Lý thuyết trọng tâm toán 7 cánh diều bài 4: Làm tròn và ước lượng

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 7 cánh diều bài 4: Làm tròn và ước lượng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. LÀM TRÒN SỐ 

1. Số làm tròn

HĐ1:

Vì hiện nay không lưu hành tờ tiền dưới 500 đồng nên cô Hạnh không thể trả chính xác 574 880 đồng.

Kết luận: Ở nhiều tình huống thực tiễn, ta cần tìm một số thực khác xấp xỉ với số thực đã cho để thuận tiện hơn trong ghi nhớ, đo đạc hay tính toán. Số thực tìm được như thế được gọi là số làm tròn của số thực đã cho 

Luyện tập 1: 

Độ dài quãng đường đó là:

200 . 1,609344 = 321,8688 km ≈ 322 (km)

2. Làm tròn số với độ chính xác cho trước 

HĐ2: Làm tròn số 144 đến hàng chục

Nhận xét: Khi làm tròn số 144 đến hàng chục ta được số 140. Trên trục số nằm ngang, khoảng cách giữa điểm 140 và điểm 144 là 144 – 140 = 4. Khoảng cách đó không vượt quá 5. Ta nói số 144 được làm tròn đến số 140 với độ chính xác là 5.

Khi làm tròn số 144 đến hàng chục ta được số 140. Trên trục số nằm ngang, khoảng cách giữa điểm 140 và điểm 144 là 144 – 140 = 4. Khoảng cách đó không vượt quá 5. Ta nói số 144 được làm tròn đến số 140 với độ chính xác là 5.

Kết luận: Ta nói số a được làm tròn đến số b với độ chính xác d nếu khoảng cách giữa điểm a và điểm b trên trục số không vượt quá d.

Ví dụ 2: (SGK – tr49)

Nhận xét:

  • Để đo độ chính xác khi làm tròn số đến một hàng nào đó, ta có thể sử dụng kết quả được minh họa trong Bảng 1. 
Làm tròn số đến hàngĐộ chính xác
trăm50
chục5
đơn vị0,5
phần mười0,05
phần trăm0,005
  • Để làm tròn số với độ chính xác cho trước, ta có thể sử dụng cách được minh họa trong Bảng 2. 
Độ chính xácLàm tròn số đến hàng
50trăm
5chục
0,5đơn vị
0,05phần mười
0,005phần nghìn

Ví dụ 3: (SGK – tr49)

Lưu ý: Để làm tròn một số thập phân âm, ta chỉ cần làm tròn số đối của nó rồi đặt dấu “ - “ trước kết quả.  

Ví dụ 4: (SGK – tr50)

Chú ý: Người ta chứng minh được rằng: Số 2,27(8) được làm tròn đến số 2,28 với độ chính xác 0,005; số 3,141592653… được làm tròn đến số 3,14 cũng với độ chính xác 0,005.

Luyện tập 2:

a) Làm tròn số 23 615 với độ chính xác 5 được: 23 620

b) Làm tròn số 187 638 với độ chính xác 50 được: 187 600

Ví dụ 5: (SGK – tr50)

Chú ý: Trong thực tiễn có những cách khác nhau để làm tròn số thực với độ chính xác d càng nhỏ càng tốt. Biểu diễn số thực về dạng số thập phân rồi làm tròn số thập phân đến một hàng nào đó là một cách làm tròn số thực thuận lợi.

II. ƯỚC LƯỢNG 

Ví dụ 6: (SGK – 51)

Luyện tập 3.

a) 18,25 + 11,98 ≈ 18 + 12 = 30

b) 11,91 - 2,49 ≈ 11,9 - 2,5 = 9,4

c) 30,09.(-29,87) ≈ 30.(-30) = -900


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức toán 7 CD bài 4: Làm tròn và ước lượng, kiến thức trọng tâm toán 7 cánh diều bài 4: Làm tròn và ước lượng, Ôn tập toán 7 cánh diều bài 4: Làm tròn và ước lượng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác