Soạn giáo án tiếng việt 2 cánh diều Bài 16 Bài đọc 1: Để lại cho em (2 tiết)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tiếng việt 2 Bài 16 Bài đọc 1: Để lại cho em (2 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
CHỦ ĐIỂM 3: EM Ở NHÀ
BÀI 16: ANH EM THUẬN HÒA
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: ĐỂ LẠI CHO EM
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt
- Nhận biết nội dung chủ điểm.
- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực riêng:
+ Năng lực ngôn ngữ:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi về công việc của mỗi người, vật, con vật. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ nói về tình cảm của người chị dành cho người em, để lại cho em những đồ dùng của mình và mong em ngoan, đáng yêu, vượt qua những cơn ốm của tuổi nhỏ.
- Biết hỏi đáp về đặc điểm của một số sự vật: đôi dép, đôi tất, hai bàn tay.
- Tưởng tượng và nói lời chị âu yếm, dỗ em khi em ốm.
+ Năng lực văn học:
- Nhận diện được bài thơ.
- Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình cảm yêu thương với anh chị em trong gia đình.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Máy tính, máy chiếu.
- Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
- PPDH chính: tổ chức HĐ.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM (10 phút) Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV chiếu các bức tranh ở BT 1 lên bảng, YC HS quan sát bức tranh thể hiện tình cảm anh, chị, em như thế nào, đặt tên cho bức tranh đó. - GV mời 1 HS đọc to YC của BT 2. - GV tổ chức cho HS giới thiệu tranh, ảnh về anh chị em trong gia đình. - GV nhận xét, khen ngợi HS. BÀI ĐỌC 1: ĐỂ LẠI CHO EM 1. Giới thiệu bài Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Cách tiến hành: - GV giới thiệu bài học: Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ Để lại cho em để hiểu về tình cảm của người chị dành cho em mình như thế nào. 2. HĐ 1: Đọc thành tiếng Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản. Cách tiến hành: - GV đọc mẫu bài thơ Để lại cho em. - GV tổ chức cho HS luyện đọc: + Đọc nối tiếp: GV chỉ định 5 HS đọc nối tiếp các đoạn của bài thơ. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS. + Đọc theo nhóm: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm. + GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. + GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài. 3. HĐ 2: Đọc hiểu Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài thơ. Cách tiến hành: - GV mời 3 HS tiếp nối đọc 3 CH. - GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ trả lời CH theo nhóm đôi. - GV mời một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn.
- GV nhận xét, chốt đáp án. 4. HĐ 3: Luyện tập Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Biết hỏi đáp về đặc điểm của một số sự vật: đôi dép, đôi tất, hai bàn tay; tưởng tượng và nói được lời chị âu yếm, dỗ em khi em ốm. Cách tiến hành: - GV mời 1 HS đọc YC của BT 1, 2 phần Luyện tập. - GV YC HS làm việc theo cặp, hoàn thành BT. - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp. - GV nhận xét, chốt đáp án, khen ngợi HS: + BT 1: Dựa vào nội dung bài thơ, hỏi đáp về đặc điểm của một số sự vật: đôi dép, đôi tất, hai bàn tay. Đôi tất: § Đôi tất chị để lại cho em như thế nào? § Đôi tất chị để lại cho em rất xinh. Đôi dép: § Đôi dép chị để lại cho em có màu gì? § Đôi dép chị để lại cho em có màu đỏ. Hai bàn tay: § Hai bàn tay của chị như thế nào? § Hai bàn tay của chị sạch sẽ, thơm thơm. + BT 2: Đọc khổ thơ 3, tưởng tượng và nói lời chị âu yếm, dỗ em khi em ốm: Chị đây rồi! Không sao, em sẽ nhanh khỏe lại thôi! 5. Củng cố, dặn dò Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học sau. Cách tiến hành: - GV mời một số HS tiếp nối nhau đọc lại bài thơ Để lại cho em. - GV mời 1 HS phát biểu: Sau tiết học em biết thêm được điều gì? Em biết làm gì? - GV nhận xét tiết học khen ngợi, biểu dương những HS học tốt. - GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết Tập đọc Đón em. |
- HS quan sát, đặt tên cho các bức tranh.
- 1 HS đọc to YC của BT 2. Cả lớp đọc thầm theo. - HS giới thiệu tranh, ảnh về anh chị em trong gia đình. - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm theo. - HS luyện đọc.
- 3 HS tiếp nối đọc 3 CH. - Cả lớp đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ trả lời CH theo nhóm đôi.
- Một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn. VD: + Câu 1: § HS 1: Chị để lại những đồ vật gì cho em bé dùng? § HS 2: Chị để lại dép đỏ, mũ len, đôi tất xinh xinh, áo cho em bé dùng. + Câu 2: § HS 2: Chị còn để lại cho em bé điều gì tốt đẹp? § HS 1: Chị còn để lại cho em bé những điều tốt đẹp: cái ngoan, tay sạch sẽ thơm. + Câu 3: § HS 1: Bạn đã làm được những việc gì giúp em bé của bạn (hoặc các bạn nhỏ ít tuổi hơn bạn)? § HS 2: HS trả lời theo thực tế những gì đã làm được. - HS lắng nghe.
- 1 HS đọc YC của BT 1, 2 phần Luyện tập. - HS làm việc theo cặp, hoàn thành BT. - Một số HS trình bày kết quả trước lớp. - HS lắng nghe.
- Một số HS tiếp nối nhau đọc lại bài thơ. Cả lớp lắng nghe. - 1 HS phát biểu. Cả lớp lắng nghe.
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe, chuẩn bị cho tiết Tập đọc sau. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Tiếng Việt 2 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác