Soạn giáo án lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức Bài 3: phong trào văn hóa phục hưng và cải cách tôn giáo

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án lịch sử và địa lí 7 CBài 3: phong trào văn hóa phục hưng và cải cách tôn giáo sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

 

BÀI 3: PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG VÀ CẢI CÁCH TÔN GIÁO

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, giúp HS:

-       Giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XII đến thế kỉ XVI.

-       Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hoá Phục hưng.

-       Nhận biết được ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hoá Phục hưng đối với xã hội Tây Âu.

-       Nêu và giải thích được nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo.

-       Mô tả khái quát được nội dung cơ bản và tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

·      Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết phối hợp hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

-       Năng lực riêng:

·      Khai thác và sử dụng được một số thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo dưới sự hướng dẫn của GV.

·      Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.

3. Phẩm chất

-       Khâm phục, ngưỡng mộ lao động nghệ thuật và sáng tạo của nhà văn hóa thời Phục hưng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, Sách Bài tập Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.

-       Phiếu học tập.

-       Tranh ảnh, video liên quan đến chủ đề Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       SGK.

-       Tư liệu sưu tầm về bài học Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

b. Nội dung: GV trình chiếu hình ảnh nhà biên kịch W.Sếch-xpia và phát đoạn nhạc trong vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét; HS quan sát hình ảnh, lắng nghe đoạn nhạc và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời về một số hiểu biết đoạn nhạc trong vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, phát đoạn nhạc và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

 

 

 

 

 

 

 

https://chordify.net/chords/a-time-for-us-romeo-and-juliet-hoa-tau-guitar-piano-nhac-khong-loi-nguyen-bao-chuong-nguyenbaochuong

+ Em có biết đoạn nhạc trên trích trong vở nhạc kịch nổi tiếng nào không?

+ Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vở kịch đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe đoạn nhạc và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời: Rô-mê-ô và Giu-li-ét là một trong những kiệt tác của nhà soạn kịch vĩ đại người Anh W. Sếch-xpia. Tác phẩm đề cao giá trị của con người, đặc biệt là quyền tự do yêu đương.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Rô-mê-ô và Giu-li-ét là một trong những kiệt tác của nhà soạn kịch vĩ đại người Anh W.Sếch-xpia. Tác phẩm đề cao giá trị của con người, đặc biệt là quyền tự do yêu đương. Đây là những điều bị cấm đoán trong thời kì phong kiến khi mà nền văn hoá tư tưởng bị bao phủ bởi bóng tối quyền lực của Thần học. Giáo hội Thiên Chúa chi phối mọi mặt và bóp nghẹt đời sống văn hoá, tư tưởng, tình cảm của con người. Nhưng giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh hơn đã không chịu chấp nhận điều đó. Họ đã tiến hành một “cuộc cách mạng” trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng. Vậy “cuộc cách mạng” đó là gì và nó có ý nghĩa thế nào đối với xã hội Tây Âu lúc đó và đối với lịch sử văn minh nhân loại? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Những biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những biến đổi quan trong nhất về kinh tế - xã hội ở Tây Âu thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI. 

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục 1  SGK tr.18, 19, làm việc theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở những biến đổi quan trong nhất về kinh tế - xã hội ở Tây Âu thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, HS đọc thông tin mục 1  SGK tr.18, 19, làm việc theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Hãy chỉ ra những biến đổi quan trong nhất về kinh tế - xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.18, 19, làm việc theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày những biến đổi quan trong nhất về kinh tế - xã hội ở Tây Âu thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI. 

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Những biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII

Các công trường thủ công, công ti thương mại, các đồn điền ra đời và ngày càng được mở rộng quy mô. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện.

- Giai cấp tư sản ra đời, có thế lực về kinh tế song lại chưa có địa vị xã hội tương xứng. Họ không chấp nhận những giáo lí lỗi thời, muốn xây dựng một nền văn hoá mới đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học - kĩ thuật,... để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Hoạt động 2: Phong trào văn hóa Phục hưng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

 - Nêu được những thành tựu tiêu biểu thuộc ba lĩnh vực của Phong trào Văn hóa Phục hưng Văn học – Nghệ thuật – Khoa học tự nhiên. Nêu được thành tựu mà em ấn tượng nhất và giải thích lí do.

- Rút ra được quan điểm của các nhà văn hóa Phục hưng thể hiện qua tư liệu 1, 2.

- Phân tích được ý nghĩa và tác động của Phong trào văn hóa Phục hưng với xã hội Tây Âu.   

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục 2a, 2b, quan sát Hình 2, 3, đọc mục Kết nối với văn học, Kết nối với nghệ thuật SGK tr.19, 20 và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở những thành tựu, ý nghĩa và tác động của Phong trào văn hóa Phục hưng với xã hội Tây Âu.  

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Phong trào văn hóa Phục hưng diễn ra đầu tiên ở I-ta-li-a (thế kỉ XIV), sau đó lan nhanh sang các nước Tây Âu và trở thành một trào lưu rộng rãi.

- GV chia HS thành 3 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 2a, quan sát Hình 2, 3 SGK tr.19, 20 và hoàn thành nhiệm vụ vào Phiếu học tập: Hãy nêu những thành tựu tiêu biểu thuộc ba lĩnh vực của phong trào Văn hóa Phục hưng: Văn học – Nghệ thuật – Khoa học tự nhiên.

Lĩnh vực

Văn hóa

Nghệ thuật

Khoa học tự nhiên

Tác giả tiêu biểu

 

 

 

Tác phẩm tiêu biểu

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn cho HS quan sát Hình 2, 3:

+ Hình 2: Đây là hình ảnh tượng đài Đan-tê được dựng ở Phi-ren-xê (I-ta-li-a) từ năm 1865 để tưởng nhớ một nhà thơ lớn người I-ta-li-a, người được mệnh danh là “cha đẻ của phong trào Văn hoá Phục hưng”.

+ Hình 3: Đây là bức tranh chân dung vẽ bằng sơn dầu của danh hoạ Lê-ô-na đơ Vanh-xi trong thời kì Phục hưng I-ta-li-a. Tác phẩm này hiện được trưng bày tại bảo tàng Lu-vơ-rơ ở Thủ đô Pa-ri (Pháp).

- GV cho HS quan sát thêm một số tác phẩm tiêu biểu khác:

Bữa tiệc cuối cùng (Lê-ô-na đơ Vanh-xi)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tượng Đa-vít (Mi-ken-lăng-giơ)

- GV đặt câu hỏi: Trong các thành tựu trên, em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?

- GV tổ chức cho HS đọc to trước lớp tư liệu 1, 2 SGK tr.20, yêu cầu HS làm việc cặp đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi: Tư liệu 1, 2 phản ánh quan điểm của các nhà Văn hoá Phục hưng về vấn đề gì?

- GV chia HS thành 3 nhóm, hướng dẫn HS đọc thông tin mục 2b SGK tr.20, 21, thảo luận và trả lời câu hỏi: Phong trào Phục hưng có ý nghĩa và tác động đến xã hội Tây Âu như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 2a, 2b, quan sát Hình 2, 3, đọc mục Kết nối với văn học, Kết nối với nghệ thuật SGK tr.19, 20 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày những thành tựu, ý nghĩa và tác động của Phong trào văn hóa Phục hưng với xã hội Tây Âu.  

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Phong trào văn hóa Phục hưng

a) Những thành tựu tiêu biểu

Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 1 bên dưới hoạt động.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu

- Quan điểm của các nhà văn hoá Phục hưng thể hiện qua Tư liệu 1, 2: đề cao giá trị con người, giá trị của đạo đức và tinh thần dân tộc.

- Ý nghĩa và tác động của phong trào Phục hưng đến xã hội Tây Âu:

+ Lên án Giáo hội Thiên Chúa, đả phá trật tự phong kiến lỗi thời, lạc hậu, kìm hãm con người.

+ Đề cao giá trị con người và tự do cá nhân.

+ Đề cao tinh thần dân tộc (nhiều tác phẩm văn học được viết bằng tiếng của dân tộc mình).

+ Đề cao khoa học duy vật, phê phán quan điểm duy tâm, mở đường cho khoa học tự nhiên phát triển:

·      Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá - tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến.

·      Mở đường cho văn hoá Tây Âu phát triển trong những thế kỉ tiếp theo.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác