Soạn giáo án lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức Bài 12: Thực Hành: Tìm Hiểu Khái Quát Cộng Hòa Nam Phi

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án lịch sử và địa lí 7 Bài 12: Thực Hành: Tìm Hiểu Khái Quát Cộng Hòa Nam Phi sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

 

BÀI 12: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT CỘNG HÒA NAM PHI

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

-       Biết cách sưu tầm tư liệu, tài liệu về Công hòa Nam Phi.

-       Trình bày được một số sự kiện lịch sử về Cộng hòa Nam Phi trong mấy thập niên gần đây.

-       Biết phân tích, khai thác dữ liệu, tư liệu.

-       Rèn luyện kĩ năng viết, trình bày báo cáo.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

·      Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động học tập.

- Năng lực địa lí:

·      Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ địa lí để phân tích nghiên cứu một đối tượng Địa lí.

·      Năng lực vận dụng kĩ năng Địa lí: vận dụng kĩ năng địa lí để viết báo cáo.

3. Phẩm chất

-       Chăm chỉ: tìm hiểu kiến thức từ các phương tiện truyền thông phục vụ cho học tập.

-       Yêu khoa học, yêu môn Địa lí, thích khám phá.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

- Nội dung các báo cáo trình bày.

- Hình ảnh, video về tự nhiên, kinh tế -  xã hội và một số sự kiện lịch sử của Cộng hòa Nam Phi.

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến tự nhiên, kinh tế -  xã hội và một số sự kiện lịch sử của Cộng hòa Nam Phi.

- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS về cộng hòa Nam Phi với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.

b. Nội dung:

- Lịch sử thành văn của Nam Phi bắt đầu với những lời tường thuật của các nhà hàng hải Châu Âu đi qua Nam Phi trên những con đường thương mại Đông Ấn. Nhà hàng hải Châu Âu đầu tiên đi vòng quanh Cape bằng đường biển là nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Bartolomeu Dias năm 1488. Ông đã khám phá ra mũi Giông Bão, mà ngày nay được biết đến dưới cái tên mũi Hảo Vọng.

- Em biết gì về tình hình kinh tế, chính trị của Nam Phi?

c. Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  GV cung cấp cho HS một số hình ảnh về đất nước Nam Phi và đặt câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Nam Phi là một quốc gia như thế nào?

+ Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về nền kinh tế, chính trị của Nam Phi.

                 

 


      Hình ảnh đất nước Nam Phi

chụp từ trên cao

             Núi Bàn Nam Phi


                     

Thành phố Cape Town của Nam Phi          Lễ hội của người dân châu Phi

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào những hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi của GV. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS chia sẻ những hiểu biết khái quát về Nam Phi:

+ Nam Phi có một lịch sử rất khác biệt với các quốc gia khác ở châu Phi, kết quả của quá trình nhập cư sớm từ châu Âu và tầm quan trọng chiến lược của Con đường Biển Cape.

+ Nam Phi là một trong những nước có nền công nghiệp phát triển nhất Lục địa Đen và là thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng về đầu tư nhờ có cơ sở hạ tầng kinh tế phát triển và nền kinh tế thị trường sôi động.

+ Đây cũng là một trong những nền kinh tế được vận hành hiệu quả và hiện đại nhất của Châu Phi.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học: Nam Phi là một quốc gia nằm ở mũi phía nam lục địa châu Phi. Nước này giáp biên giới với Namibia, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Eswatini. Lịch sử thành văn của Nam Phi bắt đầu với những lời tường thuật của các nhà hàng hải Châu Âu đi qua Nam Phi trên những con đường thương mại Đông Ấn. Nhà hàng hải Châu Âu đầu tiên đi vòng quanh Cape bằng đường biển là nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Bartolomeu Dias năm 1488. Ông đã khám phá ra mũi Giông Bão, mà ngày nay được biết đến dưới cái tên mũi Hảo Vọng. Để tìm hiểu thêm thông tin về quốc gia này, chúng ta hãy cùng đi vào bài mới – Bài 12: Thực hành: Tìm hiểu khái quát Cộng hòa Nam phi

 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chuẩn bị

a. Mục tiêu:

- Lựa chọn được nội dung tìm hiểu

- Biết sưu tầm, chọn lọc, xử lí thông tin, số liệu thống kê, hình ảnh theo chủ đề đã chọn.

b. Nội dung:GV cho HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm lựa chọn một nội dung liên quan đến Cộng hòa Nam Phi để tìm hiểu:

+ Quá trình thành lập Cộng Hòa Nam Phi.

+ Chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai).

+ Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi.

c. Sản phẩm học tập:

- HS chọn được nội dung tìm hiểu về một số sự kiện lịch sử của Cộng hoà Nam Phi.

- Thông tin HS sưu tầm và đã chọn lọc, xử lí theo nội dung HS lựa chọn.

d. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị ở nhà, từ buổi học trước.

- GV chia lớp thành các nhóm. Mỗi nhóm lựa chọn một sự kiện lịch sử của Cộng hoàNam Phi.

+ Quá trình thành lập Cộng Hòa Nam Phi.

+ Chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai).

+ Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi.

- GVgợi ý thêm cho HS một số chủ để: Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC),kinh tế của Nam Phị,...

- GV giới thiệu cho HS sưu tầm, khai thác thông tin ở các nguồn đáng tin cậy như cácbài viết của Bộ Ngoại giao, Liên hợp quốc; các địa chỉ website: gov.za (Chính phủ Nam Phi),mofa.gov.vn (Bộ Ngoại giao Việt Nam)...

- Hướng dẫn HS cách khai thác, chọn lọc và xử lí thông tin.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thống nhất lựa chọn chủ đề tìm hiểu và lên kế hoạch tìm kiếm thông tin.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm tổng hợp những thông tin đã thu thập được, chọc lọc, xử lí thông tin để viết báo cáo.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét về quá trình chuẩn bị của các nhóm.

1. Chuẩn bị

- HS chọn được nội dung tìm hiểu về một số sự kiện lịch sử của Cộng hoà Nam Phi.

- Thông tin HS sưu tầm và đã chọn lọc, xử lí theo nội dung HS lựa chọn.

 

Hoạt động 2. Viết báo cáo và trình bày báo cáo

a. Mục tiêu:

- Rèn luyện kĩ năng viết, trình bày báo cáo.

b. Nội dung:

- GV hướng dẫn các nhóm viết báo cáo về chủ đề đã lựa chọn liên quan đến Cộng Hòa Nam Phi và trình bày trước lớp.

- Trao đổi, thảo luận về từng phần báo cáo.

c. Sản phẩm học tập: Bài báo cáo của HS theo nội dung đã lựa chọn về một sự kiện lịch sử của Cộng hòa Nam Phi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập-

1. Viết báo cáo

- GV hướng dẫn các nhóm thực hành viết báo cáo theo các phần:

+ Mở bài: Giới thiệu nội dung báo cáo: Sự kiện lịch sử nào? Diễn ra trong khoảng thời gian nào?

+ Nội dung chính: Trình bày các thông tin, số liệu, biểu đồ, hình ảnh sưu tâm được về sự kiện, các nhân vật liên quan, tiến trình sự kiện,…

+ Kết luận: Nêu ý nghĩa của sự kiện.

2. Trình bày báo cáo:

GV mời đại diện từng nhóm lên trình bày bài báo cáo về chủ đề nhóm mình đã lựa chọn.

3. Thảo luận:

Các nhóm còn lại lắng nghe và đặt ra câu hỏi để làm rõ vấn đề được đề cập đến.

- GV bổ sung, minh họa thêm một số thông tin hình ảnh, video (nếu có) về Cộng hòa Nam Phi.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm lần lượt cử đại diện trình bày bài báo cáo của nhóm mình.

- Các nhóm khác lắng nghe, ghi chú câu hỏi chuẩn bị cho phần thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày báo cáo trước lớp.

- Các nhóm khác nêu nhận xét, đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình.

- GV quan sát, điều phối hoạt động của HS.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét và chuẩn kiến thức về các sự kiện lịch sử của Cộng hòa Nam Phi.

2. Viết báo cáo và trình bày báo cáo

- HS trình bày bài báo cáo của nhóm mình dưới sự giám sát của GV.

- Các bài báo cáo cần đảm bảo đủ những nội dung cơ bản như GV đã hướng dẫn.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác