Soạn giáo án thể dục 11 kết nối tri thức (bóng đá) Chủ đề 1 bài 2: Một số điều luật trong thi đấu bóng đá

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án thể dục 11 (bóng đá) Chủ đề 1 bài 2: Một số điều luật trong thi đấu bóng đá sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT THI ĐẤU MÔN BÓNG ĐÁ

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kiến thức về một 5 điều của Luật Bóng đá.
  • Kĩ năng vận dụng một số điều luật thi đấu bóng đá trong luyện tập và thi đấu tập
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động tập luyện.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục thể chất.

Năng lực giáo dục thể chất:

  • Nêu và phân tích, vận dụng được một số điều luật thi đấu bóng đá trong luyện tập và thi đấu tập.
  • Chủ động tìm hiểu, ghi nhớ những quy định trong Luật Bóng đá để vận dụng vào luyện tập và thi đấu tập; sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong quá trình học tập.
  1. Phẩm chất:
  • Trung thực, nhân ái, tôn trọng và biết giúp đỡ bạn trong tập luyện và thi đấu tập.
  • Chủ động giữ gìn an toàn cho bản thân và đồng đội trong luyện tập.
  • Tự giác hợp tác, trao đổi, giúp đỡ bạn cùng tập để hiểu về các điều luật.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Giáo dục thể chất Bóng đá 11.
  • Sân bóng chuyền rộng rãi, sạch sẽ; không ẩm ướt, trơn trượt và không còn những vật nguy hiểm.
  • Quả bóng đá.
  • Còi, phấn viết, đồng hồ bấm giờ.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Giáo dục thể chất Bóng đá 11.
  • Giày thể thao, quần áo thể dục.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.

- Thu hút sự tập trung chú ý của HS đối với bài học mới.

  1. Nội dung:

- GV cho HS khởi động chung.

- GV nêu câu hỏi hướng HS tập trung vào nội dung chính của tiết học.

  1. Sản phẩm:

- HS thực hiện bài tập khởi động theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.

  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV Sử dụng một số hình ảnh về trọng tài hay những dụng cụ như bóng, cờ, còi,... và đặt câu hỏi cho HS.

  1. Ai là người có quyền xử phạt những lỗi vi phạm của cầu thủ trong thi đấu?
  2. Học Luật Bóng đá có tác dụng gì đối với người tập?
  3. Khi bóng ra ngoài đường biên dọc, đường biên ngang thì trận đấu có được tiếp tục không?
  4. Trong thi đấu bóng đá, cầu thủ có được phép tự ý rời khỏi sân không?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để trả lời câu hỏi

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trả lời câu hỏi:

  1. Trọng tài.
  2. Giúp người tập biết được cách thức chơi môn Bóng đá và biết được những hành động không được phép trong thi đấu bóng đá.
  3. Không
  4. Không.

- GV quan sát thái độ, tác phong, động tác của HS trong quá trình khởi động.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa động tác cho HS (nếu có).

→ GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 2 - Một số điều luật thi đấu môn Bóng đá.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Bóng ngoài cuộc và bóng trong cuộc (Điều 9)

  1. Mục tiêu: HS hiểu và vận dụng luật bóng ngoài cuộc và bóng trong cuộc
  2. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu luật bóng ngoài cuộc và bóng trong cuộc
  3. Sản phẩm học tập: bóng ngoài cuộc và bóng trong cuộc
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 và trả lời câu hỏi: Trình bày luật bóng ngoài cuộc và bóng trong cuộc trong thi đấu Bóng đá.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: bóng ngoài cuộc và bóng trong cuộc

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận:

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Bóng ngoài cuộc và bóng trong cuộc (Điều 9)

a) Bóng ngoài cuộc

Bóng được coi là ngoài cuộc khi

+ Bóng đã vượt qua hắn đường biên ngang, biên dọc dù ở mặt sân hay trên không,

+ Trọng tài đã thổi còi dừng trận đấu.

b) Bóng trong cuộc

- Bóng được coi là trong cuộc ở tất cả các thời điểm (trừ thời điểm bóng ngoài cuộc) trong suốt thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc trận đấu, kể cả các trường hợp bóng bật vào sân từ cột dọc, xà ngang cầu môn hoặc cột cờ góc

Hoạt động 2: Bàn thắng (Điều 10)

  1. Mục tiêu: HS hiểu và xác định bàn thắng trong thi đấu Bóng đá
  2. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu luật xác định bàn thắng trong thi đấu Bóng đá
  3. Sản phẩm học tập: xác định bàn thắng trong thi đấu Bóng đá
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 và trả lời câu hỏi: Trình bày luật xác định bàn thắng trong thi đấu Bóng đá.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: xác định bàn thắng trong thi đấu Bóng đá

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận:

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Bàn thắng (Điều 10)

a. Bàn thắng hợp lệ

- Bàn thắng hợp lệ được tính khi quả bóng đã nằm hoàn toàn phía sau vạch cầu môn, giữa cột dọc và dưới xà ngang nếu trước đó đội ghi bàn không xảy ra bất cứ vi phạm nào về luật

b. Đội thắng cuộc

- Đội ghi được nhiều bàn thắng hơn trong trận đấu là đội thắng cuộc. Nếu hai đội không ghi được bàn thắng nào hoặc có số bàn thắng bằng nhau thi trận đấu được coi là hoà. Khi đó, nếu bắt buộc phải xác định thắng – thua thì sẽ căn cứ bằng một trong các quy định trước mỗi giải đấu như sau: đá hiệp phụ đề xác định tỉ số chung cuộc, đá luân lưu 11 m, bàn thắng thua trên sân khách, bốc thăm.

Hoạt động 3: Việt vị (Điều 11)

  1. Mục tiêu: HS hiểu và vận dụng luật việt vị trong thi đấu bóng đá
  2. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu luật việt vị trong thi đấu bóng đá
  3. Sản phẩm học tập: việt vị trong thi đấu bóng đá
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 3 và trả lời câu hỏi: Trình bày luật việt vị trong thi đấu bóng đá.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

a) Vị trí việt vị

- Cầu thủ ở vị trí việt vị khi đứng gần đường biên ngang sân đối phương hơn bóng và cầu thủ đối phương cuối cùng thứ hai.

- Cầu thủ không ở vị trí việt vị khi còn ở phần sân đội nhà, đứng ngang hàng với cầu thủ cuối cùng thứ hai của đối phương, đứng ngang hàng với hai cầu thủ đối phương cuối cùng.

b). Vi phạm Luật Việt vị

- Cầu thủ đứng ở vị trí việt vị sẽ bị xử phạt nếu ở thời điểm đồng đội chuyền bóng hoặc chạm bóng, theo nhận định của trọng tài cầu thủ đô tham gia vào đường bóng đó một cách tích cực có thể gây cản trở, làm ảnh hưởng đến đối phương, có tình chiếm lợi thế trong tình huống việt vị.

c) . Cầu thủ không vi phạm Luật Việt

- Cầu thủ đứng ở vị trí việt vị không bị phạt nếu nhận bóng trực tiếp từ: quả phát bóng, quả ném biên, quả phạt góc.

d) Xử phạt vi phạm Luật Việt vị

- Khi cầu thủ vi phạm Luật Việt vị, trọng tài xử phạt bằng cách cho đội đối phương hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi xảy ra vi phạm.

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận:

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Việt vị (Điều 11)

a) Vị trí việt vị

- Cầu thủ ở vị trí việt vị khi đứng gần đường biên ngang sân đối phương hơn bóng và cầu thủ đối phương cuối cùng thứ hai.

- Cầu thủ không ở vị trí việt vị khi còn ở phần sân đội nhà, đứng ngang hàng với cầu thủ cuối cùng thứ hai của đối phương, đứng ngang hàng với hai cầu thủ đối phương cuối cùng.

b). Vi phạm Luật Việt vị

- Cầu thủ đứng ở vị trí việt vị sẽ bị xử phạt nếu ở thời điểm đồng đội chuyền bóng hoặc chạm bóng, theo nhận định của trọng tài cầu thủ đô tham gia vào đường bóng đó một cách tích cực có thể gây cản trở, làm ảnh hưởng đến đối phương, có tình chiếm lợi thế trong tình huống việt vị.

c) . Cầu thủ không vi phạm Luật Việt

- Cầu thủ đứng ở vị trí việt vị không bị phạt nếu nhận bóng trực tiếp từ: quả phát bóng, quả ném biên, quả phạt góc.

d) Xử phạt vi phạm Luật Việt vị

- Khi cầu thủ vi phạm Luật Việt vị, trọng tài xử phạt bằng cách cho đội đối phương hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi xảy ra vi phạm.

Hoạt động 4: Lỗi và hành vi khiếm nhã (Điều 12)

  1. Mục tiêu: HS hiểu các lỗi và hành vi khiếm nhã
  2. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu các lỗi và hành vi khiếm nhã
  3. Sản phẩm học tập: l các lỗi và hành vi khiếm nhã
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 4 và trả lời câu hỏi: Trình bày luật các lỗi và hành vi khiếm nhã ở điều 12 trong thi đấu Bóng đá.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:

a). Lỗi phạt trực tiếp

 

4. Lỗi và hành vi khiếm nhã (Điều 12)

a). Lỗi phạt trực tiếp

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Thể dục 11 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác