Soạn giáo án lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức Bài 10: Đại Cồ Việt Thời Đinh Và Tiền Lê
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án lịch sử và địa lí 7 Bài 10: Đại Cồ Việt Thời Đinh Và Tiền Lê sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 10: ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH VÀ TIỀN LÊ
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Giới thiệu được những nét chính về tổ chức chính quyền thời Đinh, Tiền Lê.
- Mô tả được cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn năm 981.
- Nhận biết được đời sống xã hội, văn hóa thời Đinh, Tiền Lê.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
· Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
· Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
- Năng lực lịch sử:
· Biết sưu tầm, khai thác tư liệu, kênh hình trong học tập lịch sử, rèn luyện năng lực tìm hiểu lịch sử.
· Biết trình bày, suy luận, phản biện, tranh luận về một vấn đề lịch sử, rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.
3. Phẩm chất
- Giáo dục ý thức độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
- Phiếu học tập dành cho HS.
- Tranh, ảnh về đền thời vua Đinh, vua Lê tại Ninh Bình.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử 7.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS sử dụng kiến thức đã học ở bài học trước và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ý nghĩa việc thống nhất đất nước cảu Đinh Bộ Lĩnh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa việc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS sử dụng kiến thức đã học ở bài học trước và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi: Ý nghĩa việc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh: đưa đất nước trở lại bình yên.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử đã khôi phục hoàn toàn nền độc lập dân tộc sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc. Vậy hai triều Đinh và Tiền Lê đã củng cố và bảo vệ nền độc lập đó như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đình, Tiền Lê.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Công cuộc xây dựng chính quyền và bảo vệ đất nước thời Đinh, Tiền Lê
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Vẽ được sơ đồ tổ chức chính quyền thời Đinh theo các cách khác nhau và rút ra được nhận xét.
- Trình bày được trên lược đồ diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981.
- Nêu được đặc điểm tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục 1a, 1b, 1c, quan sát Hình 1 SGK tr.48, 49, 50, thảo luận theo cặp đôi, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở sơ đồ tổ chức chính quyền thời Đinh và rút ra được nhận xét; diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981; đặc điểm tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Sau khi chấm dứt tình trạng cát cứ của 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình). - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của Hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì? - GV cho HS quan sát hình Khu di tích Hoa Lư (Ninh Bình), kết hơp đọc phần Kết nối địa lí SGK tr.48, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Vì sao Đinh Bộ Lĩnh lại chọn Hoa Lư làm nơi đóng đô? - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1a SGK tr.48, làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức chính quyền thời Đinh. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về chính quyền thời Đinh?
- GV mở rộng thêm kiến thức: Mặc dù Đinh Bộ Lĩnh xưng hoàng đế, nhưng ông đã ý thức được mối quan hệ bang giao rất quan trọng giữa nước ta và Trung Quốc. - GV nhắc lại cho HS: Tình hình nước ta sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền đã giành lại độc lập cho Tổ quốc, nhưng vẫn nhận thức rằng mối quan hệ bang giao giữa nước ta và Trung Quốc là rất quan trọng, nên ông thận trọng chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế để tránh sự đối đầu với phong kiến phương Bắc khi nền độc lập của ta còn non trẻ. - GV yêu cầu HS quan sát lược đồ Hình 1 SGK tr.49 và mời 1-2 HS lên bảng thực hiện nhiệm vụ: Hãy trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 trên lược đồ. - GV phân tích cho HS ý nghĩa lịch sử lớn lao của cuộc kháng chiến chống Tống: đánh bại nguy cơ xâm lược của nước ngoài, giữ vững nền độc lập, củng cố vững chắc lòng tin ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc. - GV cho HS đọc thông tin mục Em có biết SGK tr.48 và giới thiệu cho HS về cuộc đời và sự nghiệp của Lê Hoàn cũng như vì sao triều thần nhà Đinh suy tôn Lê Hoàn lên làm vua: Trước tình thế nguy ngập, vua Đinh vừa mất, người kế vị còn nhỏ tuổi, quân Tống lại ngấp nghé ở biên cương, thì hành động của Thái hậu họ Dương là đúng đắn và rất đáng ca ngợi. Bà đã biết hi sinh quyền lợi của dòng họ, vượt lên quan niệm của chế độ phong kiến để bảo vệ lợi ích của cả dân tộc. Dương Vân Nga trao áo Long Cổn cho Lê Hoàn - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1c SGK tr.49, 50 và thực hiện yêu cầu: Nêu những nét chính về tổ chức chính quyền thời Tiền Lê. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ: Hãy so sánh tình hình nhà Tiền Lê với nhà Đinh. Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 1a, 1b, 1c, quan sát Hình 1 SGK tr.48, 49, 50, thảo luận theo cặp đôi, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày sơ đồ tổ chức chính quyền thời Đinh và rút ra được nhận xét; diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981; đặc điểm tổ chức chính quyền thời Tiền Lê. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.
| 1. Công cuộc xây dựng chính quyền và bảo vệ đất nước thời Đinh, Tiền Lê a) Chính quyền thời Đinh - Đinh Bộ Lĩnh là người Việt đầu tiên xưng đế (Hoảng đế là tước hiệu của vua nước lớn mạnh, có nhiều nước thần phục; ương là tước hiệu của vua nước nhỏ), đặt niên hiệu riêng (Thái Bình), đặt tên nước (Đại Cổ Việt), định đất đóng đô (Hoa Lư) và phong vương cho các hoàng tử nhằm khẳng định người Việt có giang sơn, bờ cõi riêng; nước Đại Cổ Việt độc lập và ngang hàng với Trung Quốc chứ không phải là nước phụ thuộc. - Hoa Lư là quê hương của Định Bộ Lĩnh; Địa thế của Hoa Lư nhiều đồi núi tạo được ra thế phòng thủ trước kẻ thù xâm lược. - Chính quyền thời Đinh: + Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Linh lên ngôi Hoàng đế (Định Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đặt niên hiệu là Thái Bình, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình). + Chính quyền thời Đinh được kiện toàn thêm một bước. Ở trung ương đứng đầu là Hoàng để có quyền lực cao nhất, giúp việc có Ban Văn, Ban Võ và cao tăng. Chính quyền địa phương gồm các cấp: đạo (châu), giáp, xã. + Nhà vua phong vương cho các hoàng tử, cử tướng lĩnh thân cận nắm giữ chức vụ chủ chốt; cho đúc tiền để lưu hành trong nước. Những người phạm tội nặng bị xử phạt rất nghiêm khác. Nhà Định tổ chức quân đội gồm 10 đạo, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống. à Những việc làm của Đinh Tiên Hoàng trong tổ chức bộ máy chính quyển đã khẳng định vị thế độc lập của Đại Cô Việt. à Tổ chức chính quyền thời Đinh được xây dựng từ trung ương đến địa phương khá quy củ với nhiều cấp hành chính; Hoàng đế là người đứng đầu có quyền lực cao nhất. Đinh Bộ Lĩnh đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ, khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc so với thời Ngô Quyền.
b) Cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 - Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trai trưởng là Đỉnh Liễn bị ám sát. Con thứ là Đinh Toàn mới 6 tuổi nối ngôi. Lê Hoàn được cử làm phụ chính. Nhân cơ hội đó, nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Cổ Việt. Triều thần đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua để lãnh đạo kháng chiến. - Đầu năm 981, quân Tống tiến đánh Đại Cổ Việt. Lê Hoàn trực tiếp tổ chức, lãnh đạo kháng chiến. Nhiều trận chiến ác liệt đã diễn ra khiến cánh quân Tống bị tổn thất nặng nể. Quân Tống đại bại, buộc phải rút quân về nước. - Cuộc kháng chiến chống Tống tháng lợi vẻ vang đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, chứng tỏ bước phát triển mới của quốc gia Đại Cổ Việt.
c) Chính quyền thời Tiền Lê - Lê Hoàn lập nên nhà Tiền Lê, đổi niên hiệu là Thiên Phúc, tiếp tục công cuộc xây dựng quốc gia độc lập. - Chính quyền trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành. Giúp vua bàn việc nước có thái sư và đại sư. Dưới vua là các chức quan văn, võ. Các con vua được phong vương và cử đi trấn giữ những vùng hiểm yếu. - Ở địa phương, cả nước được chia thành 10 đạo. Đến năm 1002, vua cho đổi đạo thành lộ, phủ, châu rồi đến giáp. Đơn vị cấp cơ sở là xã. Các quan lại địa phương chưa được sắp xếp đầy đủ. - Quân đội được xây dựng gồm hai bộ phận: cấm quân (bảo vệ vua và kinh thành) và quân đóng tại các địa phương.
- Triều đình chú trọng xây dựng pháp luật như định ra luật lệnh (năm 1002) và tăng cường quan hệ ngoại giao với nhà Tống. à Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê là sự hoàn thiện thêm về tổ chức bộ máy cai trị ở trung ương Đồng thời, nhà Tiền Lê cũng chú ý xây dựng quân đội và tiếp tục giữ mối bang giao với nhà Tống. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác