Soạn giáo án lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức Bài 2: các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở tây âu

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án lịch sử và địa lí 7 Bài 2: các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở tây âu sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

BÀI 2: CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ VÀ SỰ HÌNH THÀNH  QUAN HỆ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở TÂY ÂU

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, giúp HS:

-       Sử dụng lược đồ hoặc bản đồ, giới thiệu được những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới.

-       Nêu được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.

-       Trình bày được sự nảy sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.

-       Xác định được những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

·      Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết phối hợp hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

-       Năng lực riêng:

·      Kĩ năng chỉ lược đồ, đọc thông tin trên lược đồ, trình bày trên lược đồ về những nội dung chính của phần hoặc của bài Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.

·      Khai thác và sử dụng được một số thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.

·      Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.

3. Phẩm chất

-       Khâm phục tấm gương làm việc khoa học, tinh thần quả cảm, hi sinh của các nhà hàng hải thời trung đại, trân trọng những giá trị họ để lại cho thời đại.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, Sách Bài tập Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.

-       Phiếu học tập.

-       Tranh ảnh, video liên quan đến chủ đề Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

b. Nội dung: GV trình chiếu hình ảnh về Cô-lôm-bô; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những hiểu biết về Cô-lôm-bô.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết đây là ai? Ông có đóng góp gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời: Đó là Cô-lôm-bô, nhà phát kiến vĩ đại, người đã tìm ra châu lục mới - châu Mỹ.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học: Từ năm 1792, ngày Cô-lôm-bô (12 -10) được ăn mừng ở nhiều nơi trên khắp nước Mỹ và trở thành ngày kỉ niệm cho đến tận bây giờ. Vậy Cô-lôm-bô đã có những đóng góp gì cho lịch sử mà được tôn vinh như vậy? Những nhà phát kiến địa lí khác, với tinh thần quả cảm và lòng kiên trung, đã khám phá ra những con đường hàng hải mới, những đại dương mới, tạo ra bước ngoặt trong lịch sử nhân loại. Vậy những phát kiến đó là gì? Hệ quả của nó ra sao? Chủ nghĩa tư bản đã được hình thành trong lòng xã hội phong kiến như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giới thiệu được tên và những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới (B. Đi-a-xơ, C.Cô-lôm-bô, V.Ga-ma, Ph.Ma-gien-lăng).

- Trình bày được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. 

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục 1a, 1b, quan sát Hình 1-3 SGK tr.14-16; HS làm việc cá nhân, làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở tên và những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới; hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  GV cho HS quan sát Hình 1, đọc thông tin mục 1a SGK tr.14, 15 và thực hiện yêu cầu: Giới thiệu những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới.

 

 

 

- GV hướng dẫn HS:

+ B. Đi-a-xơ: đường mũi tên màu tím đậm.

+ C. Cô-lôm-bô: đường mũi tên màu tím nhạt.

+ V.Ga-ma: đường mũi tên màu xanh lá cây.

+ Ph. Ma-gien-lăng: đường mũi tên màu hồng.

- GV gọi 4 HS lên bảng, trình bày những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn dựa vào lược đồ treo tường.

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về các nhà phát kiến địa lí, video về hành trình các cuộc phát kiến địa lí:

https://www.youtube.com/watch?v=ONB210SWIfc

B. Đi-a-xơ

 

 

 

 

 

 

C. Cô-lôm-bô

 

 

 

 

 

 

V.Ga-ma

 

 

 

 

 

 

Ph. Ma-gien-lăng

- GV kể thêm cho HS một số câu chuyện về hành trình khó khăn, lòng quả cảm và sự hi sinh của thủy thủ trên những con tàu đi khám phá miền đất mới. 

- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 2 SGK tr.15 và giới thiệu:

+ Đài tưởng niệm những nhà phát kiến địa lí Bồ Đào Nha ở thành phố Li-xbon được xây dựng tại Li-xbon để vinh danh Hoàng tử Hen-ri vĩ đại, người đã dẫn dắt các cuộc thám hiểm khám phá của người Bồ Đào Nha, mở ra thời kì hoàng kim của đất nước vào thế kỉ XV.

+ Đài tưởng niệm được thiết kế vào năm 1939 với dự định ban đầu là một cấu trúc tạm thời để đánh dấu sự kiện khai mạc Hội chợ thế giới diễn ra tại Li-xbon (tháng 6 - 1940).

+ Năm 1958, Nghị định Hoàng gia đã quyết định phục dựng lại công trình này. Tượng đài được đặt ở khu vực Bê-lem của Li-xbon, là điểm khởi đầu cho rất nhiều hành trình khám phá.

+ Đài tưởng niệm bao gồm hơn 30 bức tượng của những người đóng vai trò lịch sử quan trọng trong các cuộc khám phá, dẫn dắt bởi chính Hen-ri.

+ Ngày nay, Đài tưởng niệm này đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Theo em, cuộc phát kiến địa lí nào quan trọng nhất? Vì sao?

- GV yêu cầu HS lầm việc cặp đôi, đọc thông tin mục 1bSGK tr.16 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.

 

 

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 3 và giới thiệu cho HS: Mô phỏng hình ảnh con tàu buôn bán nô lệ thời trung đại. Những con tàu này mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các thương nhân. Các nô lệ bị  xếp ngồi chật cứng, không đủ không khí để thở. Các khoang tàu ẩm mốc, hôi hám, mất vệ sinh, do đó tỉ lệ nô lệ bị chết vì dịch bệnh trước khi đến được đất liền là khá cao (khoảng 15%- 20%).

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mở rộng kiến thức về chế độ nô lệ buôn bán da đen – một chế độ “người bóc lột người” dã man, đáng lên án:

+ Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX, có khoảng hơn 12,4 triệu người da màu đã trở thành nạn nhân của các chuyến tàu nô lệ trên Đại Tây Dương. Những người châu Phi đã bị buộc rời khỏi quê hương và được vận chuyển trên những chuyến tàu đến châu Mỹ. 

+ Sau khi bị cạo trọc và đóng đấu, các nô lệ sẽ bị xích lại với nhau. Dây xích trên cơ thể nô lệ ăn sâu vào da thịt họ gây ra các vết lở loét, nhiễm trùng. Những nô lệ đã bị nhồi nhét đến mức không thể di chuyển trong khoang tàu.

+ Vì điều kiện sống trên tàu quá tồi tệ khiến nhiều nô lệ chết vì bệnh dịch, một số người thì bị tra tấn và ném xuống biển cho tàu nhẹ bớt.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1a, 1b, quan sát Hình 1-3 SGK tr.14-16; HS làm việc cá nhân, làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về tên và những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới; hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. 

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới

a) Sơ lược về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn

- Năm 1487: B. Đi-a-xơ đến được mũi Hảo Vọng (mũi cực Nam châu Phi).

- Năm 1492: C. Cô-lôm-bô đi về phía tây, vượt Đại Tây Dương tìm ra châu lục mới (hiểu nhầm đó là Tây Ấn Độ).

- Năm 1497: V. Ga-ma cũng đi vòng qua điểm cực Nam châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Ấn Độ).

- Từ năm 1519 đến năm 1522: Đoàn thám hiểm của Ph. Ma-gien-lăng hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí

- Mở ra con đường mới, tìm vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.

- Đem về cho châu Âu khối lượng lớn vàng bạc, nguyên liệu; thúc đẩy nền thương nghiệp ở đây phát triển.

- Làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa. 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Lịch sử và địa lí 7 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác