Soạn giáo án tiếng việt 2 cánh diều Bài 17 Bài đọc 2: Câu chuyện bó đũa (2 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tiếng việt 2 Bài 17 Bài đọc 2: Câu chuyện bó đũa (2 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

CHỦ ĐIỂM 3: EM Ở NHÀ

BÀI 17: CHỊ NGÃ EM NÂNG

BÀI ĐỌC 2: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

  • Đọc trôi chảy truyện (phát âm đúng: ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc 60 tiếng / phút).
  • Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Câu chuyện nói về sự yêu thương, đoàn kết của các thành viên trong gia đình, mở rộng ra là sự đoàn kết của cả một tập thể thì mới có sức mạnh.
  • Nhận biết tác dụng của dấu phẩy và biết đặt dấu phẩy vào đúng chỗ trong câu.

+ Năng lực văn học: Nhận biết nội dung, mạch truyện. Biết bày tỏ sự yêu thích đối với nhân vật trong truyện.

  1. Phẩm chất

- Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, yêu thương, đoàn kết trong gia đình và cộng đồng.

  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

  1. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài: Có một người cha thấy các con mình không hòa thuận nên đã ra đề để cho các con bẻ một bó đũa. Nếu ai bẻ được sẽ có thưởng. Liệu những người con đó có bẻ được bó đũa không và ngụ ý của người cha ở đây là gì. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học Câu chuyện bó đũa.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Câu chuyện bó đũa.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ Đọc nhóm 3: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 3.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện.

Cách tiến hành:

- GV mời 4 HS tiếp nối đọc 4 CH.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH.

- GV đặt CH và mời một số HS trả lời.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Câu 1: Thấy các con không hòa thuận, người cha gọi họ đến, bảo họ làm gì?

Trả lời: Thấy các con không thuận, người cha gọi họ đến, bảo họ: “Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền”.

+ Câu 2: Vì sao không người con nào bẻ gãy được bó đũa? Chọn ý đúng:

a) Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ.

b) Vì họ bẻ từng chiếc một.

c) Vì họ bẻ không đủ mạnh.

Trả lời: a) Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ.

+ Câu 3: Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?

Trả lời: Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

+ Câu 4: Qua câu chuyện, người cha muốn khuyến các con điều gì?

Trả lời: Qua câu chuyện, người cha muốn khuyến các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Nhận biết tác dụng của dấu phẩy và biết đặt dấu phẩy vào đúng chỗ trong câu.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT.

- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, gợi ý cách trả lời:

+ BT 1: Các dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?

Ông cụ bèn gọi con trai, con gái, con dâu, con rể đến khuyên răn.

à Dấu phẩy có tác dụng tách các bộ phận cùng loại với nhau, ở đây cụ thể là tách các thành phần chỉ người con của ông cụ.

+ BT 2: Cần thêm dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu in nghiêng?

Anh Sơn đố Linh: “Đố em xe nào được đi trên vỉa hè?”. Linh lẩm nhẩm: “Xe máy[,] xe đạp[,] xe xích lô[,] xe bò,…”, rồi lắc đầu:

- Không xe nào được đi trên vỉa hè đâu. Vỉa hè là của người đi bộ.

- Xe nôi được đi trên vỉa hè, em ạ.

Theo sách Ngụ ngôn hè phố

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 4 HS tiếp nối đọc 4 CH.

- Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH.

- HS trả lời CH trước lớp.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm bài vào VBT.

 

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Tiếng Việt 2 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác