Soạn giáo án lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức Bài 12: Cuộc Kháng Chiến Chống Quân Xâm Lược Tống (1075-1077)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án lịch sử và địa lí 7 Bài 12: Cuộc Kháng Chiến Chống Quân Xâm Lược Tống (1075-1077) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 12: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG

(1075-1077)

 

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Đánh giá được những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077).

-       Đánh giá được vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

·      Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.

-       Năng lực lịch sử:

·      Rèn luyện kĩ năng quan sát và sử dụng bản đồ khi học bài Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077).

·      Biết trình bày, suy luận, phản biện, tranh luận về một vấn đề lịch sử, rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.

3. Phẩm chất

-       Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ xâm lược.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.

-       Phiếu học tập dành cho HS.

-       Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Lịch sử 7.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về hiểu biết về con sông Như Nguyệt; sự kiện lịch sử, anh hùng dân tộc gắn với con sông này.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh dòng sông Như Nguyệt:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Em đã từng bao giờ nghe đến sông Như Nguyệt chưa?

+ Hãy nêu hiểu biết của em về con sông đó.

+ Em có biết con sông đó gắn với sự kiện lịch sử nào hoặc với vị anh hùng dân tộc nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:

+ Sông Như Nguyệt ngày nay còn có tên là Sông Cầu, hiện đây là một di tích lịch sử ở thôn thọ Đức – Tam Đa, huyện Yên phong tỉnh Bắc Ninh.

+ Trận Như Nguyệt gắn với người anh hùng Lý Thường Kiệt là một trận đánh lớn diễn ra ở một khúc sông Như Nguyệt gắn vào năm 1077, là trận đánh có tính quyết định của cuộc Chiến tranh Tống-Việt, 1075-1077, và là trận đánh cuối cùng của nhà Tống trên đất Đại Việt. Trận chiến diễn ra trong nhiều tháng, kết thúc bằng chiến thắng của quân đội Đại Việt và thiệt hại nhân mạng lớn của quân Tống, đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của họ, buộc họ phải thừa nhận Đại Việt là một quốc gia.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học:Em đã được tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân Đại Cồ Việt (năm 981). Trong trận chiến đó, mặc dù đã bị thất bại thảm hại và phải rút quân về nước nhưng nhà Tống vẫn chưa bao giờ từ bỏ ý đồ xâm lược nước ta. Vua Tống nuôi tham vọng gì khi tiếp tục đề ra kế hoạch đánh chiếm nước Đại Việt? Dưới sự lãnh đạo của triều đình nhà Lý, quân dân Đại Việt đã tổ chức kháng chiến, bảo vệ đất nước như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được những biện pháp nhà Lý sử dụng để đối phó với quân Tống.

- Nhận xét được chủ trương đối phó của nhà Lý, Lý Thường Kiệt đối với quân Tống.

- Nêu được ý nghĩa việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý.

- Chỉ ra được những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075).

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục 1, mục Em có biết, Tư liệu 1, quan sát Hình 1,2 SGK tr.58, 59, làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở những nét chính trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075).

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.58, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, nhà Lý đã chuẩn bị đối phó với quân Tống như thế nào?

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 1, đọc mục Em có biết SGK Tr.58, giới thiệu cho HS về nhân vật Lý Thường Kiệt và vai trò của ông trong cuộc kháng chiến chống Tống:

+ Lý Thường Kiệt vốn người họ Ngô, sinh năm Kỉ Mùi (1019), tức năm Thuận Thiên thứ 10, đời vua Lý Thái Tổ (1009 - 1028). Lúc còn trai trẻ, ông là người có vẻ mặt “tươi đẹp lạ thường”, cốt cách và tài năng phi thường.

+ Sinh thời, Lý Thường Kiệt có ba cống hiến lớn. Một là, không ngừng nêu cao tấm gương sáng ngời về tinh thần đoàn kết vì nghĩa cả, không ngừng nêu cao phẩm giá trung quân ái quốc tốt đẹp của bậc đại thần khi vận nước lâm nguy cũng như khi non sông được thái bình. Hai là, góp phần đắc lực cùng vua và triều đình trong sự nghiệp xây dựng đất nước, đặc biệt là góp phần củng cố sức mạnh của guồng máy nhà nước đương thời. Ba là, đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm lăng nguy hiểm và xảo quyệt của quân Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập nước nhà.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Trước âm mưu và hành động chuẩn bị xâm lược của nhà Tống, chủ trương đối phó của nhà Lý và Lý Thường Kiệt như thế nào? Em có nhận xét gì về chủ trương đó?

- GV mở rộng giới thiệu cho HS: Địa điểm chuẩn bị cho cuộc xâm lược của quân Tống là vùng gần biên giới hai nước, chủ yếu là thành Ủng Châu (Quảng Tây) và thành Khâm Châu (Quảng Đông). Đây là địa điểm tập kết binh sĩ và kho tàng lương thực của quân Tống. Việc này đã được nhà Tống ngấm ngầm chuẩn bị từ lâu.

 

 

 

- GV cho HS đọc thông tin trong SGK và thực hiện nhiệm vụ: Trình bày về cuộc tập kích vào đất Tống của quân Đại Việt cuối năm 1075 trên lược đồ.

- GV yêu cầu HS đọc tư Tiệu 1 SGK tr.59, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Chỉ ra những nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1, mục Em có biết, Tư liệu 1, quan sát Hình 1,2 SGK tr.58, 59, làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày những nét chính trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075).

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận: Đây là cuộc tấn công để tự vệ chứ không phải là cuộc tấn công xâm lược, chủ trương đúng đắn và là điểm độc đáo của cuộc kháng chiến chống Tống; đồng thời thể hiện tài năng, vai trò và sự sáng suốt của Lý Thường Kiệt.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075)

- Giữa thế kỉ XI, nhà Tống lại âm mưu đưa quân xâm lược Đại Việt. Vua nhà Lý cử Lý Thường Kiệt làm Tổng chỉ huy lãnh đạo cuộc kháng chiến; chủ động và khẩn trương tiến hành các biện pháp đối phó như đem quân đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Chăm-pa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sau khi ổn định được phía nam, Lý Thường Kiệt đã nhận định: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”. T10 - 1975, Lý Thường Kiệt chỉ huy hơn 10 vạn quân thuỷ bộ, chia làm hai đạo tiến vào đất Tống.

à Là chủ trương chủ động tấn công để tự vệ nhằm giành thế chủ động, tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược. Đây là một chủ trương táo bạo, thể hiện trí tuệ, tầm nhìn của Lý Thường Kiệt và sự chủ động của vua tôi nhà Lý.

- Sau 42 ngày chiến đấu, quân Lý đã hạ được thành Ung Châu - căn cứ mạnh nhất của quân Tống, tiêu huỷ hết kho lương dự trữ của địch. Dù khí thế mạnh nhưng mục đích của cuộc tập kích đã đạt được, Lý Thường Kiệt nhanh chóng chủ động rút quân, chuẩn bị phòng tuyến chặn giặc trong nước.

à Việc chủ động tấn công để tự vệ có ý nghĩa quan trọng, đẩy kẻ thù vào thế bị động, tạo ra nhiều điều kiện có lợi để đánh bại kẻ thù khi chúng sang xâm lược nước ta.

 

 

 

 

 

 

- Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất:

+ Ta chỉ tấn công các căn cứ quân sự, các kho lương thảo là những nơi nhàTống chuẩn bị cho cuộc tấn công xâm lược nước ta.

+ Ta treo bảng nói rõ cho nhân dân hai nước biết được mục đích cuộc tấn công. Sau khi thực hiện mục đích của mình, quân ta nhanh chóng rút về nước.

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác