Lý thuyết trọng tâm toán 7 kết nối bài 31: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác
Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 7 kết nối tri thức bài 31: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
1.GÓC ĐỐI DIỆN VỚI CẠNH LỚN HƠN TRONG MỘT TAM GIÁC
So sánh hai góc theo cạnh đối diện
HĐ1:
- Độ dài các cạnh theo thứ tự từ bé đến lớn là:
AB < AC < BC.
- Độ dài các góc theo thứ tự từ bé đến lớn là:
$\widehat{C}<\widehat{B}<\widehat{A}$
- Góc lớn nhất $\widehat{A}$ đối diện với cạnh BC.
- Góc bé nhất $\widehat{C}$ đối diện với cạnh AB.
HĐ2:
$\widehat{B}>\widehat{C}$
Định lí 1:
Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn.

Ví dụ 1: SGK-tr60
Luyện tập 1
Góc đối diện cạnh MN là $\widehat{P}$
Góc đối diện cạnh NP là $\widehat{M}$
Góc đối diện cạnh MP là $\widehat{N}$
Sắp xếp các cạnh từ bé đến lớn ta có MN< NP < MP . Từ đó theo định lí 1 ta có $\widehat{P}<\widehat{M}<\widehat{N}$
2. CẠNH ĐỐI DIỆN VỚI GÓC LỚN HƠN TRONG MỘT TAM GIÁC
So sánh hai cạnh theo góc đối diện
HĐ3:
Theo hình vẽ, ta có $\widehat{B}$ = 80°; $\widehat{C}$ = 45°. Từ đó ta có $\widehat{B}>\widehat{C}$. Suy ra AC > AB.
HĐ4:
Đúng như dự đoán ở HĐ3, AC >AB.
Định lí 2:
Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn.

Ví dụ 2 (SGK – tr44)
Luyện tập 2:
Tam giác MNP có $\widehat{M}$ = 47°, $\widehat{N}$ = 53°
Vậy số đo góc $\widehat{P}$ là : 180°- (53° + 47°) = 180° -100° = 80°
Từ đó trong tam giác MNP có $\widehat{M}<\widehat{N}<\widehat{P}$. Theo định lí 2, ta được NP < PM < MN.
Tranh luận:
Bạn Tròn nói đúng. Vì góc tù là góc lớn hơn góc vuông và nhỏ hơn tổng 3 góc trong tam giác. Từ đó ta có 90° < $\widehat{A}$ < 180°. Suy ra A là góc lớn nhất trong tam giác ABC
Theo định lí 2, ta được BC là cạnh có độ dài lớn nhất tam giác ABC.
Nhận xét:
- Trong tam giác vuông, góc vuông là góc lớn nhất nên cạnh đối diện với góc vuông (tức cạnh huyền) là cạnh lớn nhất.
- Tương tự trong tam giác tù, cạnh đối diện với góc tù là cạnh lớn nhất.
Vận dụng:
Coi vị trí các cầu thủ mang áo số 4, 2, 3, lần lượt là A, B, C và vị trí quả bóng là D thì: A, B, C thẳng hàng, B ở giữa A và C với $\widehat{ACD}$ là góc tù. Trong tam giác BCD (H 9.2), vì $\widehat{BCD}$ là góc tù nên BD > CD. Cũng vì $\widehat{BCD}$ là góc tù nên $\widehat{CBD}=\widehat{B_{1}}$ phải là góc nhọn (do tổng số đo ba góc trong tam giác bằng 180°), từ đó góc kề bù với nó là $\widehat{ABD}=\widehat{B_{2}}$ phải là góc tù. Trong tam giác ABD, vì góc $\widehat{B_{2}}$ tù nên AD > BD. Vậy AD > BD > CD. Từ đó, cầu thủ mang áo số 3 gần quả bóng nhất, cầu thủ mang áo số 4 xa quả bóng nhất.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận