Soạn giáo án lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức Bài 8: Vương Quốc Cam-Pu-Chia
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án lịch sử và địa lí 7 Bài 8: Vương Quốc Cam-Pu-Chia sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 8: VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Mô tả và nhận biết được quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia.
- Nhận biết và đánh giá được sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co.
- Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hóa của Vương quốc Cam-pu-chia.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
● Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
- Năng lực lịch sử:
● Lập được trục thời gian các sự kiện tiêu biểu về quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia.
● Khai thác và sử dụng được thông tin trong bài Vương quốc Cam-pu-chia dưới sự hướng dẫn của GV.
3. Phẩm chất
- Nhận thức được quá trình phát triển lịch sử, tính chất tương đồng và sự gắn bó lâu đời của các dân tộc ở Đông Nam Á.
- Trân trọng, giữ gìn truyền thống đoàn kết giữa Việt Nam với Cam-pu-chia.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
- Phiếu học tập dành cho HS.
- Lược đồ các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á treo tường hoặc file trình chiếu. Tranh, ảnh về một số công trình kiến trúc, văn hóa của Cam-pu-chia.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS một số hình ảnh có liên quan đến Vương quốc Cam-pu-chia; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày một số hiểu biết của bản thân về địa danh “Biển Hồ”. “Quần thể Ăng-co-vát”.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS một số hình ảnh có liên quan đến Vương quốc Cam-pu-chia và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em đã bao giờ nghe đến tên “Biển Hồ”. “Quần thể Ăng-co-vát” chưa?
+ Hãy chia sẻ một số hiểu biết của em về các địa danh đó.
Biển hồ Cam-pu-chia
Quần thể Ăng-co-vát
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát tranh, dựa vào hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:
+ Biển hồ Cam-pu-chia: là hệ thống kết hợp giữa hồ và sông có tầm quan trọng to lớn đối với Campuchia. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 1997.
+ Quần thể Ăng-vo-vát: là quần thể đền đài và là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, rộng 162,6 hecta (1.626.000 mét vuông). Ngôi đền là đỉnh cao của phong cách kiến trúc Khmer. Ngôi đền được ngưỡng mộ bởi vẻ hùng vĩ và hài hòa của kiến trúc, sự phong phú của nghệ thuật điêu khắc và số lượng lớn các vị thần được trang hoàng trên những bức tường đá. Trở thành biểu tượng của đất nước Cam-pu-chia, xuất hiện trên quốc kỳ và là điểm thu hút du khách hàng đầu đất nước.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Sau khi học khái quát về khu vực Đông Nam Á, về vương quốc Lào, chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu về một đất nước láng giềng thân thiết của Việt Nam. Chúng ta cùng vào Bài 8: Vương quốc Cam-pu-chia.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lập được sơ đồ các giai đoạn hình thành và phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.42, làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu và lập được sơ đồ các giai đoạn hình thành và phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia.
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.42, làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Lập sơ đồ về quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia. - GV trình chiếu cho HS quan sát kinh đô Ăng-co (kinh đô vĩ đại cuối cùng của đế chế Ăng-co) và kinh đô Phnôm Pênh ngày nay. + Kinh đô Ăng-co: +
+ Kinh đô Phnôm Pênh ngày nay:
- GV mở rộng kiến thức: Vua Giay-a-vác-man II là vị vua được đánh giá là một trong các vị vua vĩ đại nhất của đế quốc Khơ-me. Thời gian ông trị vì từ năm 1113 đến năm 1149, đến nay ông vẫn là vị vua huyền thoại nhất trong lòng người dân Cam-pu-chia. Thành tựu rực rỡ của ông được thể hiện qua những tuyệt tác kiến trúc cùng với những chuyến chinh phạt, chiến dịch quân sự vang dội, xây dựng nên đế chế Ăng-co hùng mạnh nhất lúc bấy giờ. Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.42, làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày sự hình thành và phát triển của vương quốc Cam-pu-chia trên sơ đồ. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. | 1. Quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Đính kèm sơ đồ về quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia bên dưới hoạt động.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác