3 (Câu 3): Giữa buổi trưa hè, có thể nghe thấy âm thanh nào? Chọn ý đúng: a. Tiếng tằm ăn dâu. b. Tiếng mọi người lao xao. c. Tiếng mưa rào. + HS4 (Câu 4): Vì sao giữa buổi trưa hè có thể nghe thốy âm thanh nói trên? Chọn ý đúng: a. Vì trưa hè rất nắng. b. Vì trưa hè rất yên tĩnh. c. Vì trưa hè nhiều gió. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài thơ giúp cho em hiểu điều gì? Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 85. b. Cách tiến hành: - GV mời 1HS đọc yêu cầu Bài tập 1: Tìm một từ chỉ hoạt động, một từ chỉ đặc điểm trong bài thơ Buổi trưa hè. - GV giao nhiệm vụ: Mỗi em tìm một từ ngữ chỉ hoạt động, một từ ngữ chỉ đặc điểm trong bài thơ. - GV mời một số HS trình bày kết quả. GV ghi nhanh những từ đúng.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu Bài tập 2: Hãy đặt một câu theo mẫu Ai thế nào? để nói về buổi trưa hè. - GV yêu cầu mỗi HS đặt 1 câu và viết vào Vở bài tập. - GV mời mời một số HS trình bày kết quả. |
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS đọc phần chú giả từ ngữ khó trong bài: + Chập chờn: khi ẩn , khi hiện, khi rõ, khi không. + Lao xao: từ gợi tả tiếng động nhỏ xen lẫn vào nhau. - HS đọc bài.
- HS luyện phát âm.
- HS luyện đọc.
- HS thi đọc. - HS đọc; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS đọc yêu cầu câu hỏi.
- HS thảo luận theo nhón, trả lời câu hỏi. - HS trình bày: + Câu 1: Những từ ngữ, hình ảnh ở khổ thơ 1 tả buổi trưa hè yên tĩnh: lim dim, nằm im, êm ả. + Câu 2: Giữa buổi trưa hè yên tĩnh có những hoạt động: a. Họat động của con vật: Bò nghỉ, ngẫm nghĩ gì đó, cứ nhai mãi, nhai hoài./Con bướm chập chờn vờn đôi cánh trắng/ Con tắm ăn dâu nghe như mưa rào. b. Hoạt động của con người: Bé chưa ngủ được, âm thầm rạo rực nằm nghe những âm thanh của buổi trưa hè./Bà dậy thay lá dâu, tay già lao xao. + Câu 3: a. + Câu 4: b. - HS trả lời: Bài thơ giúp cho em hiểu một trưa mùa hè yên ả nhưng vẫn thấy được hoạt động của muôn loài: cây cỏ, con vật, con người; vẫn nghe thấy những tiếng tằm ăn dâu, tiếng tay bà thay lá lao xao. Qua bài thơ, em thấy yêu buổi trưa hè, yêu thiên nhiên, cỏ cây hoa lá. - HS đọc yêu cầu câu hỏi.
- HS thực hiện.
- HS trình bày kết quả: + Một từ chỉ hoạt động: nằm, nghỉ, ngẫm, nghĩ, nhai, vờn, ngủ, nghe, ăn, dậy, thay. + Một từ chỉ đặc điểm: lim dim, êm ả, thơm, vắng, chập chờn, âm thầm, rạo rực, lao xao. - HS đọc yêu cầu câu hỏi. - HS làm bài.
- HS trình bày: Buổi trưa hè rất yên ả./Buổi trưa hè thật yên tĩnh./Giữa trưa, cánh bướm chập chờn. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Tiếng Việt 2 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác