Soạn giáo án lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức Bài 17: Đại Việt Thời Lê Sơ (1428 - 1527)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án lịch sử và địa lí 7 Chủ đề chung 1: các cuộc đại phát kiến địa lí sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 17: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Mô tả được sự thành lập nhà Lê sơ.
- Nhận biết được tình hình kinh tế - xã hội thời Lê sơ.
- Giới thiệu được sự phát triển văn hoá và giáo dục và một số danh nhân tiêu biểu thời Lê sơ.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
· Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
· Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
- Năng lực lịch sử:
· Biết sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về Vương triều Lê sơ.
· Vận dụng hiểu biết về những thành tựu của Vương triều Lê sơ để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam.
3. Phẩm chất
- Tự hào và trân trọng về những giá trị lịch sử văn hoá của dân tộc, bồi đắp lòng yêu nước.
- Có trách nhiệm gìn giữ, phát huy và quảng bá lịch sử văn hoá Việt Nam.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
- Phiếu hoc tập dành cho HS.
- Tập bản đồ Lịch sử Địa lí 7 - phần Lịch sử.
- Một số tư liệu lịch sử gắn với nội dung bài học Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527).
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
b. Nội dung: GV cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.83; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Suy nghĩ, nhận xét của HS về trình độ kĩ thuật và đời sống văn hóa của cư dân Đại Việt thời Lê Sơ.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.83 và giới thiệu cho HS: Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Bình gốm này được khai quật cùng 240 000 đồ gốm trong tàu đắm ở vùng biển Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam). Con tàu chuyên chở gốm nguồn gốc từ lò Chu Đậu (Nam Sách, Hải Dương) đang trên đường xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á thì không may bị đắm. Bình gốm này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.
- GV đặt câu hỏi cho HS: Hình ảnh này gợi cho em suy nghĩ gì về trình độ kĩ thuật và đời sống văn hoá của cư dân Đại Việt thời Lê sơ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi: Hình ảnh bình gốm hoa lam vẽ thiên nga thể hiện rình độ kĩ thuật tinh xảo, điêu luyện, đời sống văn hóa vô cùng đa dạng phong phụ của cư dân Đại Việt thời Lê Sơ.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nhà Lê Sơ được thành lập từ kết quả thắng lợi của Khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài 10 năm chống lại sự đô hộ của nhà Minh do Lê Lợi lãnh đạo.Để nhận biết được tình hình kinh tế - xã hội thời Lê sơ, cũng như sự phát triển văn hoá và giáo dục và một số danh nhân tiêu biểu thời Lê sơ, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 17: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527).
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Sự thành lập Vương triều Lê sơ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được hoàn cảnh vương thành lập triều Lê sơ.
- Nêu được chủ trương của nhà Lê sơ là cương quyết giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Đại Việt.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục 1, đọc Tư liệu 1, quan sát Hình 2, 3 SGK tr.83, 84, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở hoàn cảnh vương thành lập triều Lê sơ và chủ trương của nhà Lê sơ.
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vương triều Lê sơ được thành lập như thế nào? - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, tiếp tục đọc thông tin mục 1, quan sát Hình 2 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy nêu những việc làm của triều đình Lê sơ để củng cố đất nước.
- GV cho HS quan sát Hình 3 và yêu cầu HS nhận xét về lãnh thổ nước ta dưới thời Lê sơ.
(Lãnh thổ nước ta mở rộng dần về phía nam). - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, đọc Tư liệu 1 SGK tr.85 và trả lời câu hỏi: Tư liệu 1 thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dưới thời Lê sơ như thế nào? + GV hướng dẫn HS tìm những từ, cụm từ thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 1, đọc Tư liệu 1, quan sát Hình 2, 3 SGK tr.83, 84, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày hoàn cảnh vương thành lập triều Lê sơ và chủ trương của nhà Lê sơ. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. | 1. Sự thành lập Vương triều Lê sơ - Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, thành lập nhà Lê sơ, đặt niên hiệu Thuận Thiên, khôi phục quốc hiệu Đại Việt và đóng đô ở Thăng Long. - Để củng cố đất nước, triều đình Lê sơ đã thực hiện việc làm trên các lĩnh vực: + Bộ máy nhà nước mới được xây dựng và từng bước hoàn chỉnh dưới thời vua Lê Thánh Tông. Hoàng đế trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội. + Chính quyền trung ương gồm sáu bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) do quan Thượng thư đứng đầu và nhiều cơ quan chuyên môn khác.
+ Chính quyền địa phương có các cấp hành chính: đạo/thừa tuyên, dưới là phủ đến huyện, châu và cuối cùng là xã/sách/động. - Chú trọng xây dựng quân đội mạnh, tiếp tục thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”; hoàn thiện pháp luật với việc ban hành bộ Quốc triều hình luật. - Thực hiện chính sách kiên quyết nhằm giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, mở rộng biên giới về phía nam.
- Những từ/cụm từ thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ: một thước núi, một tấc sông... lẽ nào lại nên vứt bỏ?; phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dân;... nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mỗi cho giặc, thì tội phải tru di. à Chủ trương của nhà Lê sơ là luôn cương quyết giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Đại Việt.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác