Soạn giáo án lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức Bài 5: Vị Trí Địa Lí, Đặc Điểm Tự Nhiên Châu Á
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án lịch sử và địa lí 7 Bài 5: Vị Trí Địa Lí, Đặc Điểm Tự Nhiên Châu Á sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 5: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU Á
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình đạng và kích thước châu Á.
- Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á, ý nghĩa của đặc điểm này đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
- Xác định được vị trí châu Á trên bản đổ.
- Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và các khoáng sản chính ở châu Á.
- Xác định được trên bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở châu Á.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
· Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
· Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động học tập.
- Năng lực địa lí:
· Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ địa lí (bản đồ, hình ảnh, video,…)
· Năng lực nhận thức Địa lí: năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên.
· Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống: áp dụng kiến thức đã học về vị trí, đặc điểm tự nhiên châu Á vào những tình huống cần thiết trong cuộc sống.
3. Phẩm chất
Yêu thiên nhiên; có ý thức bảo vệ tự nhiên (bảo vệ rừng, đa dạng sinh học; sử dụng hợp lí, khai thác đi đôi phục hồi tài nguyên thiên nhiên; phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu).
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Bản đồ tự nhiên châu Á.
- Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở châu Á.
- Một số hình ảnh, video về cảnh quan tự nhiên châu Á (đỉnh Ê-vơ-rét, các sông lớn, sinh vật,…).
- Phiếu học tập.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến vị trí, đặc điển tự nhiên châu Á và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích sự tò mò của HS.
b. Nội dung:
- Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, có diện tích rộng lớn, tiếp giáp nhiều châu lục và đại dương, có sự đa dạng về đặc điểm tự nhiên.
- Hãy chia sẻ một số thống tin em biết về châu Á.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được một số thông tin về tự nhiên châu Á, dựa vào kiến thức của bản thân để chia sẻ được một số thông tin về châu Á.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về châu Á và đặt câu hỏi: “Quan sát hình ảnh, hãy chia sẻ những hiểu biết của em về châu Á.”
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và dựa vào hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS chia sẻ những hiểu biết về châu Á:
+ Châu Á là châu lục có diện tích lớn nhất thế giới. Đại bộ phận châu Á nằm ở bán cầu Bắc và bán cầu Đông.
+ Thiên nhiên châu Á rất đa dạng. Đây là khu vực có hệ động, thực vật, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nhiều bãi biển đẹp,…
+ Khí hậu phân hóa đa dạng, mạng lưới sông ngòi dày đặc,…
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Như các em đã biết, lãnh thổ đất nước ta thuộc khu vực châu Á. Châu Á là một bộ phận của lục địaÁ – Âu. Đây là một châu lục có diện tích rộng lớn, tiếp giáp với nhiều châu lục và đại dương, có sự đa dạng về thiên nhiên, khí hậu cùng những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Để hiểu rõ hơn về châu lục chúng ta đang sống, hãy cùng bắt đầu bài học ngày hôm nay - Bài 5: Vị trí, đặc điểm tự nhiên châu Á
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Vị trí, hình dạng và kích thước
a. Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á.
- Xác định được vị trí châu Á trên bản đồ.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọcthông tin mục 1 và quan sát Hình 1 (SGK Tr. 109-110).
- HS dựa vào thông tin đã đọc, xác định vị trí châu Á trên bản đồ; Trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng, kích thước châu Á.
c. Sản phẩm học tập: HS xác định được vị trí châu Á trên bản đồ và ghi được vào vở đặc điểm hình dạng, kích thước châu Á.
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, hướng dẫn HS đọc thông tin trong mục 1, quan sát Hình 1 (SGK Tr. 109-110), kết hợp với bản đồ treo tường vàthực hiện nhiệm vụ: + Xác định vị trí châu Á trên bản đồ. + Trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á.
- GV dùng phương pháp đàm thoại gợi mở, dẫn dắt để HS trao đổi, phân tích được đặc điển về vị trí địa lí, hình dạng, kích thước châu Á. - GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS: + Châu Á tiếp giáp với các lục địa và đại dương nào? + Hãy so sánh tương quan giữa chiều dài và chiều rộng châu Á. - GV hướng dẫn HS đọc mục “Em có biết” (SGK tr.109) về đảo Ca-li-man-tan. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong mục trong mục 1, quan sát Hình 1 SGK Tr. 109-110 (bản đồ treo tường) và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS lên bảng xác định vị trí châu Á và trình bày đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về vị trí, hình dạng, kích thước châu Á. | 1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước - Châu Á tiếp giáp với hai châu lục (châu Âu, châu Phi) và ba đại dương (Bắc Băng Dương,Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương). – - Châu Á có diện tích 44,4 triệu km”, là châu lục lớn nhấtthế giới. - Châu Á có dạng hình khối. + Theo chiều bắc - nam, châu Á kéo dài khoảng 8 500 km,từ trên vòng cực Bắc xuống phía nam Xích đạo. + Theo chiều đông - tây, nơi rộng nhất khoảng9 200 km, trải từ ven Địa Trung Hải tới ven Thái Bình Dương.
|
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác